CAO HUY THUẦN
Từ trong mênh mông, một sợi mưa rơi vào lá sen. Nước vốn không có hình. Nằm trong lá, nước tròn như một viên ngọc, tròn như một hạt lệ, tròn như một thủy chung. Gió thoảng qua, lá sen lay động, nước rơi không để lại một dấu vết, rơi như chưa bao giờ có, rơi như một hững hờ.
Ảnh: internet
Câu chuyện đạm bạc chỉ có thế. Chỉ có thế, câu chuyện hội ngộ giữa một trái tim đa tình với một chữ không tinh quái.
Giọt nước cành sen không phải là một tập thơ đạo. Những ý thiền đi vào thơ như hương sen thoảng mặt hồ. Bao nhiêu cảnh trong thơ là bấy nhiêu tứ thiền thấp thoáng: trong tiếng gió hát muôn đời trên sóng, nơi mây trắng bay tự nghìn thu, giữa tiếng sóng vỗ rì rầm từ muôn xưa, nơi ánh trăng đùa nghịch với bờ ao từ bao thế kỷ... Nhà thơ không cần nhiều lời để nói về chữ tâm: chỉ một ánh sao lóe lên cũng đủ làm sáng trời đêm, chỉ một tiếng chim kêu cũng đủ làm hoa nở thắm :
Chợt con khuyên hết ngoài hiên trúc
Nên đóa hoàng mai nở diệu thường
Chữ tâm bừng sáng đó, một thiền sư nổi tiếng ngày xưa đã diễn tả trong một câu thơ nổi tiếng :
Nhất điểm xuân quang xứ xứ hoa
Chỉ cần một hơi ấm mùa xuân thoảng qua, muôn hoa nở rộ khắp nơi khắp chốn. Đó là trạng thái liễu ngộ bàng bạc trong Giọt nước cành sen.
Có khi, đó là sự tương quan giữa Một và Vô Cùng, như trong vô cùng tiếng sóng của muôn ngàn thế kỷ vẫn nghe được dư âm của một tiếng rì rầm :
Ta hát một mình trong tiếng sóng
Nghe từng cơn sóng vỗ trong ta
Có khi, đó là câu hỏi vu vơ về tâm thức, câu hỏi đặt ra giữa trời đất và người, giữa bao la vô ý thức và ý thức về bao la.
Ta trong trời đất bao la
Mà bao la đó trong ta có gì?
Có khi đó là một "cái gì" không nói được, không nghĩ được, "bất khả tư nghì", như ánh sao chớp lên một tia sáng rồi biến mất trong gió đêm:
Có gì lấp lánh cùng sao biếc
Với gió qua thềm khuya ngát hương
Cũng có khi cái "ta" muôn thuở, cái "ta" vắng lặng, thường còn thấp thoáng hiện ra sau bao nhiêu bối rối của giao động như bóng đêm còn mãi trong đáy nước lao xao :
Ai khỏa nước tan nhòa bóng lạnh
Nước trôi còn lại những đêm thâu
Và có khi chẳng có gì cả, chỉ một hư không huyền nhiệm :
Sao nghe thanh thoát ngoài hiên vắng
Một tiếng hư không sáng lẽ thường
Tất nhiên, một trái tim đa tình không dễ gì học được chữ giác. Thói thường, nhiều tình thì nhiều duyên, nhiều nợ. Ở đây, người nhiều tình thì lại không có nợ, không có duyên, chỉ có đơn côi. Dù vào tận trong mây, dù vào tận cuối rừng nguyên thủy, dù vào tận đáy giấc chiêm bao, một nửa vẫn không tìm ra một nửa, nửa đời vẫn tương tư nửa đời, nửa thân vẫn lạnh lùng nửa thân, nửa ta soi nước vẫn không thấy bóng của mình. Trăng non đi tìm trăng khuyết còn gặp nhau đêm rằm. Ta với mình bao giờ trùng phùng với nhau trong một chữ Ai!
Giọt nước cành sen, vì vậy, còn là tiếng thở dài của một chiếc bóng côi cút, của một tâm hồn bơ vơ.
Bơ vơ như chiếc nến trong đêm :
Có người thắp nến bơ vơ
Bơ vơ như nhịp cầu giữa bèo trôi nước chảy :
Nhịp cầu lắng những bơ vơ
Bèo trôi nước chảy nửa bờ hoàng hôn
Bơ vơ với gió đêm:
Gió mang thao thức vào đêm âm thầm
Bơ vơ với trăng xế :
Về đây đời lạc bóng dài
Phiêu diêu trăng xế lạnh ngoài hiên sương
Nhưng phiền thì có phiền mà lụy thì không lụy. Nước mắt khô, nụ cười nở. Nở tận mây cao :
Một mình đi giữa phù vân
Nụ cười vẫn ngát mấy tầng mây cao
Nở ngút ngàn sóng :
Nụ cười phơi phới trên ngàn sóng
Như đóa phù dung giữa mộng trường
Nở thiên thu bất tận :
Gió đi qua mãi trong đời
Lòng ai vẫn ngát nụ cười thiên thu
Giao động thoảng qua, an nhiên trở lại :
An nhiên ngày lại qua ngày
Mỉm cười như vẫn thơ ngây thuở nào
An nhiên như mặt hồ hứng chiếc lá rụng :
Có thấy gì khi chiếc lá bay
An nhiên kìa mặt nước vơi đầy
An nhiên dù chớp biển mưa nguồn :
Dù xa trời có chuyển mưa
Xem như giọt nước khẽ đùa ánh trăng
Ai dám bảo sóng làm trăng vỡ? Đâu có, nguyệt nhà thơ vẫn tròn:
Dù trăng có vỡ làm bao mảnh
Vẫn thấy lòng ta bóng nguyệt tròn
Ai dám bảo mưa hoài chẳng tạnh. Đâu có, mưa tạnh rồi trăng sáng :
Mưa tạnh bao giờ... trăng chợt lên
Hương lan như thoảng ngát bên thềm
Chuông chùa văng vẳng trong thanh tịnh
Ai thấy vầng trăng sáng suốt đêm?
Giọt nước cành sen là câu chuyện trở về với Tâm.
Câu chuyện tạnh mưa trăng sáng.
***
Người đọc có thể nghĩ rằng một vài chỗ trong tập thơ có thể điêu luyện hơn thế nữa. Người phê bình cũng có thể tìm thấy vài từ, vài ý, vài hình ảnh của bài thơ này hiện ra trong bài thơ kia. Nhưng nét tài hoa kia, và tài hoa một cách tự nhiên, không trau chuốt vẫn là điểm nổi bật của tập thơ. Tài hoa nhất có lẽ là những bài thơ Đường. Ở đây, nhà thơ vừa có cái trong phong thái chững chạc, ung dung của người bạc tóc, vừa có cái duyên dáng mát rượi của độ xuân thì. Bài thơ đi rất êm, rất nhẹ, và hai câu kết bao giờ cũng mở ra như hai cánh cửa giữa vùng cao rộng, bát ngát, mênh mông của thi tứ :
Có phải người say bên án sách
Mà quên tiếng gọi vút trời xanh...
Mà không phải chỉ trong những bài thơ Đường. Câu cuối của bài thơ nào cũng vậy, kể cả những bài thơ ngắn bốn câu:
Đồi xa nắng chếch bên rào
Có người mang nắng đi vào hoàng hôn.
Trong bài "Tùng hạ vấn đồng tử" của Giả Đạo thời Đường, có người khách dừng chân dưới gốc tùng hỏi chú tiểu đồng xem thầy của chú có nhà không. Chú chỉ tay lên núi: "Thầy tôi đi hái thuốc trong núi kia, quanh quất đấy thôi, nhưng mây che kín núi, không biết thầy tôi ở chốn nào".
Chỉ tại thử sơn trung
Vẫn thâm bất tri xứ
Tôi có cảm tưởng thấy ngón tay nhỏ chỉ lên núi cao trong tập thơ phong nhã này.
C.H.T
(SH33/10-88)
------------
(1) Bài tựa tập thơ "Giọt nước cành sen" của Thân Thị Ngọc Quế, Việt kiều ở Mỹ, do tác giả xuất bản.
Trình làng một tập thơ vào thời điểm đương đại luôn tiềm chứa nhiều nguy cơ, và người viết hẳn nhiên phải luôn là một kẻ dấn thân dũng cảm. Nhiều năm qua, phải thú thực là tôi đọc không nhiều thơ, dù bản thân có làm thơ và nhiều người vẫn gọi tôi như một nhà thơ đích thực.
Chúng ta đ ề u đã bi ết Hàn Mặc Tử n ằ m ở nhà thương Qu y Hoà từ 21- 9 -1940 đ ế n 11 - 11 -1940 thì từ tr ầ n. Nhưng có một đi ề u dám chắc ai cũng băn khoăn là su ố t trong 51 ngày đ êm đó, thi sĩ có làm bài thơ nào không?
Công chúng yêu sân khấu cả nước ngưỡng mộ Nghệ sĩ Nhân dân Ngọc Bình với tư cách là một diễn viên tài năng, một đạo diễn gạo cội, một lãnh đạo ngành sân khấu năng nổ, nhưng ít ai biết anh còn là một tác giả sáng tác kịch bản văn học cho nhiều thể loại sân khấu, mà chủ yếu là kịch nói và ca kịch...
Kể từ khi ca khúc “Có một dòng sông” được công bố lần đầu tiên qua loa truyền thanh xã Hương Chữ, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế do chính tác giả cầm guitar thùng trình bày khi vừa viết xong, đến nay vừa tròn 40 năm, nhưng sức lay động của bài ca vẫn còn ngân vang mãi trong nhiều thế hệ người nghe được sinh ra và lớn lên bên dòng sông ấy, bất chấp dòng chảy thời gian.
Mẹ trong mỗi chúng ta là hình ảnh đầy thiêng liêng và diệu kỳ. Mẹ! Có nghĩa là duy nhất/ Một bầu trời/ Một mặt đất/ Một vầng trăng/ Mẹ không sống đủ trăm năm/ Nhưng đã cho con dư dả nụ cười tiếng hát (Ngày xưa có mẹ - Thanh Nguyên).
(Đọc “Chuyện kể về món hàng quý giá nhất đời” của Jean-Claude Grumberg, Nxb. Văn học 2023 - Dịch giả: Hoàng Anh).
Nhìn thấu mà không nói thấu là đỉnh cao cảnh giới xử thế trí tuệ. Nói theo thuật ngữ Phật học, cái trí nói chung có ba phần hợp thành là trí thức, trí tuệ và trí huệ.
Lê Minh Phong (sinh 1985) vốn cùng quê với Huy Cận, nhưng xa hơn về phía núi. Cả hai đều có một tâm hồn cổ sơ. Nét hoang dã của vùng đất ấy đã tạo ra ngọn Lửa thiêng trong thơ Huy Cận, tạo nên những huyền thoại, cổ tích trong văn xuôi Lê Minh Phong.
(Đọc tập tiểu luận “Ngắn dần đều” của Hoàng Đăng Khoa, Nxb. Đà Nẵng và Book Hunter, 2024)
YẾN THANH
Tôi luôn quan niệm rằng, tiểu thuyết là một bản tự thuật chân thật về tâm hồn người nghệ sĩ. Thơ ca có thể là tiếng nói trực tiếp, chân thành của cảm xúc, song những giới hạn của thể loại về nhạc tính, vần điệu, câu từ, khổ thơ, số chữ trong từng câu… luôn ngăn trở tác giả vẽ nên bức chân dung đầy đủ, hoàn thiện về tâm hồn của mình.
Tôi luôn quan niệm rằng, tiểu thuyết là một bản tự thuật chân thật về tâm hồn người nghệ sĩ. Thơ ca có thể là tiếng nói trực tiếp, chân thành của cảm xúc, song những giới hạn của thể loại về nhạc tính, vần điệu, câu từ, khổ thơ, số chữ trong từng câu… luôn ngăn trở tác giả vẽ nên bức chân dung đầy đủ, hoàn thiện về tâm hồn của mình.
VÕ QUỐC VIỆT (Đọc “Đất Việt trời Nam liệt truyện” của Trần Bảo Định)
Tập thơ Vực trắng, Nxb. Hội Nhà văn quý 2/2024 của nhà thơ, nhà báo Lữ Mai gồm 55 bài thơ, được sắp xếp thành 6 phần: “Từ núi”, “Đi lạc”, “Nói bằng gai sắc”, “Trở về chạng vạng”, “Gửi Huế”, “Cánh tàn bừng giấc”.
HỒ THẾ HÀ
Lê Quang Sinh sáng tác thơ và trở thành nhà thơ được độc giả cả nước yêu quý và đón nhận nồng nhiệt. Nhưng ít ai biết Lê Quang Sinh là nhà phê bình thơ có uy tín với mỹ cảm tiếp nhận bất ngờ qua từng trang viết đồng sáng tạo tài hoa của anh.
PHONG LÊ
Hải Triều, đó là một tên tuổi quan trọng trong sinh hoạt văn chương - học thuật thời kỳ 1930 - 1945. Ông vừa giống vừa khác với thế hệ những đồng nghiệp cùng thời, nếu xét trên phạm vi các mối quan tâm về học thuật.
TRẦN HOÀNG
HỒ THẾ HÀ
Võ Mạnh Lập là nhà văn chuyên viết ký (essai/ essey) với thế mạnh sở trường nghiêng về ký sự, truyện ký, bút ký, hồi ký, phóng sự, ghi chép…
NHẬT CHIÊU
(Chiyo-ni: The relief offered by haiku)
Có một nghệ thuật cứu chữa, cứu thoát chúng ta trong cuộc sống bản thân trong tình trạng thương tổn, trong tâm lý và tâm linh, đó là thực tập viết thơ và đọc thơ.
HỒ THẾ HÀ
Nguyễn Khoa Điềm là nhà thơ tài danh của nền thơ Việt Nam hiện đại.