NHẬT CHIÊU
(Chiyo-ni: The relief offered by haiku)
Có một nghệ thuật cứu chữa, cứu thoát chúng ta trong cuộc sống bản thân trong tình trạng thương tổn, trong tâm lý và tâm linh, đó là thực tập viết thơ và đọc thơ.
Ảnh: upaya.org
Để nói được như vậy, ta hãy chọn một trường hợp cụ thể, sinh động hơn là thuyết lý trừu tượng. Và tôi nghĩ ngay đến thơ haiku Nhật Bản mà tôi khá quen thuộc và nhân dạng đẹp nhất của nó là nữ tác giả cao quý nhất trong thế giới đó, là Chiyo-ni.
Tại sao thế?
Bởi vì mọi người bình thường, từ trẻ em đến người già yếu đều có thể thực hành đọc và viết thơ haiku từ mọi nơi trên thế giới.
Bởi vì Chiyo-ni, người được xem là Bashô-nữ, có một tuệ giác haiku trong sáng bậc nhất, làm thơ từ thơ ấu cho đến cuối đời về những điều nhỏ nhoi bình thường nhất, tiếng tăm lừng lẫy nhất nhưng sống khiêm nhường, làm bạn với mọi người từ lãnh chúa đến gái điếm với tâm bao dung, rộng mở và từ ái.
![]() |
Ảnh: wikipedia |
Chiyo-ni (1703 - 1775) sống vào thời mà thơ haiku lưu hành nhiều đến mức chỉ đứng sau Kinh Phật. Nhà nàng ở Kaga, gần chùa. Nàng nghe tiếng chuông từ nhỏ. Gia đình có nghề làm giấy nên nàng làm quen với bút mực, thư pháp và hội họa rất sớm. Khi Chiyo-ni mất vào tuổi 72, người ta nói rằng: “Chúng ta đã mất ánh sáng trên con đường thơ haiku” (Lúc đó thể thơ này chưa gọi là haiku, vẫn còn gọi là haikai, hokku).
Thế nào mà thơ haiku, ở đây là Chiyo-ni có quyền năng cứu chữa, cứu thoát bản thân Chiyo và người khác?
Chiyo chỉ trở thành Ni (ni sư), tức là thành Chiyo-ni sau khi qua tuổi năm mươi. Hơn nữa khi đã làm ni, nàng cũng không sống trong chùa. Nàng luôn sống cuộc sống mở. Đạo của nàng là tôn giáo của một nhà thơ.
Đạo của nàng là thơ, thơ của nàng là đạo, ngay trước khi làm Ni. Vào thời Chiyo-ni, đời sống phụ nữ rất bó buộc. Nhưng làm ni hay làm gái thì có tự do hơn, ít ra là tự do đi lại và giao du. Có lẽ như nghịch lý nhưng sự thực là vậy.
Hoặc có thể nói, làm thơ đã là tự do rồi. Ở đây là làm haijin (hài nhân, tức làm nhà thơ haiku). Làm thơ thì phải thường du hành chiêm nghiệm thiên nhiên và đồng hành với nhiều nhà thơ haiku khác để trao đổi, giao du, học hỏi, để mở rộng chân trời, để trở thành mình hơn nữa, để tự độ mình.
Nhất là khi trao đổi với các bạn gái vốn trước đây là du nữ (gái làng chơi) về thơ ca, Chiyo-ni đã cứu giúp họ như thế nào.
Thơ Chiyo-ni là nước vì nó trong trẻo, dịu mát, trôi chảy tự nhiên. Chỉ cần đọc thơ ấy, gần gũi với con người ấy là tự nhiên được thanh tẩy, cứu thoát. Như thể chính nàng là Bồ Tát Cứu Thoát trong Kinh Phật.
Thơ nàng là nước. Ta thường gặp hình ảnh Nước, nguyên tố nước trong thơ nàng.
Làn nước đêm Mono no oto
ngấm vào âm điệu mizu ni izu yo ya
ôi chim đỗ quyên hototogisu
Chim đỗ quyên ở Nhật (hototogisu) là chim nổi tiếng hót hay hút hồn của mùa hạ. Bây giờ là dạ khúc chim bên bờ nước. Không biết tiếng nước đi vào tiếng hót hay tiếng hót đi vào tiếng nước. Hay cùng trôi vào nhau mà làm nên tiếng thơ? Cái tốt lành ấy nổi lên nhờ một hiện hữu tương liên (interbeing, nói như Thích Nhất Hạnh).
Chính tiếng chim quyên ấy đã ngấm vào tâm hồn Chiyo-ni để bật ra bài haiku giác ngộ đầu tiên của nàng:
Chim đỗ quyên Hototogisu
ôi đỗ quyên, đỗ quyên hototogisu tote
ánh hồng vừa lên ake ni keri
Lần đó, tiếng quyên ca không nhập vào nước mà nhập vào rạng đông. Dù có hòa nhập, tự tính mình không hề mất đi.
Như bài thơ về chim oanh sau đây cho thấy:
Ôi chim oanh Uguisu ya
là chim oanh hơn nữa uguisu ni naru
tiếng nước thanh mizu no oto
Chim oanh vừa ca hát cho nước, vừa ca hát cho mình và như vậy càng lớn lao hơn trong một bao dung thể. Oanh và nước, khoảng cách rất gần mà có thể rất xa. Triết gia Tây Ban Nha Ortega cũng có ý đó trong bài viết Dòng suối và chim oanh vàng (Streams and Orioles) chỉ ra cái hiển lộ (patent) và cái tiềm ẩn (latent) của hiện tượng.
Có thể thấy rõ hơn điều đó khi Chiyo-ni nói về nước trong (Shimizu: thanh thủy).
Trầm ngâm nước trong Shimizu ni wa
đâu là bề mặt ura mo omote mo
đâu là bên trong nakari keri
Ngắm mình trong nước trong có thể là nguy hiểm, tự đưa mình đến phức cảm Narcisse, tự yêu mình quá đáng như người ta thường hiểu về Narcisse. Nhưng triết gia Pháp Bachelard lại nghĩ khác. Narcisse hóa thành hoa thủy tiên. Chàng chính là cái đẹp. Vì hoa là cái đẹp. Cái đẹp nhìn thấy cái đẹp ở khắp mọi nơi. Đó là Le pancalisme (Phiếm mỹ luận). Đó là một Narcisse vị kỷ đã tỉnh thức, trở thành một “Narcisse bao la” (un immense Narcisse).
Trầm ngâm trong nước trong Chiyo-ni thấy nước trở nên mênh mông, không có trong ngoài, không có trước sau. Chẳng phải là tư tưởng bất nhị (Advaita) trong Kinh Phật đó sao?
Nhưng nước trong mênh mông đó có thể thu mình thành một giọt nước nhỏ đủ ôm đầy nụ hoa.
Sớm mai chiều tà Asa yu ni
sương còn mọng giọt shizuku no futoru
ôm đầy nụ hoa konome kana
Thì sao chứ - Như Phật hữu tình, Bồ Tát hữu tình - Như Hồ Xuân Hương: Giọt nước hữu tình rơi thánh thót.
Và nếu giọt nước đó rơi, phải rời cái đẹp của nụ hoa. Vẫn cứ là nước như:
Giọt sương rơi Koborote wa
khỏi hoa hồng phấn moto no mizu nari
chỉ là nước thôi beni no tsuyu
Giọt sương tan rồi sẽ trở lại trời cùng muôn ngàn giọt sương khác làm mây làm mưa. Và lại xuống đời rửa mát, thanh tẩy mọi thứ:
Tiếng mưa trong Ame no oto
dường như rửa mát arote suzushi
ve sầu cây thông matsu no semi
Mưa hôm nay Michi sugara
đường dài anh khơi bước shimizu no tane ya
nước mùa xuân mai này kyô no ame
Dòng nước thì trôi. Nhưng nó có thể giữ lại, ngăn lại cái mà nó muốn trong một nghịch lý lạ lùng.
Dòng nước trong vườn Tsuki wa
ngăn vầng trăng lại nagasazu niwa no
cho đừng trôi trăng yarimizu
Chiêm nghiệm mọi hiện tượng ấy, Chiyo-ni thâu tóm tất cả thành một vầng trăng:
Thế gian ơi Tsuki mo mite
đã thấy trăng rồi ware wa kono yo o
xin từ biệt thôi. kashiku kana.
N.C
(TCSH423/05-2024)
Chúng ta đ ề u đã bi ết Hàn Mặc Tử n ằ m ở nhà thương Qu y Hoà từ 21- 9 -1940 đ ế n 11 - 11 -1940 thì từ tr ầ n. Nhưng có một đi ề u dám chắc ai cũng băn khoăn là su ố t trong 51 ngày đ êm đó, thi sĩ có làm bài thơ nào không?
Công chúng yêu sân khấu cả nước ngưỡng mộ Nghệ sĩ Nhân dân Ngọc Bình với tư cách là một diễn viên tài năng, một đạo diễn gạo cội, một lãnh đạo ngành sân khấu năng nổ, nhưng ít ai biết anh còn là một tác giả sáng tác kịch bản văn học cho nhiều thể loại sân khấu, mà chủ yếu là kịch nói và ca kịch...
Kể từ khi ca khúc “Có một dòng sông” được công bố lần đầu tiên qua loa truyền thanh xã Hương Chữ, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế do chính tác giả cầm guitar thùng trình bày khi vừa viết xong, đến nay vừa tròn 40 năm, nhưng sức lay động của bài ca vẫn còn ngân vang mãi trong nhiều thế hệ người nghe được sinh ra và lớn lên bên dòng sông ấy, bất chấp dòng chảy thời gian.
Mẹ trong mỗi chúng ta là hình ảnh đầy thiêng liêng và diệu kỳ. Mẹ! Có nghĩa là duy nhất/ Một bầu trời/ Một mặt đất/ Một vầng trăng/ Mẹ không sống đủ trăm năm/ Nhưng đã cho con dư dả nụ cười tiếng hát (Ngày xưa có mẹ - Thanh Nguyên).
(Đọc “Chuyện kể về món hàng quý giá nhất đời” của Jean-Claude Grumberg, Nxb. Văn học 2023 - Dịch giả: Hoàng Anh).
Nhìn thấu mà không nói thấu là đỉnh cao cảnh giới xử thế trí tuệ. Nói theo thuật ngữ Phật học, cái trí nói chung có ba phần hợp thành là trí thức, trí tuệ và trí huệ.
Lê Minh Phong (sinh 1985) vốn cùng quê với Huy Cận, nhưng xa hơn về phía núi. Cả hai đều có một tâm hồn cổ sơ. Nét hoang dã của vùng đất ấy đã tạo ra ngọn Lửa thiêng trong thơ Huy Cận, tạo nên những huyền thoại, cổ tích trong văn xuôi Lê Minh Phong.
(Đọc tập tiểu luận “Ngắn dần đều” của Hoàng Đăng Khoa, Nxb. Đà Nẵng và Book Hunter, 2024)
YẾN THANH
Tôi luôn quan niệm rằng, tiểu thuyết là một bản tự thuật chân thật về tâm hồn người nghệ sĩ. Thơ ca có thể là tiếng nói trực tiếp, chân thành của cảm xúc, song những giới hạn của thể loại về nhạc tính, vần điệu, câu từ, khổ thơ, số chữ trong từng câu… luôn ngăn trở tác giả vẽ nên bức chân dung đầy đủ, hoàn thiện về tâm hồn của mình.
Tôi luôn quan niệm rằng, tiểu thuyết là một bản tự thuật chân thật về tâm hồn người nghệ sĩ. Thơ ca có thể là tiếng nói trực tiếp, chân thành của cảm xúc, song những giới hạn của thể loại về nhạc tính, vần điệu, câu từ, khổ thơ, số chữ trong từng câu… luôn ngăn trở tác giả vẽ nên bức chân dung đầy đủ, hoàn thiện về tâm hồn của mình.
VÕ QUỐC VIỆT (Đọc “Đất Việt trời Nam liệt truyện” của Trần Bảo Định)
Tập thơ Vực trắng, Nxb. Hội Nhà văn quý 2/2024 của nhà thơ, nhà báo Lữ Mai gồm 55 bài thơ, được sắp xếp thành 6 phần: “Từ núi”, “Đi lạc”, “Nói bằng gai sắc”, “Trở về chạng vạng”, “Gửi Huế”, “Cánh tàn bừng giấc”.
HỒ THẾ HÀ
Lê Quang Sinh sáng tác thơ và trở thành nhà thơ được độc giả cả nước yêu quý và đón nhận nồng nhiệt. Nhưng ít ai biết Lê Quang Sinh là nhà phê bình thơ có uy tín với mỹ cảm tiếp nhận bất ngờ qua từng trang viết đồng sáng tạo tài hoa của anh.
PHONG LÊ
Hải Triều, đó là một tên tuổi quan trọng trong sinh hoạt văn chương - học thuật thời kỳ 1930 - 1945. Ông vừa giống vừa khác với thế hệ những đồng nghiệp cùng thời, nếu xét trên phạm vi các mối quan tâm về học thuật.
TRẦN HOÀNG
HỒ THẾ HÀ
Võ Mạnh Lập là nhà văn chuyên viết ký (essai/ essey) với thế mạnh sở trường nghiêng về ký sự, truyện ký, bút ký, hồi ký, phóng sự, ghi chép…
HỒ THẾ HÀ
Nguyễn Khoa Điềm là nhà thơ tài danh của nền thơ Việt Nam hiện đại.
TRẦN BẢO ĐỊNH
1. Là người con xứ Nghệ - vùng đất dày truyền thống học tập, tranh đấu, Võ Thu Hương nuôi chí thực hiện đam mê theo nghiệp văn và nhà văn nữ ấy, đã trưởng thành cùng gắn bó với văn chương Thành phố Hồ Chí Minh.
NGUYỄN KHẮC PHÊ