Xuân về nhớ Bác qua bài thơ “Không trận nào không thắng"

14:43 25/07/2008
NGUYỄN XUÂN TÙNGSống lạc quan yêu đời, luôn luôn làm chủ được những suy nghĩ, tình cảm và hành động để tự thắng mình trong mọi hoàn cảnh là một phẩm chất cao đẹp của Bác Hồ.

Nhà thơ Hải Như đã ghi lại một trong những chiến công tự thắng mình của Bác qua bài thơ:
            KHÔNG TRẬN NÀO KHÔNG THẮNG
           
            Bác Hồ quen dậy sớm từ tinh sương
            Châm thuốc hút
            Mới gần đây Người bỏ
            Trận thắng lớn hỡi ai đừng xem nhỏ
            Bác Hồ vui… bỏ thú trọn đời ưa
            Với chính mình ta vốn dễ dàng thua
            Nhưng với Bác không trận nào không thắng… (*)

Hình tượng thơ thật đơn giản. Viết về một Con Người vĩ đại nhưng tác giả không hư cấu điều gì cao xa cả. Nhà thơ chỉ phản ánh lại những điều mà sinh thời Bác đã kể.
Trong một lần gặp gỡ các đại biểu thanh niên, Bác đã khuyên: “Các cháu học tập Bác điều gì cũng được, nhưng tuyệt đối đừng hút thuốc lá nhiều như Bác”. Rồi người tâm sự: “Thời thanh niên sống và hoạt động ở nước ngoài vì phải thức khuya dậy sớm để học ngoại ngữ, đọc sách viết báo mà thời tiết châu Âu lại lạnh nên Bác đã hút thuốc lá nhiều, lâu dần thành thói quen, bây giờ Bác đã nghiện nặng”.(1)
Nhưng từ năm 1966 trở đi, sức khoẻ Bác yếu dần, các bác sĩ phục vụ đề nghị Bác nên bỏ thuốc lá để bảo vệ sức khoẻ. Bác đã vui lòng nghe theo và nói: “Bác hút thuốc lá từ hồi còn trẻ, nay đã thành thói quen. Bác cũng biết hút thuốc lá nhiều là một tai hại lớn đối với sinh mạng con người. Bây giờ bỏ đi không hút thì tốt thôi. Song không phải một sớm một chiều mà Bác có thể bỏ được. Các chú để Bác phấn đấu từ từ. Chắc chắn Bác sẽ bỏ được thôi” (2).
Đồng chí Vũ Kỳ, người thư ký trung thành, nhiều năm sống bên cạnh Người đã kể: “Từ đó Bác đã sắp đặt kế hoạch để tự mình bỏ thuốc lá. Một lọ thủy tinh nhỏ được đặt bên bàn làm việc của Bác. Mỗi lần thèm thuốc, Bác rút thuốc ra hút, nhưng chỉ hút nửa điếu rồi dụi thuốc vào lọ thuỷ tinh cho điếu thuốc tắt. Sang tuần thứ hai, Bác hút ít hơn, khoảng cách giữa hai lần hút cũng xa dần. Cứ thế Bác đã bỏ hẳn được thuốc lá”(3)
Bác đã làm bài thơ vui ghi lại kỷ niệm này:
            “Thuốc kiêng rượu cữ đã ba năm
            Không bệnh là tiên sướng tuyệt trần
            Mừng thấy miền Nam luôn thắng lớn
            Một năm là cả bốn mùa xuân…”
                        (
Vô đề)
Mùa xuân năm Mậu Thân- 1968, trong niềm vui lớn:
            Xuân này hơn hẳn mấy xuân qua
            Thắng trận tin vui khắp nước nhà”
                       
(Thơ mừng Xuân 1968)
Bác Hồ còn có thêm niềm “vui sướng tuyệt trần” là bỏ được “thú trọn đời ưa”. Và Người đã có bài tứ tuyệt nói lên tâm trạng của mình lúc này:
            Vô yên, vô tửu quá tân xuân
            Dị sử thi nhân hoá tục nhân
            Mộng lý hấp yên ngật mỹ tửu
            Tỉnh lai cánh phấn chấn tinh thần”.
                       
( Nhị vật)
Bản dịch của Phan Văn Các:
                                    HAI CHỚ
            Thuốc không, rượu chẳng có mừng Xuân
            Dễ khiến thi nhân hoá tục nhân
            Trong mộng thuốc thơm và rượu ngọt
            Tỉnh ra thêm phấn chấn tinh thần”.
(Trong bài thơ trên, Bác còn ghi lời dẫn: “Các đồng chí bác sĩ khuyên “hai chớ”: chớ hút thuốc lá, chớ uống rượu. Tự mình làm thơ đề chứng”) (4).
Tháng 6/1969, khi tiếp phái đoàn Uỷ ban trung ương Liên minh các lực lượng dân tộc, dân chủ và hoà bình Việt Nam ra thăm thủ đô Hà Nội, Hoà thượng Thích Đôn Hậu, Phó chủ tịch Uỷ ban thay mặt đoàn mời Bác hút thuốc, Bác đã nhẹ nhàng từ chối: “Cám ơn cụ, tôi đã bỏ thuốc lá rồi cụ ạ!”. Rồi Người thân tình tâm sự tiếp: “Tôi cũng phải đấu tranh ghê gớm lắm với bản thân mới bỏ được thuốc lá đó cụ ơi!” (Theo hồi ký “Ba lần được gặp Bác Hồ” của Hoà thượng Thích Đôn Hậu) (5). Ai đã từng nhiều năm hút thuốc và nghiện, rồi quyết tâm phấn đấu bỏ mới thấu hiểu được nỗi dằn văt của việc cai thuốc lá đối với một người đã từng hút thuốc lá hơn nửa thế kỷ như Bác Hồ.
Thế mà những năm cuối đời, với ước mong được sống khoẻ mạnh “để phục vụ Tổ Quốc và nhân dân nhiều hơn nữa…” và ngày đất nước hoà bình thống nhất được “đi thăm hai miền Nam Bắc…” ( Di chúc) “Bác Hồ đã vui… bỏ thú trọn đời ưa”.
Đúng là “Trận thắng lớn- hỡi ai đừng xem nhỏ!”
Nhớ ngày xưa cách đây 25 thế kỷ, đức Phật Thích Ca đã dạy đệ tử của mình: “Chiến thắng ngàn vạn quân, không bằng tự chiến thắng mình. Tự chiến thắng mình là chiến công oanh liệt nhất”.
Ngày nay Bác Hồ của chúng ta không những đã chiến thắng hàng chục vạn quân thù trong, giặc ngoài, mà suốt đời Bác đã tự chiến thắng mình trong mọi hoàn cảnh.
Không trận nào không thắng”, bài thơ tuy nhỏ, ý tình cũng bình dị, nhưng đã nhắn gởi với đời một thông điệp mang ý nghĩa nhân sinh rất lớn của Bác Hồ:
Hãy tự chiến thắng mình!”. Đó cũng chính là phong cách Hồ Chí Minh.
N.X.T.
(nguồn: TCSH số 155 - 01 - 2002)
---------------------------------------
 (1), (2), (3) Theo Bác Hồ, người Việt Nam đẹp nhất,
Nxb Giáo Dục, 1985
(4)
Dẫn theo: Thơ Hồ Chí Minh- Nxb Văn hoá Thông tin 1997 tr 93- 94.
(5)
Theo Hồi ký Bác Hồ trong lòng dân Huế, Huế 1990. Nhiều tác giả.
(*)
Rút trong tập: “Trái đất mai này còn lại tình yêu” của Hải Như- Nxb Văn học, Hà Nội, 1985.

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
  • ÐÔNG HÀ

    Tôi là người sinh ra sau chiến tranh, lớn lên bằng những bài học lịch sử. Thế hệ chúng tôi yêu Tổ quốc theo những bài học ông cha để lại qua những trang sách cộng thêm chút tính cách riêng của chính bản thân mỗi người. Mỗi người chọn cho mình một cách thể hiện tình yêu đó khác nhau.

  • CHẾ LAN VIÊN

    Hồi ký về Đoàn Nghệ thuật Xây dựng (Huế 1946)

  • NGUYỄN QUANG HÀ
                              (Bút ký)

    Ông Lê nguyên giám đốc sở Văn hoá Bình Trị Thiên, một lần về Thủy Dương lấy  tài liệu viết tuyên truyền cho vụ lúa mùa, đã cụng đầu với ông bí thư xã.

  • TẠ QUANG BỬU
                    (Hồi ký)

    Tôi đã học ở trường Quốc Học bốn năm từ năm 1922 đến 1926, cách đây đúng 60 năm.
     

  • TRỊNH BỬU HOÀI

    Đất trời đang mặc chiếc áo mới cho trần gian. Con người cũng thay chiếc áo mới cho mình. Chiếc áo khoác trên đôi vai sau một năm oằn gánh công việc. Chiếc áo phủ lên tâm hồn ít nhiều khói bụi thế nhân.

  • NHỤY NGUYÊN

    Một câu trong Kinh Cựu ước: Khởi thủy là lời. Tôi không dám khoác thêm bộ cánh mới, mà chỉ muốn tìm cho nó một mỹ từ gần gũi: Khởi thủy là mùa Xuân.

  • ĐÔNG HƯƠNG

    Trí nhớ tôi tự dưng quay trở về với tuổi thơ, tuổi ba mẹ vừa cho đi học. Ờ! Lâu quá rồi, cái Tết đối với tôi không còn ý nghĩa gì nữa, trí nhớ lơ mơ trở lại khoảng đời thơ ấu, có lẽ đẹp nhất trong đời của mỗi con người của chúng ta.

     

  • TRẦN HỮU LỤC (Tùy bút)

    Tháng Chạp ở quê tôi là tháng của hoa mai. Dường như màu của hoàng mai tươi thắm khắp mọi nẻo đường. Những chậu mai kiểng, vườn mai chùa, vườn mai nhà, đường phố mai, công viên mai, những thung lũng mai núi… đến thì lại nở đẹp một màu vàng mỏng nhẹ trong sương sớm.

  • DƯƠNG PHƯỚC THU (Bút ký lịch sử)

    Nhiều năm men theo dấu chân của nàng Huyền Trân, công chúa nhà Trần mở đất Ô, Lý, hễ có dịp là tôi lại hành hương đất Bắc. Viếng đền thờ các vua nhà Trần ở làng Tức Mặc - nơi ấy nay thuộc phường Lộc Vượng, thành phố Nam Định.

  • HÀ THÚC HOAN

    Những ai đã từng là học sinh trường Quốc Học - Huế đều có Một thời Quốc Học(1). Thời Quốc Học của tác giả bài viết này là ba năm học tập ở các lớp đệ tam (lớp 10), đệ nhị (lớp 11) và đệ nhất (lớp 12), từ năm 1956 đến năm 1959.

  • TRẦN HUY MINH PHƯƠNG (Tùy bút)

    Thoáng một cái, xài hết ba trăm sáu mươi lăm ngày mà hổng biết. Bao dự tính giằng co rồi dang dở, chưa kịp nghĩ thấu, chưa xiết làm xong, phân vân nhiều nốt lặng, yêu người chưa sâu nặng, nợ người chưa trả xong… ngày giũ vội qua đi. Ngẩn ngơ, mùa về!

  • THIẾU HOA Hắn! Một vị khách không mời mà đến. Hắn đến viếng nhà tôi trong một đêm mưa to gió lớn. Cả nhà ai cũng biết sự có mặt của Hắn. Đêm đầu tiên cứ nghĩ Hắn chỉ trốn mưa tạm thời rồi hôm sau sẽ đi. Nhưng đến nay đã qua một mùa xuân, Hắn vẫn còn ung dung tự tại ở trong nhà, lại ở đúng trong phòng của tôi như một thành viên chính thức trong gia đình.

  • PHAN QUANG                Trích hồi ký ... Đến thị xã Sơn La chiều hôm trước, sáng hôm sau trong khi chờ đến giờ sang làm việc với Khu ủy Tây Bắc, đồng chí Nguyễn Chí Thanh - mà các đồng chí gần gũi đều quen gọi bằng tên thân mật: anh Thao - cho mời chủ nhiệm nhà khách của khu tới.

  • VÂN NGUYỄN                 Tùy bút “Nghe mưa nơi này lại nhớ mưa xa...” (Trịnh Công Sơn)

  • PHAN THỊ THU QUỲ Ba tôi - liệt sĩ Phan Tấn Huyên, Nguyên Chánh Văn phòng Ủy ban Hành chánh Kháng chiến Thừa Thiên - thường dặn tôi mấy điều: dù khó khăn đến mấy cũng không được ngừng nghỉ phấn đấu học hành bởi tri thức là sức mạnh; dù như thế nào đi nữa cũng phải giữ cho được bản sắc văn hóa Huế rất đỗi tự hào của mình...

  • TẤN HOÀI Một khung trời mây Một dải gương lung linh cuộn quanh hoàng thành cổ kính. Trầm mặc và ưu tư. Tưởng chừng như thế!...

  • XUÂN HOÀNG Tôi được Hội Nhà văn Việt Nam cử đi thăm hai nước Ru-ma-ni và Bun-ga-ri đúng vào những ngày đầu xuân Mậu Thân, sôi động.

  • HỮU THU & BẢO HÂN                                     Ký   Đến bây giờ nhiều người vẫn chưa quên hình ảnh hãi hùng mà cơn bão mang tên Cecil tàn phá vào cuối tháng 10 của năm 1985 ở miệt phá Tam Giang của tỉnh Thừa Thiên-Huế.

  • PHẠM THỊ CÚC Thầy dạy lớp Nhì Thầy dạy lớp Nhì tên Thanh. Người thầy roi roi, hơi thấp và nhỏ con. Bù lại, thầy rất nhanh nhẹn và vui vẻ, hoạt bát, nụ cười luôn nở trên môi.

  • VĨNH NGUYÊN Biết sở Ngoại thương có đến năm ông vua, tôi tặc lưỡi - chà, thời buổi này tiếng vua quan nghe có vẻ mai mỉa làm sao ấy? Nhưng lên được ngôi vua đâu phải đơn giản? Dẫu vua ác, vua hiền, vua tài ba hay bất lực, vẫn là vua một thời và khối kẻ mong ước được "một ngày tựa mạn thuyền rồng"...