Xuân về nhớ Bác qua bài thơ “Không trận nào không thắng"

14:43 25/07/2008
NGUYỄN XUÂN TÙNGSống lạc quan yêu đời, luôn luôn làm chủ được những suy nghĩ, tình cảm và hành động để tự thắng mình trong mọi hoàn cảnh là một phẩm chất cao đẹp của Bác Hồ.

Nhà thơ Hải Như đã ghi lại một trong những chiến công tự thắng mình của Bác qua bài thơ:
            KHÔNG TRẬN NÀO KHÔNG THẮNG
           
            Bác Hồ quen dậy sớm từ tinh sương
            Châm thuốc hút
            Mới gần đây Người bỏ
            Trận thắng lớn hỡi ai đừng xem nhỏ
            Bác Hồ vui… bỏ thú trọn đời ưa
            Với chính mình ta vốn dễ dàng thua
            Nhưng với Bác không trận nào không thắng… (*)

Hình tượng thơ thật đơn giản. Viết về một Con Người vĩ đại nhưng tác giả không hư cấu điều gì cao xa cả. Nhà thơ chỉ phản ánh lại những điều mà sinh thời Bác đã kể.
Trong một lần gặp gỡ các đại biểu thanh niên, Bác đã khuyên: “Các cháu học tập Bác điều gì cũng được, nhưng tuyệt đối đừng hút thuốc lá nhiều như Bác”. Rồi người tâm sự: “Thời thanh niên sống và hoạt động ở nước ngoài vì phải thức khuya dậy sớm để học ngoại ngữ, đọc sách viết báo mà thời tiết châu Âu lại lạnh nên Bác đã hút thuốc lá nhiều, lâu dần thành thói quen, bây giờ Bác đã nghiện nặng”.(1)
Nhưng từ năm 1966 trở đi, sức khoẻ Bác yếu dần, các bác sĩ phục vụ đề nghị Bác nên bỏ thuốc lá để bảo vệ sức khoẻ. Bác đã vui lòng nghe theo và nói: “Bác hút thuốc lá từ hồi còn trẻ, nay đã thành thói quen. Bác cũng biết hút thuốc lá nhiều là một tai hại lớn đối với sinh mạng con người. Bây giờ bỏ đi không hút thì tốt thôi. Song không phải một sớm một chiều mà Bác có thể bỏ được. Các chú để Bác phấn đấu từ từ. Chắc chắn Bác sẽ bỏ được thôi” (2).
Đồng chí Vũ Kỳ, người thư ký trung thành, nhiều năm sống bên cạnh Người đã kể: “Từ đó Bác đã sắp đặt kế hoạch để tự mình bỏ thuốc lá. Một lọ thủy tinh nhỏ được đặt bên bàn làm việc của Bác. Mỗi lần thèm thuốc, Bác rút thuốc ra hút, nhưng chỉ hút nửa điếu rồi dụi thuốc vào lọ thuỷ tinh cho điếu thuốc tắt. Sang tuần thứ hai, Bác hút ít hơn, khoảng cách giữa hai lần hút cũng xa dần. Cứ thế Bác đã bỏ hẳn được thuốc lá”(3)
Bác đã làm bài thơ vui ghi lại kỷ niệm này:
            “Thuốc kiêng rượu cữ đã ba năm
            Không bệnh là tiên sướng tuyệt trần
            Mừng thấy miền Nam luôn thắng lớn
            Một năm là cả bốn mùa xuân…”
                        (
Vô đề)
Mùa xuân năm Mậu Thân- 1968, trong niềm vui lớn:
            Xuân này hơn hẳn mấy xuân qua
            Thắng trận tin vui khắp nước nhà”
                       
(Thơ mừng Xuân 1968)
Bác Hồ còn có thêm niềm “vui sướng tuyệt trần” là bỏ được “thú trọn đời ưa”. Và Người đã có bài tứ tuyệt nói lên tâm trạng của mình lúc này:
            Vô yên, vô tửu quá tân xuân
            Dị sử thi nhân hoá tục nhân
            Mộng lý hấp yên ngật mỹ tửu
            Tỉnh lai cánh phấn chấn tinh thần”.
                       
( Nhị vật)
Bản dịch của Phan Văn Các:
                                    HAI CHỚ
            Thuốc không, rượu chẳng có mừng Xuân
            Dễ khiến thi nhân hoá tục nhân
            Trong mộng thuốc thơm và rượu ngọt
            Tỉnh ra thêm phấn chấn tinh thần”.
(Trong bài thơ trên, Bác còn ghi lời dẫn: “Các đồng chí bác sĩ khuyên “hai chớ”: chớ hút thuốc lá, chớ uống rượu. Tự mình làm thơ đề chứng”) (4).
Tháng 6/1969, khi tiếp phái đoàn Uỷ ban trung ương Liên minh các lực lượng dân tộc, dân chủ và hoà bình Việt Nam ra thăm thủ đô Hà Nội, Hoà thượng Thích Đôn Hậu, Phó chủ tịch Uỷ ban thay mặt đoàn mời Bác hút thuốc, Bác đã nhẹ nhàng từ chối: “Cám ơn cụ, tôi đã bỏ thuốc lá rồi cụ ạ!”. Rồi Người thân tình tâm sự tiếp: “Tôi cũng phải đấu tranh ghê gớm lắm với bản thân mới bỏ được thuốc lá đó cụ ơi!” (Theo hồi ký “Ba lần được gặp Bác Hồ” của Hoà thượng Thích Đôn Hậu) (5). Ai đã từng nhiều năm hút thuốc và nghiện, rồi quyết tâm phấn đấu bỏ mới thấu hiểu được nỗi dằn văt của việc cai thuốc lá đối với một người đã từng hút thuốc lá hơn nửa thế kỷ như Bác Hồ.
Thế mà những năm cuối đời, với ước mong được sống khoẻ mạnh “để phục vụ Tổ Quốc và nhân dân nhiều hơn nữa…” và ngày đất nước hoà bình thống nhất được “đi thăm hai miền Nam Bắc…” ( Di chúc) “Bác Hồ đã vui… bỏ thú trọn đời ưa”.
Đúng là “Trận thắng lớn- hỡi ai đừng xem nhỏ!”
Nhớ ngày xưa cách đây 25 thế kỷ, đức Phật Thích Ca đã dạy đệ tử của mình: “Chiến thắng ngàn vạn quân, không bằng tự chiến thắng mình. Tự chiến thắng mình là chiến công oanh liệt nhất”.
Ngày nay Bác Hồ của chúng ta không những đã chiến thắng hàng chục vạn quân thù trong, giặc ngoài, mà suốt đời Bác đã tự chiến thắng mình trong mọi hoàn cảnh.
Không trận nào không thắng”, bài thơ tuy nhỏ, ý tình cũng bình dị, nhưng đã nhắn gởi với đời một thông điệp mang ý nghĩa nhân sinh rất lớn của Bác Hồ:
Hãy tự chiến thắng mình!”. Đó cũng chính là phong cách Hồ Chí Minh.
N.X.T.
(nguồn: TCSH số 155 - 01 - 2002)
---------------------------------------
 (1), (2), (3) Theo Bác Hồ, người Việt Nam đẹp nhất,
Nxb Giáo Dục, 1985
(4)
Dẫn theo: Thơ Hồ Chí Minh- Nxb Văn hoá Thông tin 1997 tr 93- 94.
(5)
Theo Hồi ký Bác Hồ trong lòng dân Huế, Huế 1990. Nhiều tác giả.
(*)
Rút trong tập: “Trái đất mai này còn lại tình yêu” của Hải Như- Nxb Văn học, Hà Nội, 1985.

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
  • NGUYỄN QUANG HÀ

    Đi trên đường phố Huế bao giờ cũng có cái cảm giác êm ả. Nhất là mỗi lần từ trong Nam ra, ngoài Bắc vào, đến Huế, ta như vừa bất chợt gặp lại sự yên lành.

  • SONG CẦM  
          Bút ký  

    Với tôi, nước Nhật không những không xa lạ mà còn rất gần gũi. Tuy vậy, tám năm ở Nhật trước đây chưa phải là dài lắm để tôi đủ thời gian và cơ hội trải nghiệm tất cả.

  • PHÙNG SƠN

         Truyện ký

  • LÊ VŨ TRƯỜNG GIANG

    Chúng tôi về Điền Lộc vào một ngày tháng năm, nắng hực trảng cát hun hút trải dài mùa biển.

  • NGUYỄN PHƯƠNG ANH

    LGT: Chu kỳ biến đổi khí hậu khiến thời tiết Huế mấy năm gần đây thay đổi rõ rệt. Huế ít lụt hẳn đi, thậm chí lụt cũng thay đổi chu kỳ lụt, ai đời như năm nay, lụt (tiểu mãn) vào tháng hai ta.
    Lụt Huế thay ngày tháng năm, nhưng ký ức thì khó phai mờ, như tùy bút dưới đây…

  • HÀ LINH

    1.
    Con đường xa tắp. Chuyến đi xuất phát với lòng tin nơi đến là cuộc hành trình từ bỏ hạnh phúc con người.

  • LÊ VŨ TRƯỜNG GIANG   


     Bút ký  

    Ngắm những ruộng bậc thang chín vàng rực rỡ cả thung lũng, ít ai nghĩ rằng cái tên Mù Cang Chải theo tiếng người H’Mông có nghĩa là làng Cây Khô.

  • Lời người sưu tầm: Có những người xuất hiện với tác phẩm đầu tay như một ánh chớp, gây xôn xao và hâm mộ trong bạn đọc một thời nhưng rồi sau đó, mặc dầu cũng có một sự nghiệp văn học, có hàng bao nhiêu trăn trở tìm tòi, rồi cũng có dăm bảy, thậm chí hàng chục tác phẩm tiếp theo nhưng không sao tìm thấy được sự khởi sắc sâu đậm như tác phẩm ban đầu.

  • HÀ KHÁNH LINH
                    Bút ký

    Trường được thành lập từ năm 1963.
    Thầy và trò lần lượt ngã xuống trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, đến nay chỉ còn sót lại hơn một nửa, tìm cách liên lạc với nhau mãi mới thực hiện được một chuyến trở về tìm lại dấu tích mái trường xưa - giờ đã nằm sâu vào lãnh thổ nước Lào...

  • PHƯƠNG ANH 

    Tôi thường chọn cho mình những phút giây lặng lẽ, bình yên của những ngày vào thu ở một góc quán vắng để ngắm nhìn dòng xe xuôi ngược, mỗi chuyến xe là một cuộc đi.

  • VÕ NGỌC LAN 

    Tôi vẫn thường thắc mắc không hiểu có ai sống với nhau tròn trăm năm không? Bởi tuổi của đời người mong manh, chẳng ai chờ ai, rồi lại nghĩ mình có ngộ nhận chữ nghĩa trăm năm đó không?

  • PHI TÂN
         Bút ký

    Phá Tam Giang trải dài theo hướng từ Bắc vào Nam, song song với bờ biển từ huyện Phong Điền cho đến huyện Phú Lộc (Thừa Thiên Huế), được chảy vào bởi ba con sông lớn là sông Ô Lâu, sông Bồ và sông Hương.

  • NGUYỄN THẾ TƯỜNG
                   Truyện ký

    "Kiến Giang nước chảy một dòng
    Bên bồi bên lở đau lòng hay chưa
    "
                           (Ru con Lệ Thủy)

  • VI THÙY LINH

    Trong các phần của cơ thể con người, tóc thuộc về ngoại hình mà câu chuyện tóc liên quan, ảnh hưởng tới nhiều mặt, từ mỗi con người tới lịch sử nghệ thuật, xã hội. Tóc rụng hằng ngày nhưng mấy ai thương tóc. Đời tóc đi qua những đời người.

  • LÊ VŨ TRƯỜNG GIANG
                             Bút ký

    Bạch Mã có mối lương duyên thuần khiết với mây, đến cái tên gọi cũng bắt nguồn từ những áng mây quanh năm quần vũ trên chóp núi.

  • NGUYỄN NGỌC PHÚ
                        Bút ký

    Trong chuyến hành hương trên đất Phật chúng tôi đã đến ba vùng đất quan trọng liên quan đến cuộc đời Đức Phật, ba địa danh nằm trên đất Ấn Độ đó là Boddhgaya nơi Đức Phật sau bao thăng trầm trong cuộc tìm kiến chân lý đến ngồi nhập định dưới gốc cây Bồ Đề và giác ngộ.

  • PHƯƠNG ANH

    Tôi đã từng nhìn vào ánh mắt của những người đàn bà, những người mẹ; những đôi mắt luôn ẩn giấu những câu hỏi: Hạnh phúc là gì? Bởi cuộc đời họ dường như chẳng có lấy được một phút giây thanh thản để tự hỏi rằng: Mình là ai?

  • NGUYỄN VĂN UÔNG

    Tết về là gói bánh tét. Thế mà bây giờ cái mặc nhiên ấy không còn là mặc nhiên. Cái ông già tuổi đã cổ lai hy cứ nhớ vẩn vơ chuyện ấy mỗi khi Tết về.

  • LÊ VŨ TRƯỜNG GIANG  

    Đi qua miền sơn cước lớp lớp mây mù giăng trên những đầu núi, vượt đèo A Co, những cơn gió đông của A Lưới heo hút, lạnh băng xộc từ những hẻm núi sâu táp sa mặt mũi.

  • LÊ THỊ MÂY
             Bút ký

    O tôi đã gần tám mươi tuổi. Thuở con gái o đã từ chối đôi ba đám trai làng đội cau trầu đến ngõ dạm hỏi. Ở vậy không chồng con, o sớm tối vào ra một mình, cửa nhà heo hút.