Xuân về nhớ Bác qua bài thơ “Không trận nào không thắng"

14:43 25/07/2008
NGUYỄN XUÂN TÙNGSống lạc quan yêu đời, luôn luôn làm chủ được những suy nghĩ, tình cảm và hành động để tự thắng mình trong mọi hoàn cảnh là một phẩm chất cao đẹp của Bác Hồ.

Nhà thơ Hải Như đã ghi lại một trong những chiến công tự thắng mình của Bác qua bài thơ:
            KHÔNG TRẬN NÀO KHÔNG THẮNG
           
            Bác Hồ quen dậy sớm từ tinh sương
            Châm thuốc hút
            Mới gần đây Người bỏ
            Trận thắng lớn hỡi ai đừng xem nhỏ
            Bác Hồ vui… bỏ thú trọn đời ưa
            Với chính mình ta vốn dễ dàng thua
            Nhưng với Bác không trận nào không thắng… (*)

Hình tượng thơ thật đơn giản. Viết về một Con Người vĩ đại nhưng tác giả không hư cấu điều gì cao xa cả. Nhà thơ chỉ phản ánh lại những điều mà sinh thời Bác đã kể.
Trong một lần gặp gỡ các đại biểu thanh niên, Bác đã khuyên: “Các cháu học tập Bác điều gì cũng được, nhưng tuyệt đối đừng hút thuốc lá nhiều như Bác”. Rồi người tâm sự: “Thời thanh niên sống và hoạt động ở nước ngoài vì phải thức khuya dậy sớm để học ngoại ngữ, đọc sách viết báo mà thời tiết châu Âu lại lạnh nên Bác đã hút thuốc lá nhiều, lâu dần thành thói quen, bây giờ Bác đã nghiện nặng”.(1)
Nhưng từ năm 1966 trở đi, sức khoẻ Bác yếu dần, các bác sĩ phục vụ đề nghị Bác nên bỏ thuốc lá để bảo vệ sức khoẻ. Bác đã vui lòng nghe theo và nói: “Bác hút thuốc lá từ hồi còn trẻ, nay đã thành thói quen. Bác cũng biết hút thuốc lá nhiều là một tai hại lớn đối với sinh mạng con người. Bây giờ bỏ đi không hút thì tốt thôi. Song không phải một sớm một chiều mà Bác có thể bỏ được. Các chú để Bác phấn đấu từ từ. Chắc chắn Bác sẽ bỏ được thôi” (2).
Đồng chí Vũ Kỳ, người thư ký trung thành, nhiều năm sống bên cạnh Người đã kể: “Từ đó Bác đã sắp đặt kế hoạch để tự mình bỏ thuốc lá. Một lọ thủy tinh nhỏ được đặt bên bàn làm việc của Bác. Mỗi lần thèm thuốc, Bác rút thuốc ra hút, nhưng chỉ hút nửa điếu rồi dụi thuốc vào lọ thuỷ tinh cho điếu thuốc tắt. Sang tuần thứ hai, Bác hút ít hơn, khoảng cách giữa hai lần hút cũng xa dần. Cứ thế Bác đã bỏ hẳn được thuốc lá”(3)
Bác đã làm bài thơ vui ghi lại kỷ niệm này:
            “Thuốc kiêng rượu cữ đã ba năm
            Không bệnh là tiên sướng tuyệt trần
            Mừng thấy miền Nam luôn thắng lớn
            Một năm là cả bốn mùa xuân…”
                        (
Vô đề)
Mùa xuân năm Mậu Thân- 1968, trong niềm vui lớn:
            Xuân này hơn hẳn mấy xuân qua
            Thắng trận tin vui khắp nước nhà”
                       
(Thơ mừng Xuân 1968)
Bác Hồ còn có thêm niềm “vui sướng tuyệt trần” là bỏ được “thú trọn đời ưa”. Và Người đã có bài tứ tuyệt nói lên tâm trạng của mình lúc này:
            Vô yên, vô tửu quá tân xuân
            Dị sử thi nhân hoá tục nhân
            Mộng lý hấp yên ngật mỹ tửu
            Tỉnh lai cánh phấn chấn tinh thần”.
                       
( Nhị vật)
Bản dịch của Phan Văn Các:
                                    HAI CHỚ
            Thuốc không, rượu chẳng có mừng Xuân
            Dễ khiến thi nhân hoá tục nhân
            Trong mộng thuốc thơm và rượu ngọt
            Tỉnh ra thêm phấn chấn tinh thần”.
(Trong bài thơ trên, Bác còn ghi lời dẫn: “Các đồng chí bác sĩ khuyên “hai chớ”: chớ hút thuốc lá, chớ uống rượu. Tự mình làm thơ đề chứng”) (4).
Tháng 6/1969, khi tiếp phái đoàn Uỷ ban trung ương Liên minh các lực lượng dân tộc, dân chủ và hoà bình Việt Nam ra thăm thủ đô Hà Nội, Hoà thượng Thích Đôn Hậu, Phó chủ tịch Uỷ ban thay mặt đoàn mời Bác hút thuốc, Bác đã nhẹ nhàng từ chối: “Cám ơn cụ, tôi đã bỏ thuốc lá rồi cụ ạ!”. Rồi Người thân tình tâm sự tiếp: “Tôi cũng phải đấu tranh ghê gớm lắm với bản thân mới bỏ được thuốc lá đó cụ ơi!” (Theo hồi ký “Ba lần được gặp Bác Hồ” của Hoà thượng Thích Đôn Hậu) (5). Ai đã từng nhiều năm hút thuốc và nghiện, rồi quyết tâm phấn đấu bỏ mới thấu hiểu được nỗi dằn văt của việc cai thuốc lá đối với một người đã từng hút thuốc lá hơn nửa thế kỷ như Bác Hồ.
Thế mà những năm cuối đời, với ước mong được sống khoẻ mạnh “để phục vụ Tổ Quốc và nhân dân nhiều hơn nữa…” và ngày đất nước hoà bình thống nhất được “đi thăm hai miền Nam Bắc…” ( Di chúc) “Bác Hồ đã vui… bỏ thú trọn đời ưa”.
Đúng là “Trận thắng lớn- hỡi ai đừng xem nhỏ!”
Nhớ ngày xưa cách đây 25 thế kỷ, đức Phật Thích Ca đã dạy đệ tử của mình: “Chiến thắng ngàn vạn quân, không bằng tự chiến thắng mình. Tự chiến thắng mình là chiến công oanh liệt nhất”.
Ngày nay Bác Hồ của chúng ta không những đã chiến thắng hàng chục vạn quân thù trong, giặc ngoài, mà suốt đời Bác đã tự chiến thắng mình trong mọi hoàn cảnh.
Không trận nào không thắng”, bài thơ tuy nhỏ, ý tình cũng bình dị, nhưng đã nhắn gởi với đời một thông điệp mang ý nghĩa nhân sinh rất lớn của Bác Hồ:
Hãy tự chiến thắng mình!”. Đó cũng chính là phong cách Hồ Chí Minh.
N.X.T.
(nguồn: TCSH số 155 - 01 - 2002)
---------------------------------------
 (1), (2), (3) Theo Bác Hồ, người Việt Nam đẹp nhất,
Nxb Giáo Dục, 1985
(4)
Dẫn theo: Thơ Hồ Chí Minh- Nxb Văn hoá Thông tin 1997 tr 93- 94.
(5)
Theo Hồi ký Bác Hồ trong lòng dân Huế, Huế 1990. Nhiều tác giả.
(*)
Rút trong tập: “Trái đất mai này còn lại tình yêu” của Hải Như- Nxb Văn học, Hà Nội, 1985.

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
  • LÊ VŨ TRƯỜNG GIANG   
                            Bút ký   

    Nước non ngàn dặm ra đi
    Cái tình chi? 

  • LỮ MAI   
        Bút ký  

    Nơi những mái nhà sàn được phủ lớp rêu dày dễ đến nửa gang tay cứ thôi miên, hút hồn khách lạ. Nơi chim rừng hót vang từ sáng tới chiều.

  • PHẠM XUÂN HÙNG

    Tôi nghĩ chắc hiếm có nhà văn, nhà thơ nào thành danh mà trong sự nghiệp sáng tác lại vắng bóng cây cỏ. Sở dĩ loài thực vật thấp bé như cỏ lại trở thành đối tượng mỹ học là nhờ vào những yếu tính trái ngược, thậm chí phi lý nhưng vẫn tồn tại.

  • HỒ NHIÊN  

    Những ngày mới tinh mơ đã đầy nắng. Nắng thấm vào sương làm rực lên sắc hồng ảo diệu. Thiên nhiên tạo nên vẻ đẹp thật giản đơn, và con người chỉ đủ năng lực chuyển tải thông điệp về cái đẹp đó bằng các loại hình nghệ thuật, và điều đó xem như chiếc cầu nối để đưa mỗi ai trở về chiêm ngắm thứ vốn sẵn trong trời đất.

  • NGUYỄN VĂN DŨNG  
                        Bút ký  

    La Habana là thủ đô của đảo quốc Cuba. Tôi thăm La Habana dịp thành phố rộn ràng chuẩn bị kỷ niệm 500 năm tuổi. Những gì tôi thấy ở đây khác xa với những gì tôi từng mường tượng.

  • ĐÔNG HÀ

    Thường trong thời gian của cuộc đời, người ta hay dành riêng khoảng thời gian đáng trân trọng nhất, đó là những ngày đầu năm mới, để nói về muôn sự.

  • ĐÔNG HÀ  

    Tôi vẫn nhớ, chưa bao giờ quên, bài ca dao Mười quả trứng. Bài ca dao được hát lên từ phiên chợ Kẻ Diên nghèo, một vùng quê Bình Trị Thiên khắc nghiệt.

  • LÊ VŨ TRƯỜNG GIANG  
                               Bút ký   

    Chỉ mấy ngày mưa dồn dập, trắng trời quê hương, tang thương lại gieo lên mảnh đất nghèo khó mỗi lần lũ về.

  • NGUYỄN QUANG HÀ

                            Bút ký

  • ĐÔNG HÀ      
        Tản văn  

    Nếu mỗi đời người dành ra một quãng thời gian để lưu giữ ký ức, tôi tin rằng, ký ức của mỗi người là một cái nhà kho khổng lồ.
     

  • LÊ THỊ MÂY
              Bút ký

    Thật khó lòng quên anh, người bạn cùng đi chuyến tàu Thống Nhất từ Hà Nội vào Sài Gòn.

  • ĐẶNG YÊN
             Bút ký

    Với Hương Trà, những điều tưởng chừng quên lãng về một vùng đất nhiều tiềm năng đã sống dậy. Cái xưa và cái nay trộn lẫn giữa làn ranh văn hóa và ý thức, tính bất toàn và biến đổi, giữa cổ kính và hiện đại.

  • LÊ VŨ TRƯỜNG GIANG  
                                    Bút ký  

    Huế được xem là một thành phố vườn, cả thành phố là một công viên lớn, ở đâu cũng thấy được một màu xanh mát dịu của cỏ cây, sông, hồ, đồi núi.

  • TRUNG SƠN
                 

    Trong đời viết văn làm báo, lần đầu tôi "đi thực tế" không phải với các bạn đồng nghiệp, cũng không có ai đưa rước, mà đi cùng "bà xã" của tôi - một cô giáo đang loay hoay chưa biết tìm việc gì làm thêm để bù đắp khoản tiền lương ít ỏi của mình.


  • LÊ HƯNG TIẾN

  • LÊ VŨ TRƯỜNG GIANG   

    Ngày cuối năm, tiếng còi tàu vang bên sân ga cũ bận rộn những chuyến đi về. Cái màu vôi đỏ trong đêm, bóng người vội vã dưới hàng sứ trắng nở tàn lặng lẽ.

  • NGUYỄN KHẮC PHÊ  

    Thiên hạ đang náo nức đủ tin sốt nóng, sao lại đi nói chuyện mít? Cũng do trên trang mạng một tờ báo lớn mới đây có bài “Dân mạng thế giới xôn xao vì trái mít”; nguồn tin gốc lại là một trang mạng của Mỹ! Nhiều vùng quê Việt Nam mình đang vào mùa mít, nhà tôi lại sở hữu 2 cây mít năm nào cũng trĩu quả, cần chi tìm xem chuyện bên Mỹ?

  • LÊ VŨ TRƯỜNG GIANG  

    Thuở bé, mỗi lần đứng trước chiếc tủ gỗ sơn màu xanh ngọc khiêm tốn nép cuối góc nhà, tôi trải hồn mình cùng bức tranh khắc những nét chân phương về một ngã ba sông bằng lặng, mênh mông với những ngọn núi trập trùng cao thấp tầng mây làm hậu cảnh.

  • NGUYỄN QUANG HÀ
                            Bút ký

    Nhắc tới vùng đất miền tây Gio Linh, trước mắt tôi hiện ngay ra những trái mìn nổ bất ngờ trong thời bình.

  • VĨNH NGUYÊN  
                 Hồi ký  

    Boong tàu lau xong sạch bóng. Toàn thể mọi người tập trung boong trước ăn sáng. Ăn xong, tôi cùng một số anh em cụm lại (cũng ở boong trước) nghe đài tiếng nói Việt Nam. Hồi ấy, toàn phân đội, tàu nào cũng được phát một cái đài orionton để nghe tin tức, nghe chương trình ca nhạc vào những giờ nghỉ…