Từ tâm thức lãng mạn

14:54 10/01/2020

LINH PHƯƠNG

Một lần nữa có thể thấy rằng, mỹ thuật Huế trong dòng chảy của mình, không ồn ào mà lại âm thầm trong việc theo đuổi những tiếng gọi nghệ thuật thuộc nhiều kiểu dạng ngôn ngữ nghệ thuật khác nhau để có được hiệu quả thẩm mỹ tốt nhất.

Tác phẩm "Trò chơi màu sắc" của họa sĩ Nguyễn Văn Sỹ

Tác phẩm "Cuối đông" của họa sĩ Phạm Trinh
Tác phẩm điêu khắc "Hạt chuyển động" của Lê Ngọc Thái

Những điều này được thể hiện rất rõ thông qua cuộc triển lãm vừa qua tại Trường Đại học Nghệ thuật Huế, do Liên hiệp các Hội VHNT Thừa Thiên Huế, Hội Mỹ thuật Thừa Thiên Huế phối hợp với Chi hội Mỹ thuật Việt Nam tại Huế và Trường Đại học Nghệ thuật, Đại học Huế tổ chức nhân Ngày truyền thống Mỹ thuật Việt Nam (10/12).

Triển lãm quy tụ khá đông các họa sĩ tham gia với nhiều lứa tuổi khác nhau, phong cách nghệ thuật khác nhau, cách tiếp cận và nhìn nhận về thế giới khách quan cũng như thế giới nội tâm khác nhau. Với 48 tác phẩm của 48 tác giả, không gian triển lãm phần nào đó đã bao quát được diện mạo của nghệ thuật nói chung và mỹ thuật Huế đương đại nói riêng.

Ngầm ẩn sau những tác phẩm vẫn là thuộc tính lãng mạn muôn đời của con người và văn hóa Huế. Dù có thực hành trên chất liệu nào, ngôn ngữ nghệ thuật của trường phái, khuynh hướng nào, dù cách nhìn thế giới qua nhãn quan nào thì thuộc tính lãng mạn này vẫn luôn là một thế mạnh của mỹ thuật Huế.

Dấu ấn nghệ thuật biểu hiện được thể hiện đậm nét ở tác phẩm "Cuối đông" của Phạm Trinh. Các hình thể đã bị bóp méo trong cách nhìn chủ quan của chủ thể nghệ thuật. Màu sắc, hình họa, bố cục đều bị bóp méo để thể hiện sự đa chiều trong không gian tâm lý. Và do thế, không gian tâm lý bên trong được thể hiện một cách hiệu quả. Nhận vật trở nên cô đơn, độc thoại và có gì đó suy tư về những thị phi cuộc đời.

Gần như sắc thái của các trào lưu hội họa thế giới đã được các họa sĩ Huế khai thác. Từ hiện thực đến siêu thực, trừu tượng, bán trừu tượng đến lập thể, biểu hiện... đều in đậm dấu ấn lên các tác phẩm. Tùy thuộc vào từng độ tuổi khác nhau, từng thời kỳ nghệ thuật khác nhau và cách nghệ sĩ lý giải thế giới khác nhau mà dấu ấn của ngôn ngữ các trào lưu thể hiện đậm hay nhạt.
 

Tác phẩm "Trầm tích biển" của họa sĩ Nguyễn Thiện Đức

"Trầm tích biển" của họa sĩ Nguyễn Thiện Đức lại mang dấu ấn của hội họa trừu tượng khi tác giả không đi vào mô phỏng hay nỗ lực miêu tả hình ảnh, tác giả gần như khởi từ cái hữu hình để đi tới cái vô hình, với những tác phẩm gần đây, họa sĩ Nguyễn Thiện Đức đưa tới người xem một thế giới vô hình chỉ dành cho sự cảm thụ chứ không dành cho những lý giải cụ thể, và đó chính là mục đích của nghệ thuật trừu tượng.
 

Tác phẩm "Mơ" của tác giả Nguyễn Thị Lan

Ngôn ngữ của nghệ thuật đương đại lại mê hoặc hơn đối với những họa sĩ về sau như Võ Thành Thân, Nguyễn Thị Lan, Hoàng Chưởng... Gần như trong các tác phẩm của họ không cụ thể một kiểu dạng duy nhất của một trào lưu nghệ thuật mà đó chính là sự hỗn dung của nhiều cách nhìn nghệ thuật trước một cuộc sống đa chiều, đa thanh.

L.P
(SHSDB35/12-2019)

 

 

 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
  • LÊ HUỲNH LÂM

    "Nghệ thuật không phải là vẽ lại các đồ vật, con người mà họa sĩ thấy. Nghệ thuật phải là sáng tạo nên các đồ vật, con người không thấy được."(Paul Klee)

  • LÊ HUỲNH LÂM

    Tánh nước vốn vô hình và mềm mại. Nhưng nước lại có quyền năng biến hiện và tùy duyên hóa thân thành mọi vật, có khi là đám mây, khi là cơn mưa, có khi làm ngọn sóng cao vút nhấn chìm mọi vật, có lúc là những đợt sóng êm đềm, là dòng sông, con suối, là thác ghềnh, là biển cả bao la,... lại có khi là giọt lệ trên khóe mắt con người. Tuy nước rất mềm mại nhưng sức mạnh của nước có thể xô ngã mọi tượng đài tưởng chừng là thường hằng ở mặt đất này.

  • LÊ HUỲNH LÂM

    Sản phẩm từ cái khuôn mẫu đầu tiên đã đặt định con người trong thế bị động, và từ khởi thủy đầy hư cấu và huyền thoại đó bao nhiêu trí tưởng tượng đã được tạo dựng, việc chế tác một khuôn mẫu mới cho con người đã được đề cập đến nhiều lần.

  • Nhiều điều bí ẩn giấu đằng sau những chi tiết có thể nhìn thấy bằng mắt thường trong bức tranh "Susanna and the Elders" (Susanna và các Trưởng lão) của họa sỹ nổi tiếng thế giới người Hà Lan Rembrandt van Rijn vừa được công bố trên tạp chí Khoa học Vật liệu và Chế tạo số ra mới đây.

  • Các tác phẩm chọn lọc của thế hệ các nghệ sỹ trẻ Đức sẽ được quy tụ và giới thiệu đến công chúng thủ đô Hà Nội trong không gian triển lãm “Hội họa mới từ Đức,” khai mạc vào 17 giờ ngày 14/05 và trưng bày tới hết ngày 31/05, Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, 66 Nguyễn Thái Học.

  • LTS: Họa sĩ Lê Bá Đảng sinh ngày 27/6/1921 tại làng Bích La Đông, xã Triệu Đông, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị. Ông đã ra đi vào ngày 7/3 tại Thủ đô Paris nước Pháp, để lại dự án dang dở đáng tiếc về “một bức tranh rất lớn nằm ngửa trên mặt đất”, ước mong góp phần cho Huế trở nên một Kinh đô Mỹ thuật.
    Sông Hương giới thiệu “lời chia buồn sâu sắc” đọc trong Lễ tưởng niệm họa sĩ Lê Bá Đảng của tỉnh Thừa thiên Huế vào chiều 9/3 tại Trung tâm Nghệ thuật mang tên ông.

  • Đối với họa sĩ, để đi đến trừu tượng hay trạng thái “không gì cả”, anh ta đã phải cần đến rất nhiều thứ.

  • LÊ MINH PHONG

    (Nhân đọc Van Gogh của David Haziot, Phan Hồng Hạnh chuyển ngữ, Nxb. Đà Nẵng, 2014)

  • ...Nghệ thuật của chủ nghĩa hiện thực, chủ nghĩa ảo giác (illusionist) đều xem nhẹ phương tiện, chúng dùng nghệ thuật để che giấu nghệ thuật. Chủ nghĩa hiện đại lại dùng nghệ thuật để thu hút sự chú ý vào nghệ thuật.

  • “Từ mô phỏng đến phá hủy tự nhiên”: đây hoàn toàn có thể là nhan đề của một lịch sử nghệ thuật phương Tây. Một trong những nghệ sĩ hiện đại quan trọng nhất, và cũng có lẽ hiền minh nhất, Picasso, có nói: nếu chúng ta không thể thoát khỏi tự nhiên, như một số nghệ sĩ tiền bối và đương thời với ông đang cố gắng một cách vô ích, thì ít nhất chúng ta có thể làm biến dạng nó, phá hủy nó. Về cơ bản, đó chính là một hình thức mới của lòng sùng kính tự nhiên...

  • Năm mới là thời điểm của những tiệc tùng liên miên. Hội họa từ lâu đã rất quan tâm tới chủ đề này. Hãy cùng nhìn lại những bữa tiệc linh đình, nổi tiếng nhất trong lịch sử hội họa.

  • Trong tiếng Hy Lạp cổ, từ chỉ “nghệ thuật” là techne, chính là nguồn gốc của các từ technique (kĩ thuật) và technology (công nghệ) - những thuật ngữ được sử dụng rộng rãi trong cả ngành khoa học và nghệ thuật. Nhìn vào hội họa thế kỷ 19, ta nhận thấy các họa sĩ thực sự là những kỹ sư ánh sáng và màu sắc tài tình.

  • Một ngày nọ, khi vẽ một thiếu nữ, tôi chợt nhận ra điểm duy nhất sống động ấy là ánh nhìn như bất động của nàng. Những thứ còn lại có ý nghĩa không hơn gì cái sọ người. Người ta luôn muốn tạc nên một con người sống, nhưng điều khiến pho tượng ấy có sự sống chỉ có thể là ánh nhìn của người đó.

  • Các nghệ sĩ nữ thường là bộ phận ngoại vi trong những mô tả về tiến trình lịch sử, không chỉ của hội họa mà còn của nhiều loại hình nghệ thuật khác. Nhưng thực sự chính từ những nghệ sĩ nữ, những ý tưởng nghệ thuật táo báo, đột phá nhất, gây ảnh hưởng lớn thường được khai sinh. Ba nghệ sĩ nữ được giới thiệu trong chùm bài viết này đã cho thấy sự trực cảm, tinh nhạy và quyết liệt ở họ đã mở ra những cách tiếp cận nghệ thuật bất ngờ và giàu sức sống cho đến tận bây giờ.

  • Sau nhiều thập niên tồn tại vô danh, La Bella Principessa đang trải nhiều công đoạn đánh giá phức tạp nhằm xác định liệu nó là tác phẩm mất tích của Leonardo da Vinci hay chỉ là kẻ mạo danh.

  • Vào những năm 1970, bức tranh sơn dầu (về sau được gọi tên là Bình văn) được tìm thấy trong ngôi nhà của một người dân ở phố Khâm Thiên, Hà Nội. Bức tranh được cho là do Lê Văn Miến (Lê Huy Miến), họa sĩ Tây học đầu tiên người VN, vẽ nên nhưng một số phát hiện vừa qua lại dấy lên giả thiết mới.

  • Tôi quen với họa sĩ trẻ Nguyễn Văn Hè từ những năm anh còn là sinh viên trường Đại học Nghệ thuật Huế. Cà phê vỉa hè ở đường Phạm Hồng Thái là nơi chúng tôi thường gặp gỡ chuyện trò vào những chiều cuối tuần. Hè có một đời sống nội tâm hết sức mạnh mẽ nhưng ứng xử vô cùng nhẹ nhàng và kín đáo. 

  • Tuần này, Phòng trưng bày Quốc gia London (Anh) sẽ triển lãm một bức chân dung mới được phục chế của danh họa Hà Lan Rembrandt. Điều thú vị là dưới các lớp sơn của tranh, người ta còn tìm thấy một bức chân dung khác, đã bị Rembrandt loại bỏ.