LÊ HUỲNH LÂM
Tánh nước vốn vô hình và mềm mại. Nhưng nước lại có quyền năng biến hiện và tùy duyên hóa thân thành mọi vật, có khi là đám mây, khi là cơn mưa, có khi làm ngọn sóng cao vút nhấn chìm mọi vật, có lúc là những đợt sóng êm đềm, là dòng sông, con suối, là thác ghềnh, là biển cả bao la,... lại có khi là giọt lệ trên khóe mắt con người. Tuy nước rất mềm mại nhưng sức mạnh của nước có thể xô ngã mọi tượng đài tưởng chừng là thường hằng ở mặt đất này.
Looking at the Southeast Asia Sea though the broken boat
Người nghệ sĩ có cơ may chiêm ngắm sự giận dữ của nước cũng như thuộc tính êm đềm của nước mới có thể diễn đạt được trọn vẹn những cung bậc hình ảnh đó trong nghệ thuật của mình. Ann Phong là một nữ họa sĩ đã thể hiện được điều đó, khi cơn căm giận bùng lên thành ngọn sóng hoặc những thời khắc mặt nước hiền hòa dang vòng tay ôm lấy bầu trời, hay có khi tiếng nước reo lên thật gần gũi và nhiều lúc nước cũng xa xăm lạnh lùng như bản tính cô độc của nó. Nước mát lạnh, nước nóng bừng, nước giận dữ và nước dịu êm... Nước mở ra luồng sáng mới và nước dẫn đưa vào khoảng tối miên viễn đầy bí ẩn. Những cặp đối ngẫu của nước đều được bàn tay tài hoa của nữ họa sĩ Ann Phong diễn đạt với những tông màu ngập tràn xúc cảm và gây ấn tượng cho người thưởng ngoạn.
![]() |
Two sides of the ocean |
Cứ nhìn mặt nước phẳng lặng, chúng ta ngỡ nước đứng yên. Nhưng nước vốn chuyển động liên tục. Lạ thay trong hóa học, nước có công thức H2O là sự kết hợp của hai loại khí giúp cho sự đốt cháy để tạo lửa, nhưng chính nước được sử dụng để chữa cháy, điều này càng tăng sự xác tín rằng nước như đại diện cho hai thái cực, luôn luôn song hành bổ khuyết cho nhau. Đó là điều kỳ diệu mà tạo hóa đã ban tặng cho muôn vật, như một bài học về quy luật tồn tại để gợi nhắc cho con người.
![]() |
Exodus |
Chúng ta thử hình dung, nếu trên một dòng sông hay trên đại dương không có một dáng thuyền hay một con tàu, thì cũng như cái sân vận động không có trận bóng nào, trông thật buồn bã. Những con tàu chính là hình ảnh tôn vinh cho nước. Sự kỳ vĩ và bao la của đại dương đã được những chuyến hải trình ghi lại, đó là điều giúp cho văn hào Hemingway nhận ra sự nhỏ bé đầy kiêu hãnh của chính mình để viết ra những tác phẩm lớn trong đó có “The Old Man and the Sea”; và những con thuyền đó còn giúp cho con người thấy được nỗi cô độc trầm tĩnh của nước cũng chính là nỗi cô đơn của những tâm hồn lớn đã hóa thân làm thành một phần tử hòa mình theo dòng chảy của biển cả. Vì thế mà trong tác phẩm của Ann Phong không thể thiếu vắng hình ảnh về sự chuyển động của những con thuyền, những mảnh vỡ của mạn ký ức, những âm thanh của nước, trong đó có tiếng thổn thức trong thẳm sâu những cõi lòng, tiếng la thất thanh, tiếng thét gầm của sóng dữ và sự lặng im đi vào vĩnh cửu.
Một số tác phẩm của Ann Phong có cả một khoảng đen bao trùm khung vải, với những nét cọ tuôn trào như những dòng phức cảm từ ký ức tối vụt dậy, không chăm chút đường nét, không có điểm giới hạn. Nét cọ ấy như muốn vượt khỏi những gì đang đóng khung để trở về với đại dương; trong xa hút của khoảng xám mịt mù đó là ánh vàng ẩn hiện, như một niềm hy vọng dậy lên trong vệt tâm của tác giả.
![]() |
Human traces on earth |
Sự rối bời của ký ức về nước được diễn đạt bởi nghệ thuật siêu thực và trừu tượng (Crossing the Water, Jump, Box of Water...) đã dẫn dụ người xem bước vào thế giới màu sắc đầy biểu cảm của tác giả, nơi triền tâm đó có nhiều vệt mache hằn lên như những vết thương nhức buốt trở mùa, như từng con sóng cuộn lên rồi vỡ tung hay có thể là sự sụp đổ của niềm hy vọng đã dẫn đưa người trong cuộc chìm vào cơn tuyệt vọng. Những khoảng xanh sâu hút trong tranh của Ann Phong là nơi để xoa dịu phần nào cơn đau cho chính tác giả và người xem. Trong một số bức là các ô vuông nối ghép như từng cánh cửa tâm hồn được tác giả lần lượt mở ra gợi cho người xem về những điều ẩn mật được đậy che bởi khói bụi thời gian. Khi được xem một mặt của tác phẩm “Human traces on earth” bằng chất liệu hỗn hợp, tôi càng ngạc nhiên hơn về ý tưởng sáng tạo của Ann Phong, tác phẩm này như muốn gợi nhắc, cảnh báo đến mọi người cần nhìn lại và ý thức hơn nữa về cuộc sống trên mặt đất này.
Có thể xem nước như một lăng kính để mọi sự vật soi chiếu, nơi đó đọng lại những hình ảnh đẹp và buồn hay những mảng khối vô cảm, những ánh mắt vô hồn, tay chân quờ quạng, co rút... Nhưng với người nghệ sĩ, họ nhìn ra khuôn mặt chung của một thời đại; trong đó hàm chứa nhiều điều bất an, sự tàn bạo và có gương mặt thánh thiện, cả sự cứu rỗi cũng như niềm hạnh phúc và khổ đau, tất cả rồi sẽ qua đi hoặc chôn dấu mãi mãi trong tận cùng góc nhớ của não bộ. Điều đó đối với người nghệ sĩ thì họ luôn bị dày vò, trăn trở để tạo ra cho cuộc đời những tác phẩm ngập chất bi phẫn cũng là lời nhắn gửi đến với thế giới này về cái ác, điều thiện. Điều này cũng được biểu hiện trong hội họa của Ann Phong.
![]() |
The escape |
Nhìn tranh của Ann Phong (dù chỉ qua internet) nhưng cũng đủ để nhận ra sự giận dữ của thiên nhiên và ý chí lớn lao của con người, đó là tài năng diễn đạt của người nghệ sĩ. Trong chuyến hành trình để trở về có thể với sự rỗng không của nước, có thể là cát bụi, là địa ngục hoặc có thể là thiên đàng hay cõi cực lạc nào đó... cho dù bất cứ nơi nào nhưng cuộc đi của mỗi người mỗi khác. Trong cuộc lữ đày đó, thái độ của lữ khách chính là hành trang để bước vào cảnh giới mà các bậc đại sư thường gọi là Đạo.
Trong tranh của Ann Phong là hồi ức bi thiết về chuyến hành trình đó và tôi tin rằng người nữ họa sĩ tài hoa này đang đi trên con đường lớn để góp thêm một phần bé nhỏ vào dòng chảy tiến bộ của loài người.
March, 2015
L.H.L
(SDB17/06-15)
TUỆ NGỌC
Lê Anh Hoài là người thực hành nghệ thuật trên nhiều lĩnh vực như văn học, hội họa, trình diễn...
TUỆ NGỌC
TUỆ NGỌC
LÊ HUỲNH LÂM
"Nghệ thuật không phải là vẽ lại các đồ vật, con người mà họa sĩ thấy. Nghệ thuật phải là sáng tạo nên các đồ vật, con người không thấy được."(Paul Klee)
LÊ HUỲNH LÂM
Sản phẩm từ cái khuôn mẫu đầu tiên đã đặt định con người trong thế bị động, và từ khởi thủy đầy hư cấu và huyền thoại đó bao nhiêu trí tưởng tượng đã được tạo dựng, việc chế tác một khuôn mẫu mới cho con người đã được đề cập đến nhiều lần.
Nhiều điều bí ẩn giấu đằng sau những chi tiết có thể nhìn thấy bằng mắt thường trong bức tranh "Susanna and the Elders" (Susanna và các Trưởng lão) của họa sỹ nổi tiếng thế giới người Hà Lan Rembrandt van Rijn vừa được công bố trên tạp chí Khoa học Vật liệu và Chế tạo số ra mới đây.
Các tác phẩm chọn lọc của thế hệ các nghệ sỹ trẻ Đức sẽ được quy tụ và giới thiệu đến công chúng thủ đô Hà Nội trong không gian triển lãm “Hội họa mới từ Đức,” khai mạc vào 17 giờ ngày 14/05 và trưng bày tới hết ngày 31/05, Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, 66 Nguyễn Thái Học.
LTS: Họa sĩ Lê Bá Đảng sinh ngày 27/6/1921 tại làng Bích La Đông, xã Triệu Đông, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị. Ông đã ra đi vào ngày 7/3 tại Thủ đô Paris nước Pháp, để lại dự án dang dở đáng tiếc về “một bức tranh rất lớn nằm ngửa trên mặt đất”, ước mong góp phần cho Huế trở nên một Kinh đô Mỹ thuật.
Sông Hương giới thiệu “lời chia buồn sâu sắc” đọc trong Lễ tưởng niệm họa sĩ Lê Bá Đảng của tỉnh Thừa thiên Huế vào chiều 9/3 tại Trung tâm Nghệ thuật mang tên ông.
Đối với họa sĩ, để đi đến trừu tượng hay trạng thái “không gì cả”, anh ta đã phải cần đến rất nhiều thứ.
LÊ MINH PHONG
(Nhân đọc Van Gogh của David Haziot, Phan Hồng Hạnh chuyển ngữ, Nxb. Đà Nẵng, 2014)
...Nghệ thuật của chủ nghĩa hiện thực, chủ nghĩa ảo giác (illusionist) đều xem nhẹ phương tiện, chúng dùng nghệ thuật để che giấu nghệ thuật. Chủ nghĩa hiện đại lại dùng nghệ thuật để thu hút sự chú ý vào nghệ thuật.
“Từ mô phỏng đến phá hủy tự nhiên”: đây hoàn toàn có thể là nhan đề của một lịch sử nghệ thuật phương Tây. Một trong những nghệ sĩ hiện đại quan trọng nhất, và cũng có lẽ hiền minh nhất, Picasso, có nói: nếu chúng ta không thể thoát khỏi tự nhiên, như một số nghệ sĩ tiền bối và đương thời với ông đang cố gắng một cách vô ích, thì ít nhất chúng ta có thể làm biến dạng nó, phá hủy nó. Về cơ bản, đó chính là một hình thức mới của lòng sùng kính tự nhiên...
Năm mới là thời điểm của những tiệc tùng liên miên. Hội họa từ lâu đã rất quan tâm tới chủ đề này. Hãy cùng nhìn lại những bữa tiệc linh đình, nổi tiếng nhất trong lịch sử hội họa.
Trong tiếng Hy Lạp cổ, từ chỉ “nghệ thuật” là techne, chính là nguồn gốc của các từ technique (kĩ thuật) và technology (công nghệ) - những thuật ngữ được sử dụng rộng rãi trong cả ngành khoa học và nghệ thuật. Nhìn vào hội họa thế kỷ 19, ta nhận thấy các họa sĩ thực sự là những kỹ sư ánh sáng và màu sắc tài tình.
Một ngày nọ, khi vẽ một thiếu nữ, tôi chợt nhận ra điểm duy nhất sống động ấy là ánh nhìn như bất động của nàng. Những thứ còn lại có ý nghĩa không hơn gì cái sọ người. Người ta luôn muốn tạc nên một con người sống, nhưng điều khiến pho tượng ấy có sự sống chỉ có thể là ánh nhìn của người đó.
Các nghệ sĩ nữ thường là bộ phận ngoại vi trong những mô tả về tiến trình lịch sử, không chỉ của hội họa mà còn của nhiều loại hình nghệ thuật khác. Nhưng thực sự chính từ những nghệ sĩ nữ, những ý tưởng nghệ thuật táo báo, đột phá nhất, gây ảnh hưởng lớn thường được khai sinh. Ba nghệ sĩ nữ được giới thiệu trong chùm bài viết này đã cho thấy sự trực cảm, tinh nhạy và quyết liệt ở họ đã mở ra những cách tiếp cận nghệ thuật bất ngờ và giàu sức sống cho đến tận bây giờ.
Sau nhiều thập niên tồn tại vô danh, La Bella Principessa đang trải nhiều công đoạn đánh giá phức tạp nhằm xác định liệu nó là tác phẩm mất tích của Leonardo da Vinci hay chỉ là kẻ mạo danh.
Vào những năm 1970, bức tranh sơn dầu (về sau được gọi tên là Bình văn) được tìm thấy trong ngôi nhà của một người dân ở phố Khâm Thiên, Hà Nội. Bức tranh được cho là do Lê Văn Miến (Lê Huy Miến), họa sĩ Tây học đầu tiên người VN, vẽ nên nhưng một số phát hiện vừa qua lại dấy lên giả thiết mới.
Tôi quen với họa sĩ trẻ Nguyễn Văn Hè từ những năm anh còn là sinh viên trường Đại học Nghệ thuật Huế. Cà phê vỉa hè ở đường Phạm Hồng Thái là nơi chúng tôi thường gặp gỡ chuyện trò vào những chiều cuối tuần. Hè có một đời sống nội tâm hết sức mạnh mẽ nhưng ứng xử vô cùng nhẹ nhàng và kín đáo.
Tuần này, Phòng trưng bày Quốc gia London (Anh) sẽ triển lãm một bức chân dung mới được phục chế của danh họa Hà Lan Rembrandt. Điều thú vị là dưới các lớp sơn của tranh, người ta còn tìm thấy một bức chân dung khác, đã bị Rembrandt loại bỏ.