Từ những câu chuyện cảm động hoặc những hình ảnh “đắt giá” nhiều họa sĩ chuyên nghiệp và không chuyên đã có những sáng tác tranh minh họa, ký họa theo phong cách lạc quan, lan tỏa những thông điệp tích cực về phòng, chống Covid-19.
Bức vẽ lấy cảm hứng từ một tấm ảnh nhóm tình nguyện viên phun khử khuẩn ở tâm dịch TP Hồ Chí Minh.
"Nhật ký chống dịch” hay “Thăng Fly Comics” là những trang fanpage chuyên đăng tranh minh họa và truyện tranh được nhiều người theo dõi, chia sẻ, coi như một “món ăn tinh thần” trong thời kỳ chống dịch, giãn cách xã hội. Những khó khăn, vất vả của lực lượng tuyến đầu, hay tình người ấm áp, tương thân tương ái… được thể hiện qua những nét vẽ chân thực, nhẹ nhàng, có phần hài hước của các họa sĩ truyện tranh. Bùi Đình Thăng, thường được biết đến với tên Thăng Fly, chủ nhân fanpage có 1,4 triệu người theo dõi, liên tục có nhiều bức tranh, bộ tranh gây “sốt” cộng đồng mạng.
Chẳng hạn như bức vẽ lấy cảm hứng từ một tấm ảnh cảm động về một nhóm tình nguyện viên ở tâm dịch TP Hồ Chí Minh, họ mặc đồ bảo hộ xanh, ngồi trên thùng xe bán tải, cúi người và khoác chặt vai nhau dưới cơn mưa tầm tã. Bức ảnh gốc lột tả sự khốc liệt của “cuộc chiến” chống dịch, khi chuyển thành tranh vẽ trở nên nhẹ nhàng, tươi sáng hơn, dịu bớt đi những căng thẳng trong thời gian dịch bệnh mà vẫn truyền tải được thông điệp nhân văn sâu sắc.
Chuyện tử tế trong khu cách ly, tình đồng bào, chuyện các đoàn xe từ nhiều địa phương lên đường vào tâm dịch để hỗ trợ… nhiều bức tranh đã ra đời từ những khoảnh khắc như vậy. Tác giả cho biết mỗi ngày đều nhận hàng chục tin nhắn để chia sẻ những câu chuyện tương tự ở nhiều nơi, và sẽ chọn những thông tin được xác thực, có giá trị để vẽ lại.
Quản trị viên của trang “Nhật ký chống dịch” Nguyễn Đạo Nhất Đan cũng tìm cảm hứng vẽ tranh từ báo chí, mạng xã hội, hoặc lời kể của các tình nguyện viên hay các y sĩ, bác sĩ trong vùng dịch. Đó là câu chuyện nữ tình nguyện viên với chiếc áo bảo hộ ghi dòng chữ “FB Huệ Nguyễn - Chưa có người yêu”, mang tinh thần trẻ trung, lạc quan ngay cả lúc vất vả nhất, góp sức cho công việc lấy mẫu xét nghiệm. Đó là hình ảnh Hoa hậu H’Hen Niê giản dị, chăm chỉ tham gia chở hàng, phát cơm cho người dân trong khu cách ly…
Nhất Đan cho biết dù bận rộn nhưng vẫn dành thời gian vẽ tranh hoạt hình hằng ngày, ghi lại những câu chuyện truyền cảm hứng đến mọi người, cùng lan tỏa tinh thần lạc quan, vượt qua gian khó.
Với sự hóm hỉnh, nữ tính, họa sĩ Nguyễn Vũ Xuân Lan nhận hàng chục nghìn lượt thích, chia sẻ với các bộ tranh “Nhật ký đi tiêm vắc-xin Covid-19”, “Em bé cách ly”… trên mạng xã hội. Bằng nét vẽ ngộ nghĩnh, lời bình vui nhộn, Xuân Lan mong mọi người an tâm hơn khi cần đi cách ly hoặc tiêm phòng, bởi đội ngũ y tế rất chu đáo và quan tâm đến người dân. Khai báo y tế trung thực, tự giác đi cách ly nếu cần thiết và chủ động đăng ký tiêm phòng vắc-xin chính là những biện pháp mang ý nghĩa to lớn mà mỗi người đều có thể làm để đóng góp cho công cuộc phòng, chống dịch. Tất cả các họa sĩ trẻ đều thấy vui khi tranh của mình được ủng hộ, chia sẻ rộng rãi trên các trang mạng xã hội như Facebook, Instagram, Tiktok…
Vẽ tranh khi ở nhà giãn cách xã hội được nhiều họa sĩ hưởng ứng, góp phần tuyên truyền, cổ động theo cách của riêng mình. Họa sĩ Trần Trung Lĩnh chọn ba chủ đề chính. Đó là “Xin cúi đầu cảm tạ những người hùng” tái hiện những con người có nghĩa cử từ thiện, hành động giúp đỡ những người khó khăn trong cộng đồng. Tiếp theo là “Sài Gòn những điều dễ cưng” với những hình ảnh đẹp đẽ tại TP Hồ Chí Minh, chan chứa nghĩa tình trong đại dịch, tặng “bánh mì 0 đồng một ổ, đặc ruột yêu thương”, tặng trà đá miễn phí, sửa xe miễn phí. Bên cạnh đó là chủ đề “Trong khốn khó có điều ngọt ngào” thể hiện đầy cảm động về tình yêu thương của cha mẹ với con cái...
Họa sĩ Lê Sa Long thì vẽ chân dung anh Minh Râu ở TP Biên Hòa (Đồng Nai) - một người bán rau thường xuyên tặng rau miễn phí cho công nhân và sinh viên, bán hàng cho người nghèo với “giá hữu nghị” chứ không lợi dụng tăng giá khi hàng khan hiếm. Hình ảnh những dòng người gồm công nhân, lao động tự do rời thành phố trở về quê bằng xe máy cũng được họa sĩ vẽ lại để ghi nhớ những tháng ngày không thể nào quên. Nữ họa sĩ Nguyễn Minh Hải vẽ tranh cổ động khổ lớn về các lực lượng y tế, công an, bộ đội, tình nguyện viên… kiên cường chống dịch trong thời gian dài.
Không chỉ các họa sĩ chuyên nghiệp, nhiều người có năng khiếu hội họa cũng vẽ tranh về những điều tốt đẹp mà họ thấy. Cao Hồng Ly, một cô giáo trẻ ở Nghệ An, gây chú ý bởi bộ tranh vẽ người cao tuổi ủng hộ công tác chống dịch. Ly cho biết, trong những ngày căng thẳng vì dịch bệnh thì tình cờ đọc được các bài báo về cụ ông 90 tuổi ở Hà Tĩnh dành tiền tiết kiệm cùng hai túi rau vườn nhà ủng hộ lực lượng chống dịch; cụ bà hơn 100 tuổi ở Yên Bái dùng hết tiền ăn sáng để quyên góp cho lực lượng chống dịch... Sự xúc động, cảm phục đã trở thành động lực cho Hồng Ly hoàn thành bộ tranh.
Những điều tử tế, thiện lành dù nhỏ bé nhưng vẫn đầy sức lay động, chạm đến trái tim người xem. Không chủ quan nhưng cũng không hoang mang, sợ hãi, đó là thông điệp chung mà những người vẽ tranh muốn gửi gắm, mong mọi người vững tin vào ngày bình yên sẽ sớm trở lại.
Những tác phẩm văn học mang nặng tính giải trí dần chiếm lĩnh thị trường và thu hút ngày càng nhiều cây bút trẻ.
Sau giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước 1975; đặc biệt là sau tiến trình đổi mới đất nước năm 1986, văn học TPHCM có những bước phát triển rất ngoạn mục.
Hôm nay là Ngày Dân số Thế giới - ngày để chúng ta nhìn nhận những vấn đề liên quan tới dân số toàn cầu. Trong vô vàn những vấn đề trọng đại, nghèo đói là một vấn đề gây nhức nhối nhất.
Cố Tổng bí thư Lê Duẩn: 'Chúng ta không được phép sợ Trung Quốc'
Tiểu thuyết ngôn tình hiện là “đặc sản” của văn học mạng Trung Quốc. Các nhà giáo dục cho rằng các nhân vật trong tiểu thuyết ngôn tình hiện nay quá… “sến sẩm”, siêu thực, khiến độc giả dễ có cách nhìn sai lệch về tình yêu và cuộc sống.
Sau 12 năm chờ đợi, Nghị định xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân ưu tú”, “Nghệ nhân nhân dân” trong lĩnh vực văn hóa phi vật thể mới được Chính phủ ký ban hành, nhưng còn ý kiến trái chiều xung quanh tính khả thi, động lực đối với hàng ngàn nghệ nhân.
Hẳn có nhiều người luôn thắc mắc rằng - Hạnh phúc là gì mà ai cũng mải mê kiếm tìm? Và giới hạn nào cho sự giàu có của một đời người? Phải chăng, hạnh phúc là phải đi đôi với sự giàu có và ngược lại?
Người phụ nữ Úc có tên Turia Pitt là một trong những người phụ nữ dũng cảm và đáng ngưỡng mộ nhất thế giới, đó là lời bình luận của tờ tạp chí dành cho phụ nữ Úc - Women’s Weekly. Trong số ra tháng 6 của tờ tạp chí bán chạy nhất nước Úc, Turia Pitt đã dũng cảm xuất hiện trên trang bìa.
Đây là quốc gia duy nhất trên thế giới tính toán mức độ thịnh vượng của đất nước dựa trên mức độ hạnh phúc của người dân.
Trò chuyện về các xu hướng của ngành xuất bản Việt Nam trong thời gian tới, ông Nguyễn Cảnh Bình, Chủ tịch HĐQT AlphaBooks, cho rằng cần có những hành động mạnh mẽ hơn nữa của nhà nước và cả xã hội để thúc đẩy sự phát triển của tri thức, như vốn ODA hay các nguồn đầu tư khác cần được dành cho ngành xuất bản.
Dư luận nóng lên quanh thông tin hơn 10 nghìn tỷ đồng chi cho đề án “Quy hoạch và Kế hoạch nâng cấp, xây mới các công trình văn hóa giai đoạn 2012-2020”. PV trao đổi với ông Vương Duy Biên, Thứ trưởng Bộ VH-TT&DL.
Hiện thực xã hội tăng tốc nhanh đến mức, không ai tưởng tượng nổi trong kỳ thi quốc gia lấy bằng tốt nghiệp cho 12 năm học, cả phòng thi môn Lịch sử lại chỉ có…1 thí sinh. Phục vụ thí sinh duy nhất ấy là cả một hội đồng thi ngót 20 con người cùng một rừng phóng viên tò mò săn đón. Những phòng thi môn Sử 1 người ấy đã đi vào…lịch sử!
Liệu với 2 mức đầu tư cho con người như đề án, đến năm 2030, chúng ta có đội ngũ sáng tác, sản xuất mạnh trong khu vực Đông Nam Á và châu Á?
Đình làng là kiến trúc độc đáo, mang đậm giá trị văn hóa của người Việt từ hàng trăm năm trước. Không chỉ là công trình kiến trúc tôn giáo, tín ngưỡng, đình làng còn là nơi chứng kiến những hoạt động văn hóa vật thể và phi vật thể, nơi gắn kết và biểu lộ đời sống sinh hoạt tinh thần của cộng đồng. Triển lãm về nghệ thuật chạm khắc của đình làng Việt Nam đang được giới thiệu tại Bảo tàng Mỹ thuật TPHCM (97A Phó Đức Chính, quận 1).
Được ghi danh vào danh mục Di sản Văn hóa Thế giới năm 2011, và dù tỉnh Thanh Hóa đã xây dựng và ban hành Kế hoạch quản lý cho di sản từ năm 2010 thế nhưng cho đến nay, công tác quản lý, bảo vệ và bảo tồn di sản Thành nhà Hồ vẫn còn bất cập.
Lò gốm cổ Hưng Lợi - được Bộ VH-TT xếp hạng là di tích khảo cổ quốc gia năm 1998 - nay chỉ còn là bãi rác.
Trong bức thư tâm huyết gửi tới VietNamNet, PGS Dương Quốc Việt, Bộ môn đại số- Khoa toán (Trường ĐH Sư phạm Hà Nội) đề cập tới thói quen ru ngủ, tự đánh lừa mình và dẫn tới tha hóa trong giới nghiên cứu. Để có thêm một góc nhìn của người trong cuộc, VietNamNet giới thiệu bức thư này.
Ở phía Bắc, trường quay Cổ Loa được đầu tư hơn 100 tỷ đồng. Trước đây, khi xây dựng phim trường Cổ Loa, các cơ quan quản lý cũng tưởng rằng ngoài việc phục vụ cho các đoàn làm phim, phim trường sẽ trở thành một địa chỉ tham quan du lịch kết hợp nhiều dịch vụ khác.
Chi hơn 2.000 tỉ đồng cho Festival đờn ca tài tử, Bạc Liêu nay kêu không còn tiền làm đường, kéo điện cho dân.
Ở thời điểm này, có thể rất nhiều người đang muốn hỏi một câu: Bộ trưởng Y tế của các quốc gia trên thế giới thường từ chức vì lý do như thế nào?