Những bức vẽ ấm lòng

15:58 31/08/2021

Từ những câu chuyện cảm động hoặc những hình ảnh “đắt giá” nhiều họa sĩ chuyên nghiệp và không chuyên đã có những sáng tác tranh minh họa, ký họa theo phong cách lạc quan, lan tỏa những thông điệp tích cực về phòng, chống Covid-19.

Bức vẽ lấy cảm hứng từ một tấm ảnh nhóm tình nguyện viên phun khử khuẩn ở tâm dịch TP Hồ Chí Minh.

"Nhật ký chống dịch” hay “Thăng Fly Comics” là những trang fanpage chuyên đăng tranh minh họa và truyện tranh được nhiều người theo dõi, chia sẻ, coi như một “món ăn tinh thần” trong thời kỳ chống dịch, giãn cách xã hội. Những khó khăn, vất vả của lực lượng tuyến đầu, hay tình người ấm áp, tương thân tương ái… được thể hiện qua những nét vẽ chân thực, nhẹ nhàng, có phần hài hước của các họa sĩ truyện tranh. Bùi Đình Thăng, thường được biết đến với tên Thăng Fly, chủ nhân fanpage có 1,4 triệu người theo dõi, liên tục có nhiều bức tranh, bộ tranh gây “sốt” cộng đồng mạng.

Chẳng hạn như bức vẽ lấy cảm hứng từ một tấm ảnh cảm động về một nhóm tình nguyện viên ở tâm dịch TP Hồ Chí Minh, họ mặc đồ bảo hộ xanh, ngồi trên thùng xe bán tải, cúi người và khoác chặt vai nhau dưới cơn mưa tầm tã. Bức ảnh gốc lột tả sự khốc liệt của “cuộc chiến” chống dịch, khi chuyển thành tranh vẽ trở nên nhẹ nhàng, tươi sáng hơn, dịu bớt đi những căng thẳng trong thời gian dịch bệnh mà vẫn truyền tải được thông điệp nhân văn sâu sắc.

Chuyện tử tế trong khu cách ly, tình đồng bào, chuyện các đoàn xe từ nhiều địa phương lên đường vào tâm dịch để hỗ trợ… nhiều bức tranh đã ra đời từ những khoảnh khắc như vậy. Tác giả cho biết mỗi ngày đều nhận hàng chục tin nhắn để chia sẻ những câu chuyện tương tự ở nhiều nơi, và sẽ chọn những thông tin được xác thực, có giá trị để vẽ lại.

Quản trị viên của trang “Nhật ký chống dịch” Nguyễn Đạo Nhất Đan cũng tìm cảm hứng vẽ tranh từ báo chí, mạng xã hội, hoặc lời kể của các tình nguyện viên hay các y sĩ, bác sĩ trong vùng dịch. Đó là câu chuyện nữ tình nguyện viên với chiếc áo bảo hộ ghi dòng chữ “FB Huệ Nguyễn - Chưa có người yêu”, mang tinh thần trẻ trung, lạc quan ngay cả lúc vất vả nhất, góp sức cho công việc lấy mẫu xét nghiệm. Đó là hình ảnh Hoa hậu H’Hen Niê giản dị, chăm chỉ tham gia chở hàng, phát cơm cho người dân trong khu cách ly…

Nhất Đan cho biết dù bận rộn nhưng vẫn dành thời gian vẽ tranh hoạt hình hằng ngày, ghi lại những câu chuyện truyền cảm hứng đến mọi người, cùng lan tỏa tinh thần lạc quan, vượt qua gian khó.

Với sự hóm hỉnh, nữ tính, họa sĩ Nguyễn Vũ Xuân Lan nhận hàng chục nghìn lượt thích, chia sẻ với các bộ tranh “Nhật ký đi tiêm vắc-xin Covid-19”, “Em bé cách ly”… trên mạng xã hội. Bằng nét vẽ ngộ nghĩnh, lời bình vui nhộn, Xuân Lan mong mọi người an tâm hơn khi cần đi cách ly hoặc tiêm phòng, bởi đội ngũ y tế rất chu đáo và quan tâm đến người dân. Khai báo y tế trung thực, tự giác đi cách ly nếu cần thiết và chủ động đăng ký tiêm phòng vắc-xin chính là những biện pháp mang ý nghĩa to lớn mà mỗi người đều có thể làm để đóng góp cho công cuộc phòng, chống dịch. Tất cả các họa sĩ trẻ đều thấy vui khi tranh của mình được ủng hộ, chia sẻ rộng rãi trên các trang mạng xã hội như Facebook, Instagram, Tiktok…

Vẽ tranh khi ở nhà giãn cách xã hội được nhiều họa sĩ hưởng ứng, góp phần tuyên truyền, cổ động theo cách của riêng mình. Họa sĩ Trần Trung Lĩnh chọn ba chủ đề chính. Đó là “Xin cúi đầu cảm tạ những người hùng” tái hiện những con người có nghĩa cử từ thiện, hành động giúp đỡ những người khó khăn trong cộng đồng. Tiếp theo là “Sài Gòn những điều dễ cưng” với những hình ảnh đẹp đẽ tại TP Hồ Chí Minh, chan chứa nghĩa tình trong đại dịch, tặng “bánh mì 0 đồng một ổ, đặc ruột yêu thương”, tặng trà đá miễn phí, sửa xe miễn phí. Bên cạnh đó là chủ đề “Trong khốn khó có điều ngọt ngào” thể hiện đầy cảm động về tình yêu thương của cha mẹ với con cái...

Họa sĩ Lê Sa Long thì vẽ chân dung anh Minh Râu ở TP Biên Hòa (Đồng Nai) - một người bán rau thường xuyên tặng rau miễn phí cho công nhân và sinh viên, bán hàng cho người nghèo với “giá hữu nghị” chứ không lợi dụng tăng giá khi hàng khan hiếm. Hình ảnh những dòng người gồm công nhân, lao động tự do rời thành phố trở về quê bằng xe máy cũng được họa sĩ vẽ lại để ghi nhớ những tháng ngày không thể nào quên. Nữ họa sĩ Nguyễn Minh Hải vẽ tranh cổ động khổ lớn về các lực lượng y tế, công an, bộ đội, tình nguyện viên… kiên cường chống dịch trong thời gian dài.

Không chỉ các họa sĩ chuyên nghiệp, nhiều người có năng khiếu hội họa cũng vẽ tranh về những điều tốt đẹp mà họ thấy. Cao Hồng Ly, một cô giáo trẻ ở Nghệ An, gây chú ý bởi bộ tranh vẽ người cao tuổi ủng hộ công tác chống dịch. Ly cho biết, trong những ngày căng thẳng vì dịch bệnh thì tình cờ đọc được các bài báo về cụ ông 90 tuổi ở Hà Tĩnh dành tiền tiết kiệm cùng hai túi rau vườn nhà ủng hộ lực lượng chống dịch; cụ bà hơn 100 tuổi ở Yên Bái dùng hết tiền ăn sáng để quyên góp cho lực lượng chống dịch... Sự xúc động, cảm phục đã trở thành động lực cho Hồng Ly hoàn thành bộ tranh.

Những điều tử tế, thiện lành dù nhỏ bé nhưng vẫn đầy sức lay động, chạm đến trái tim người xem. Không chủ quan nhưng cũng không hoang mang, sợ hãi, đó là thông điệp chung mà những người vẽ tranh muốn gửi gắm, mong mọi người vững tin vào ngày bình yên sẽ sớm trở lại.

 
Theo Hải Lâm - NDĐT
 
 
Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
  • Trong bối cảnh giãn cách xã hội, nghệ sĩ và công chúng cùng ở nhà chung tay phòng, chống dịch bệnh, sân khấu cũng đóng cửa, tắt đèn. Tuy vậy, trên nền tảng trực tuyến, các nghệ sĩ Nhà hát Chèo Việt Nam vẫn “cháy hết mình” qua các chương trình biểu diễn, giao lưu với khán giả, đưa chèo đến gần người yêu nghệ thuật truyền thống.

  • Cùng với các loại nhu yếu phẩm, thời gian qua, nhiều tổ chức và đơn vị xuất bản đã chung tay đưa sách vào các khu cách ly và phong tỏa do dịch bệnh trên địa bàn TPHCM. Trong những ngày phải thực hiện giãn cách xã hội, hoạt động đưa sách đến tay bạn đọc thật có ý nghĩa.

  • Nhờ sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ, các phần mềm dịch thuật miễn phí và có phí ra đời ngày càng nhiều, hỗ trợ tích cực cho quá trình chuyển ngữ. Tuy nhiên, vai trò của dịch giả vẫn không thể thay thế, đặc biệt trong lĩnh vực xuất bản.

  • Thời gian qua trên các trang mạng xã hội dấy lên những cuộc chiến livestream, có kênh thu hút hàng trăm ngàn người xem, cả trong và ngoài nước.

  • Nghị quyết số 68/NQ-CP của Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 đã đề cập mức hỗ trợ dành cho diễn viên, nghệ sĩ hưởng lương hạng bốn trong các đơn vị nghệ thuật công lập. Đây được xem là bước đi thiết thực, ý nghĩa, góp phần kịp thời chia sẻ khó khăn cho đội ngũ nhân lực trẻ ở các loại hình nghệ thuật biểu diễn.

  • Những hình ảnh trống vắng, im ắng của một thành phố vốn sôi động, náo nhiệt trước đây được nhiều nhiếp ảnh gia, những người chụp ảnh chuyên và không chuyên ghi lại. Rất nhiều bức ảnh đẹp về con người thành phố nghĩa tình, sẵn sàng nhường cơm sẻ áo khi dịch bệnh bùng phát gợi cho người xem nhiều xúc cảm…

  • Bằng những cách khác nhau, các nhà văn của thành phố đã và đang chung tay tham gia phòng chống dịch Covid-19. Từ trực tiếp tham gia công tác thiện nguyện cho đến tìm kiếm chất liệu để có những tác phẩm gắn liền với đời sống người dân trong những ngày này.

  • Trong thời điểm giãn cách xã hội do dịch bệnh, các buổi trò chuyện, giao lưu, giới thiệu sách trực tiếp đều tạm hoãn, tuy nhiên, nhiều hoạt động vẫn được tổ chức theo các hình thức khác nhau nhằm kết nối với độc giả qua những trang sách, góp thêm niềm vui đọc.

  • Khi khán giả chưa thể đến rạp, sân khấu chưa thể sáng đèn, việc xây dựng và triển khai mô hình “nhà hát truyền hình” được xem là hướng đi phù hợp để không làm đứt đoạn dòng chảy biểu diễn nghệ thuật trong đại dịch. Ðồng thời, giữ lửa đam mê nơi nghệ sĩ và mang đến nhiều cơ hội giúp công chúng được thưởng thức những tác phẩm nghệ thuật chất lượng cao.

  • Sau 2 năm lao đao vì dịch Covid-19, nhiều đơn vị sân khấu truyền thống đang đối mặt với nguy cơ phải đóng cửa, ngừng hoạt động, hoặc tình trạng nguồn nhân lực bị suy giảm trầm trọng. Trong khi đó, số lượng nghệ sĩ hoạt động trong lĩnh vực sân khấu truyền thống đang dần mai một, việc đào tạo nghệ sĩ trẻ gặp không ít khó khăn. Đây là vấn đề cấp bách, rất cần được ngành văn hóa và các cơ quan chức năng quan tâm kịp thời.

  • 0 giờ ngày 9-7, khi TP.HCM bắt đầu thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16, cũng là lúc nỗi lo lắng phủ trùm lên hàng vạn mảnh đời sống khó khăn, vô gia cư, chạy cơm từng bữa.

  • “Hỡi cô thắt dải lưng xanh/ Có về Nam Định với anh thì về/ Nam Định có bến đò Chè/ Có tàu Ngô Khách, có nghề ươm tơ”.

  • Phá bỏ và xây mới tiêu hao rất nhiều năng lượng, lãng phí nguyên nhiên liệu và gây ô nhiễm môi trường. Việc chuyển đổi công năng công trình cũ nên được ưu tiên. Vấn đề là công trình ấy sẽ được biến đổi công năng như thế nào trong tương lai để mang lại giá trị cho xã hội.

  • TP.HCM đã qua gần 5 tuần thực hiện giãn cách xã hội và Chỉ thị 10, chị tôi và những người thân của chị, hay chú Bảy, chú Út chạy xe ôm trước cơ quan tôi cũng như nhiều người khác, đã thấm mệt mỏi với sự sợ hãi, lo âu...

  • Gia đình có vai trò quan trọng trong việc chọn lọc, lưu truyền và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc. Phát triển gia đình là nhiệm vụ có tính chiến lược của sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam. Trước tác động của quá trình phát triển kinh tế - xã hội, gia đình Việt đã trải qua những biến chuyển lớn, kéo theo sự thay đổi các giá trị gia đình truyền thống. Vì vậy, xác định hệ giá trị chuẩn mực mới cho gia đình Việt Nam là công việc cần thiết hiện nay.

  • Vào cuối tháng 4-2021, các diễn viên trong Đoàn múa rối Rồng Phương Nam (Nhà hát nghệ thuật Phương Nam) tất bật tập vở mới Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực để kịp công diễn dịp hè. Khi mọi thứ được chuẩn bị sẵn sàng thì đợt dịch Covid-19 ập đến, những diễn viên múa rối nước của đoàn tứ tán khắp nơi. Kẻ về quê, người ở nhà trông con…, mong chờ ngày được hội ngộ khán giả.

  • Trong Offline: Giải phóng tâm trí khỏi căng thẳng trên điện thoại thông minh và mạng xã hội (Tân Việt Books và NXB Dân Trí), hai tác giả Imran Rashid và Soren Kenner sẽ cung cấp cho độc giả những thông tin gây sốc về cách các gã khổng lồ công nghệ như Facebook, Apple, Google và Instagram… sử dụng cách “hack tâm trí” để khiến bạn và con bạn bị cuốn hút vào các sản phẩm của họ.

  • Với người Phật tử, dù không có một quy định nào, nhưng có lẽ Đại lễ Phật đản là một sự kiện vui tươi và thành kính nhất, có sức cộng hưởng trên toàn thế giới.

  • Đại dịch Covid-19 đã khiến cả xã hội đảo lộn, nhiều ngành nghề gặp khó khăn. Sân khấu – ngành nghệ thuật biểu diễn trực tiếp cũng rơi vào tình trạng vô cùng vất vả.

  • Mạng xã hội đang thể hiện vai trò rất hiệu quả trong việc quảng bá văn hoá Việt Nam tới bạn bè quốc tế, song thực tế cũng không ít người "mượn danh" việc quảng bá này để đăng tải các video, clip "bẩn", độc hại, nhằm câu view, câu like.