NGUYỄN THỊ ANH ĐÀO
Những khoảnh khắc mùa trôi đi trong dòng mưa ngút ngàn. Vùng này, mưa không ngớt mà nắng cũng chát chao. Khoảng khắc không nhớ bỗng dưng lại khiến người ta không thể nguôi ngoai về một điều đã cũ.
Sương Hoàng thành - Ảnh của cố NSNA Huỳnh Mẫn
Điều cũ, hẳn nhiên nằm trong miền tiếc nhớ của những ngày thanh xuân váng vất hình ảnh bạn bè, nhưng cuộc rong chơi chưa biết ngày kết thúc. Những ngày mướt mượt mưa ôm đàn ghita ngồi ca hát mà không thể bắt kịp màu tím Huế trên triền sông Hương mướt mượt cỏ xanh.
Nhớ. Đôi mắt đượm buồn và nụ cười hanh hao của chàng trai văn khoa đã có một mối tình sinh viên tuyệt đẹp với cô bạn gái cùng phòng ký túc xá. Nỗi nhớ day dứt mà ngỡ như thời gian chỉ có thể tua ngược lại trên mái tóc đã pha nhiều sợi bạc. Chiều nay lặng ngồi trong mưa Huế, trong cơn lũ ngút ngàn nước bạc. Lại ước ao được nhìn thấy triền cỏ xanh ngút bờ sông Hương những ngày xưa thân thiết. Cái màu cỏ ấy, dẫu tôi đã đi qua rất nhiều vùng đất, rất nhiều triền sông có xanh màu cỏ, nhưng không thể giống được. Cái cảm khoái khi đứng trước bến Văn Lâu, trong màn mưa giăng mắc sông Hương hay trong màu nắng chiều vàng rượm. Và bất chợt đã gặp màu tím Huế trên dòng Hương Giang đẹp như mái tóc người con gái trong miền nhớ diết da. Trong bước chân đã chưa bao giờ quên dừng lại đúng nơi mình muốn đến, ấm trong một bàn tay giữa cái rét ngăn ngắt xứ này. Đã từng có một bàn tay, nắm lấy tay mình và bỏ lọt thỏm vào túi áo. Để rồi mình đã lặng yên suốt quãng đường về, ngồi im lặng sau chiếc xe đạp cà tàng. Và nghe mùi tóc, nghe mùi của luyến ái bủa vây trong ký ức có sức sống mãnh liệt đến bây giờ. Khi, ký ức trở thành kỷ niệm mà rong rêu cả bốn bức tường thành quách. Trong ngờm ngợp rêu xanh. Có đôi mắt dĩ vãng nhìn về thực tại. Bóng đổ trên mưa. Tướp ướt lạnh. Ngăn ngắn những điều chưa thể kịp níu lấy thì đôi bàn tay đã ngã màu đồi mồi. Tuổi đã không chờ đợi bất kỳ một ai. Sự già nua. Tiếc nhớ. Thành phố nơi quên lên đèn trong những khuya ký túc xá sinh viên vì đợi chờ mà ngủ muộn. Hạnh phúc héo khô. Như tượng đá. Như một hình hài gần lắm mà xót xa chưa từng gặp lại.
Có thoáng đam mê trả lại trong dòng nước mưa và cái lạnh ngăn ngắt bắt đầu một mùa đông. Mưa như quà tặng không thể thay đổi, cho đến nhiều năm sau, nếu một mình lặng bước nơi này, vẫn còn cảm nhận được hơi ấm tháng ngày thơ trẻ. Trong lặng yên. Chưa từ giã nhưng đã đau đáu nỗi chờ mong, khi mùa nhớ réo gọi trong cả lặng im của một kiếp người.
Có tháng năm nằm trên lòng tay. Sấp ngửa bàn tay vẫn không thể chối bỏ được vết gân chạy dọc mạch máu, dẫn người về lạc lối. Chiều nay tôi lạc bước ở một triền sông, nước bạc sấp vào cỏ xanh, rác rều bám đầy mặt đất. Bỗng nhiên tôi bật khóc. Có ai đi qua tuổi thơ mà vụt quên đi điều cần nhất phải chạy ngược dòng để tìm lại giọt nước mắt mùa lũ năm nào. Hình ảnh quen đưa tôi về trước dòng sông ký ức, đã từng dầm nước bạc để vớt củi khô sau lũ, đã từng đứng ngẩn ngơ trước cả một vồng khoai bị lũ cuốn sạch chẳng còn lại gì ngoài cát trắng. Nước mắt của đứa trẻ mười tuổi năm nào, đã không thể kéo tôi trở lại cho đến tận chiều nay. Tôi ngồi im lặng trước đám củi khô, bèo, tời… tấp kín cả triền sông. Những cơn mưa nặng hạt kèm gió chướng đổi mùa, thêm một lần nữa gột rửa bùn đất bám trên đám củi khô. Nhưng dọc triền sông này, hoa cỏ may trắng đã nở thành rừng, cũng là tín hiệu cho những ngày hết bão, hết lũ, rồi mọi thứ sớm trở lại bình thường. Đời người cũng như bèo sau lũ. Đời người cũng mong manh trước mùa nước bạc. Dạt trôi trong nỗi nhớ chẳng bao giờ dám đối diện, chỉ bằng một hình hài mà khuôn mặt ấy đã mờ xa.
Dòng sông dù ở bất cứ mảnh đất nào, cũng hao hao giống những dòng sông mà ký ức tôi đã một lần chụp lại trong lát cắt của nỗi nhớ. Khi quay ngược lại mùa nhớ, mọi thứ tuôn tràn và không thể ngăn lại được miền ký ức cũ năm nào. Trong những triền sông mượt cỏ xanh, trong mấy mùa mưa lạnh cắt thịt da xứ Huế. Lạnh cắt cả tâm hồn non nớt của đứa trẻ mới lớn nao năm, mới đó đã hơn hai mươi năm mưa nắng cũ mềm.
Nhớ mùa. Nhớ rét. Nhớ tháng năm thanh xuân vô tư chưa vướng bận điều gì. Bước chân và hơi thở hôm nay, đôi khi muốn mình lãng tránh để có thể ngồi yên trong một đêm trăng đầy ắp trên biển. Hay lặng yên nhìn trời đêm vắng không một bóng sao. Khi đưa đôi bàn tay lên lăn về ký ức, có cơn mưa lướt qua song cửa nhỏ. Tiếng hạt nhớ reo lên chỉ vì nắng đã chạm đến chân nguồn. Lòng người đã phôi pha trong câu hát cũ, có níu tay vẫn không thể chạm tới mặt người.
Kịp đứng lại. Bóng mình in lên mặt đất ngắn dần giữa ánh nắng mới lóe lên từ bầu trời quang tạnh sau mưa. Mây tràn thấp xuống ngọn núi. Rồi tản ra, như chưa có cuộc trùng phùng nào trên vách ngăn của mối tình thơ dại mới nẩy mầm trong trái tim già cỗi. Tôi ơi.
N.T.A.Đ
(TCSH43SDB/12-2021)
NGUYỄN VĂN DŨNG
Bút ký
NGUYỄN QUANG HÀ
Ký sự
Trước Mậu Thân 1968, Thành đội Huế lập chiến khu ở giữa rừng phía đông tỉnh. Ban Chỉ huy Thành đội gồm Ban Tham mưu, Ban Chính trị, Ban Hậu cần.
NGUYỄN NGỌC PHÚ
Tùy bút
Tôi tin rằng trong đời mỗi con người ai cũng qua quãng thời ấu thơ nghe tiếng ru của mẹ trong cánh võng “ầu ơ”; cứ thế mà lớn lên mà trưởng thành.
NGUYÊN QUÂN
Đôi khi trong sự trầm lặng tĩnh mịch thường hằng, và những con người quen sống với sự tĩnh lặng ấy thường vô tình không nhận thấy những sự thay đổi chung quanh vì nó cũng âm thầm không xôn xao ầm ĩ.
HẢI HẠC PHAN
Bút ký dự thi
Con chim xanh tìm hạt dẻ sa cánh chợt khép mỏ vút bay khi nghe tiếng động cơ xe di chuyển về phía Tây dãy Trường Sơn.
NGUYỄN QUANG HÀ
Ký sự
Tôi là phóng viên của báo Cờ Giải phóng - Thừa Thiên Huế. Sống ở trên chiến khu, đi viết, chúng tôi thường lên các bản vùng cao, đến các đơn vị quân đội đóng trong rừng, gặp các chiến sĩ từ vùng sâu lên,… chứ chưa đi vùng sâu lần nào. Dù biết vùng tranh chấp rất hấp dẫn, nhưng chưa có cơ hội.
NGUYỄN QUANG HÀ
Ký
Viết về bà mẹ anh hùng Nguyễn Thị Lớn, xã Thủy Dương (xã anh hùng) huyện Hương Thủy, Thừa Thiên Huế.
HÀ LÊ
Tản văn
Cây gòn bên bến nước phía sông An Cựu đã bắt đầu bung nở những đám mây trắng đầu tiên.
NGUYÊN QUÂN
Bút ký dự thi
Người đàn bà trung niên dừng lại giữa lưng chừng dốc rồi nói:
- Đã tới nơi rồi chú.
TRẦN BĂNG KHUÊ
Bút ký dự thi
LÊ VŨ TRƯỜNG GIANG
Ghi chép
A Lưới là một huyện phía Tây tỉnh Thừa Thiên Huế, có biên giới giáp nước bạn Lào.
LÊ HÀ
Cây hoa gạo bên phía cầu Dã Viên sáng nay bỗng thắp lửa đỏ cả một khung trời. Cái màu đỏ chói lòa như ngọn đuốc rực cháy giữa một bầu trời xanh thẳm tháng ba còn vươn mùi ẩm lạnh.
NGUYỄN QUANG HÀ
Bút ký
Đã hai năm nay tôi mới lại về thăm nhà máy sợi Huế. Cái đập vào mắt tôi trước tiên là bức tượng những bàn tay con gái rất đẹp, các ngón thon thả, tất cả đều giơ lên, nâng cao búp sợi trắng ngần. Bốn xung quanh là những vòi nước phun, rất mảnh, như những dòng sợi mỏng manh bay lên.
LÊ QUỐC HÁN
NGUYỄN QUANG HÀ
Bút ký
Tưởng nhớ Phan Thế Phương và Nguyễn Như Tùng
LÊ QUỐC HÁN
Mùa thu mùa của chia ly
Nên con sông chảy chẳng khi nào ngừng
VIỆT HÙNG
Ghi Chép
Vào một đêm mùa thu của Hà Nội ông Nguyễn Ngọc Dũng, vụ trưởng thanh tra Bộ tài chính, trong một giấc mộng, ông thấy người anh ruột của mình hiện về.
TRẦN BĂNG KHUÊ
Bút ký
1.
Bất giác, văng vẳng “con đường cái quan” Phạm Duy ca rằng:
“Người về chưa ghé sông Hương
Đã nghe tiếng gọi đôi đường đắng cay”
CHÂU PHÙ
Tôi về đây giữa mùa hạ khi cơn mưa rào rạt trên biển vắng, gieo hoang vu xuống chiều xa xăm. Từ trong lều quán nhìn ra biển, một màu xám giăng ngang trời.
LÊ VŨ TRƯỜNG GIANG
Bút ký
Nước non ngàn dặm ra đi
Cái tình chi?