Hoài niệm hồn xưa Sài Gòn

15:29 26/08/2014

Họa sĩ - Nhà giáo Nhân dân Uyên Huy vừa hoàn thành cuốn sách Mỹ thuật đô thị Sài Gòn - Gia Định 1900 -1975 như sự tri ân với vùng đất mà ông đã sinh ra, lớn lên và có nửa thế kỷ hoạt động mỹ thuật.

Các tượng, phù điêu trang trí trước mặt tiền Nhà hát Lớn Sài Gòn xưa do người Pháp thực hiện là những tác phẩm vô cùng chuẩn mực - Ảnh: Tư liệu

Đây có thể coi là tác phẩm đầu tiên phác họa bức tranh toàn cảnh về mỹ thuật đô thị Sài Gòn xưa trong dòng chảy lịch sử - văn hóa của vùng đất này.

Nhân dịp này, Thanh Niên có cuộc trò chuyện với họa sĩ Uyên Huy.

* Thưa họa sĩ, cuốn sách đề cập tới rất nhiều mảng của hoạt động mỹ thuật tại đô thị Sài Gòn - Gia Định xưa, từ lịch sử các trường mỹ thuật, các khuynh hướng sáng tác, các tác giả, tác phẩm tiêu biểu, dòng chảy về lý luận mỹ thuật, quy hoạch đô thị và các công trình kiến trúc điển hình... Trong bức tranh toàn cảnh ấy, ông thấy tính chất nào của mỹ thuật đô thị Sài Gòn xưa là đặc biệt, nổi trội?

- Họa sĩ - Nhà giáo Nhân dân Uyên Huy: Đó là tính cởi mở và đa dạng. Kể từ khi người Pháp bắt đầu quy hoạch Sài Gòn năm 1861, hệ thống cai trị, sinh hoạt văn hóa nghệ thuật, các công trình kiến trúc, quy hoạch đô thị của họ đã ảnh hưởng lớn tới đời sống và nhận thức mỹ thuật của người Sài Gòn - Gia Định xưa. Chỉ trong vòng 13 năm (từ 1900 - 1913) người Pháp đã thành lập liên tiếp ở vùng đất này 3 ngôi trường dạy mỹ thuật ứng dụng đầu tiên của cả nước (Trường Mỹ nghệ Thủ Dầu Một, Trường Mỹ nghệ Biên Hòa, Trường Trang trí mỹ thuật Gia Định), trong lúc miền Bắc và cả khu vực Đông Nam Á chưa có một trường mỹ thuật nào; đồng thời đưa một số người dân bản địa sang Pháp học mỹ thuật.

 Họa tiết con phụng trang trí trên vách Thư viện Quốc gia Sài Gòn, mặt quay ra đường Công Lý (nay là đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa) - Ảnh: tư liệu của họa sĩ Uyên Huy
Họa tiết con phụng trang trí trên vách Thư viện Quốc gia Sài Gòn, mặt quay ra đường Công Lý
(nay là đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa) - Ảnh: tư liệu của họa sĩ Uyên Huy

Sau khi Trường cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương ở miền Bắc được thành lập vào năm 1925, nhiều nghệ sĩ miền Nam đã học mỹ thuật ứng dụng ở Sài Gòn lại tiếp tục học mỹ thuật tạo hình ở đây rồi trở về Sài Gòn làm việc, khiến cho mỹ thuật Sài Gòn phát triển mạnh ở cả hai mảng ứng dụng và tạo hình, khác với miền Bắc chỉ tập trung vào tạo hình. Mặt khác, từ năm 1900 Sài Gòn - Gia Định đã là nơi hoạt động giao lưu buôn bán theo nền kinh tế thị trường, đi cùng với nó là sự tự do trong tư duy sáng tác, sau đó nhiều họa sĩ từ Pháp, Mỹ về giảng dạy, nên từ năm 1954 - 1975 mỹ thuật phát triển mạnh với rất nhiều khuynh hướng và tư tưởng nghệ thuật: mỹ thuật vị nghệ thuật, mỹ thuật cách mạng, mỹ thuật phản chiến, mỹ thuật thương mại...

* Ông dành số trang khá lớn trong cuốn sách để nói đến sự phong phú của hoạt động đồ họa và quảng cáo ở Sài Gòn - Gia Định xưa, điều ít nhà nghiên cứu đề cập tới, và cho rằng những người chỉ đề cao mỹ thuật tạo hình mà coi thường mỹ thuật ứng dụng là “quá kém về nhận thức”. Vì sao vậy?

- Tư tưởng trên thường có ở những nghệ sĩ vốn sống ở khu vực từ lâu không có trường dạy về mỹ thuật ứng dụng, hoặc trong một nền kinh tế không có sự cạnh tranh thương mại, ở khu vực ấy thì mỹ thuật ứng dụng không thể nào phát triển được. Trong khi ở các nước tiên tiến hai mảng này gần như mất đi ranh giới và phát triển ngang bằng nhau.

Sau khi người Pháp thành lập 3 trường mỹ thuật ứng dụng đầu tiên, đến năm 1971 chính quyền Sài Gòn đã cho nâng Trường trung học Trang trí mỹ thuật Gia Định thành Trường quốc gia Trang trí mỹ thuật Gia Định, cho thấy họ rất coi trọng mảng mỹ thuật ứng dụng. Những họa sĩ từ các ngôi trường ấy đã đóng góp hiệu quả cho nền kinh tế miền Nam, trong rất nhiều hoạt động đồ họa, quảng cáo: vẽ mẫu thiết kế quảng cáo, vẽ bìa sách, bìa các bản nhạc, bao bì sản phẩm, vẽ quảng cáo cho các rạp chiếu phim, rạp cải lương, vẽ quảng cáo sản phẩm trên báo chí, thiết kế tem bưu chính, bích chương, truyện tranh, mẫu tiền kim loại...

 

 Họa sĩ Uyên Huy và tác phẩm sắp ra mắt của ông - Ảnh: P.T.N
Họa sĩ Uyên Huy và tác phẩm sắp ra mắt của ông - Ảnh: P.T.N

Thật thú vị khi nhiều tác phẩm điêu khắc đang hiện diện ở các không gian công cộng Sài Gòn hay chỉ còn trong trí nhớ một số người đã được ông hệ thống lại và đưa vào sách với những câu chuyện thịnh suy quanh chúng. Hóa ra không phải tượng xưa nào cũng đẹp, và dù nhiều nhưng vẫn có danh nhân đáng được Sài Gòn tạc tượng lại chưa hề được tạc...

Vâng, giới nghệ sĩ chuyên nghiệp ở Sài Gòn từng vô cùng bức xúc trước hệ thống tượng đài quân đội và các danh tướng ngày xưa kém chất lượng xuất hiện trong thành phố, kết quả của một cuộc “chạy đua chào mừng” năm 1966. Và tôi cho rằng, lẽ ra Sài Gòn đã phải tạc tượng Lễ thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh, người xác lập chủ quyền cho người Việt tại vùng đất Sài Gòn - Gia Định xưa từ lâu rồi!

* Người đọc cũng có thể xem cuốn sách của ông là một cẩm nang về các công trình kiến trúc tiêu biểu của Sài Gòn xưa. Ông nghĩ gì khi gần đây do yêu cầu xây dựng các công trình mới, nhiều kiến trúc cũ thân thuộc với người Sài Gòn hơn nửa thế kỷ nay phải phá bỏ?

- Việc phá bỏ những công trình cũ do yêu cầu mới của cuộc sống là điều không thể tránh khỏi. Tuy nhiên chúng ta cần phải làm việc này một cách thận trọng, vì những công trình tiêu biểu còn mang trong chúng cái hồn và lịch sử của cả thành phố. Trong quá trình phát triển, nhiều đô thị trên thế giới đã quy hoạch rõ ràng khu vực nào phải giữ lại, khu vực nào được xây mới... Thành phố chúng ta cũng phải làm việc này một cách cấp bách. Nếu không những người đi xa chừng vài chục năm sẽ không thể nhận ra Sài Gòn, còn những người đang sống ở Sài Gòn sẽ cảm thấy xa lạ ngay trên thành phố của mình.

Xin cám ơn ông.

Nguồn: Phạm Thu Nga - TNO

 

 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
  • BẠCH DIỆP

    "Có lẽ đau khổ lại tốt cho con người. Nhà nghệ sĩ có thể làm gì nếu anh ta hạnh phúc? Anh ta liệu có muốn làm bất cứ điều gì không? Nghệ thuật, rốt cuộc chính là chống lại sự khắc nghiệt của cuộc đời".

  • ĐINH CƯỜNG

    Kỷ niệm 100 năm ngày sinh của họa sĩ Nguyễn Phan Chánh

     

  • PHAN THANH BÌNH

    Trong lịch sử mỹ thuật thế giới, từ Âu châu đến Á châu đã ghi nhận nhiều hoàng đế từng cầm bút vẽ, nặn tượng và không ít bảo tàng mỹ thuật ở các quốc gia có lưu giữ những tác phẩm mỹ thuật mà tác giả là những vị vua danh tiếng.

  • KHẢ HÂN

    Là một trong những họa sĩ chủ soái của trường phái Ấn tượng nổi tiếng với phong cách làm việc ngoài trời một cách nhất quán, Monet đã để lại rất nhiều bức vẽ đầy ấn tượng về băng, tuyết và sương giá.

  • LINH PHƯƠNG

    Một lần nữa có thể thấy rằng, mỹ thuật Huế trong dòng chảy của mình, không ồn ào mà lại âm thầm trong việc theo đuổi những tiếng gọi nghệ thuật thuộc nhiều kiểu dạng ngôn ngữ nghệ thuật khác nhau để có được hiệu quả thẩm mỹ tốt nhất.

  • PHƯỢNG LÂM

    Họa sĩ Léopold Franckowiak, đến nay ông đã có bảy năm sống ở Việt Nam. Có thể nói, Việt Nam là nơi gợi cảm hứng sáng tác mạnh mẽ nhất với ông trong thời điểm này.

  • TRẦN DUY MINH

    Trong hội họa, mùa thu là mùa quyến rũ với các họa sĩ, bởi mùa thu là mùa của thi tính, của cái đẹp và cũng là mùa của nỗi buồn. Mùa thu là mùa của sự úa tàn, của những phôi pha, của những gì kết thúc nhưng đó cũng là thời điểm để khởi đầu cho một hành trình mới của sự vật.

  • LÝ HỮU NGUYÊN

    Nguyễn Trọng Khôi là họa sĩ song hành cả hiện thực và trừu tượng.

  • VŨ LINH

    Từ khởi thủy của nghệ thuật tạo hình, động vật đã là một đề tài được lựa chọn. Những hình vẽ sơ khai nhất được tìm thấy trong các hang động, những hình thù khắc trên đá, trên xương động vật, trên các dụng cụ bằng đồng...

  • TRẦN DIỄM THY

    Trong nghệ thuật tạo hình trên thế giới cũng như ở Việt Nam, hình tượng trẻ con luôn được xem như là một nguồn mạch của sáng tạo nghệ thuật.

  • LÊ TRIỀU HẢI

    Nếu như nghệ thuật hiện đại có những cách thức đi ngược chiều với quan niệm nghệ thuật là sự mô phỏng của Plato và Aristotle, thì ngày nay, trào lưu nghệ thuật cực thực lại hướng tới mô phỏng ngoại giới một cách tinh vi, nếu không muốn nói là đẩy tới cực đoan nhất có thể trong việc mô phỏng vật thể.

  • NGUYỄN THỊ HÒA

    Huế những năm đầu thế kỷ XX, Nhà nước phong kiến triều Nguyễn đã ban hành nhiều chính sách, trong đó có chính sách văn hóa hướng tới nhiều khía cạnh của đời sống xã hội như văn chương nghệ thuật, giáo dục, giao lưu, tiếp xúc văn hóa, bảo tồn di sản… nhằm đáp ứng nhu cầu văn hóa nghệ thuật của cộng đồng, với sự xuất hiện trào lưu học thuật tân tiến của châu Âu, mỹ thuật được giao lưu biểu hiện qua các hoạt động và sáng tác nghệ thuật.

  • ĐẶNG TRIỆU VĂN

    Như tên gọi của nó, trào lưu tối giản trong nghệ thuật hướng tới tiết chế mọi yếu tố cấu nên tác phẩm nghệ thuật.

  • NGUYỄN HOÀNG VY

    Từ khi Phân tâm học của Freud ra đời, người ta mới có thể lý giải được phần nào nguyên do xui khiến người nghệ sĩ lao vào sáng tạo nghệ thuật, có một sức mạnh to lớn từ vô thức khiến người nghệ sĩ mộng mơ, đó là sức mạnh bất khả từ chối.

  • VŨ LINH

    Với hội họa Việt Nam, sơn mài là chất liệu không xa lạ. Những tên tuổi lớn từng thành công trên chất liệu sơn mài phải kể đến như: Nguyễn Gia Trí, Nguyễn Sáng, Nguyễn Đỗ Cung, Phan Kế An, Nguyễn Tư Nghiêm...

  • TRÚC LÂM

    Trong văn hóa nhân loại, lợn như là một biểu tượng phổ quát. Lợn được xem là tổ phụ sáng lập một trong bốn đẳng cấp trong xã hội Meslanesie. Nữ thần trời và mẹ vĩnh cửu của các tinh tú ở Ai Cập cổ đại lại thường được tạo hình trên các bùa đeo với những họa tiết của lợn nái đang cho đàn con bú.

  • VŨ PHƯƠNG

    Trong dòng nghệ thuật biểu ý, dựa trên ngôn ngữ biểu hiện ở Huế, thì Trương Thế Linh nổi lên như một hiện tượng tiêu biểu.

  • KHẢ HÂN

    Francesco Clemente sinh năm 1952, ở Naples, Italy. Ông xuất hiện vào thời điểm khi mà Thế chiến II vẫn còn là một ký ức dai dẳng khắc sâu thành những vết nứt trong tâm thức sáng tạo của cộng đồng nghệ sĩ ở dải đất ven vùng biển Địa Trung Hải này.

  • TRẦN PHƯƠNG ĐÔNG

    Lê Kinh Tài là một trong những nghệ sĩ đương đại rất thành công ở Việt Nam hiện nay. Sự thành công được minh chứng không chỉ ở số lượng tác phẩm lớn, những tìm tòi nghệ thuật không mệt mỏi mà cả ở giá tranh của ông trên thị trường quốc tế.