NGUYỄN MẠNH QUÝ
Có lẽ bởi một nỗi niềm đau đáu về quê hương, nơi mình được sinh ra và chắt chiu nuôi dưỡng trong từng hạt cát, từng trận mưa dầm dề thúi trời thúi đất hay nắng lửa trên cồn khô cát cháy, mà những con người ở đây sẵn mang một tấm lòng lồng lộng gió trời trải đi khắp muôn phương...
Những con người bên kia phá Tam Giang lớn lên trong ăm ắp kỷ niệm mến thương, lớn lên trong khốn khó của một thời lịch sử, để một mai kia, hành trang vào đời mộc mạc chỉ là một tâm hồn lồng lộng nắng gió miền cát biển nhưng đã trải khắp muôn phương với niềm tự hào trong trẻo như giọt sương mai đầu hạ.
Người từ các nẻo trên mảnh đất Thừa Thiên, một mai khi lạc xứ, tự nhiên được người ta gọi một tên chung thật dễ thương và cũng thật “dễ ghét”: Dân Huế, người Huế. Cũng có sao đâu bởi từ muôn nẻo ấy, họ đã tìm nhau, gặp nhau để thổ lộ một nỗi niềm riêng chung: Nhớ Huế! Có lẽ, bởi cái niềm thương đau đáu ấy mà bà con nhà “miềng” luôn ao ước được xích gần nhau hơn, được nghe lại tiếng quê miềng ròng, không lai tạp, được dành dụm gởi gắm một chút tình về nơi quê hương một thời ôm ấp nuôi dưỡng thành người như sự tỏ lòng biết ơn không bao giờ nói hết.
Người đã xa quê hương vài chục năm mang theo nhiều hoài niệm. Hoài niệm riêng tư không biết tỏ cùng ai, hoài niệm chung chạ về một miền quê tháng ngày oằn mình chống đỡ thiên nhiên khắc nghiệt, hoài niệm về những con người đã nếm trải một thời khốn khó mà quá đỗi thân thương.
Là kẻ đã sống nhiều năm trong cái nắng nhễ nhại của phố thị hay cái nắng hoang vu nơi các miền hải ngoại, đều đã có thật nhiều hôm vọng day dứt nỗi niềm cái nắng nơi quê nhà. Nắng dát vàng bên miền cồn cát, nắng đong đưa điệu ru hời trong giấc ban trưa từng ngõ xóm, nắng khét mái tóc học trò trên từng con đường cát dài tới lớp, nắng chạy lò cò với bước chân con gái trên trảng cát ngập tràn màu nắng trắng, nắng thơm thơm từng chẹn lúa tháng năm, nắng quện vàng trên vai nặng mồ hôi Mạ qua những cồn cát dài trong chiều muộn, và nắng chang chang bến đò ngày chờ em tôi qua phá trong chiếc áo cưới đã phôi pha...
Bước qua những ngày đông dài lê thê lạnh lẽo, những ngày mưa thúi đất thúi trời Thừa Thiên với cùng con nước dập dềnh dọa nạt. Bước qua ngày Mạ tôi còng lưng bên luống mạ ngày giáp xuân, bước qua tiếng gió rú dài than phiền trong đêm qua các ruồng tre già bên xóm cũ, để mà chạnh nhớ bếp lửa tàn chiều hôm khi nghe tiếng con uệnh oạng xa vắng ngoài truông.
Không phải vô cớ mà tôi chợt nghĩ về câu “về tới quê hương mà nhớ quê hương” của Baso, một vị thiền sư người Nhật, cũng không phải vô cớ mà ở một nơi tha hương kia, bất chợt nghe một giọng nam ai mà mình muốn xích lại gần nhau, trên đôi môi khô héo vì thời gian kia vẫn muốn chợt nở với nhau một nụ cười khả ái…
Điền Hải sáng nay chợt hửng lên làn nắng ấm, nắng nhăn nheo cười trong khóe mắt của mệ tui đang thảnh thơi bỏm bẻm nhai trầu nhìn con cháu, nắng hòa lúng liếng trong mùi hương trầm trong không gian nhà thờ làng Thế Chí Đông đang lên màu rêu phong cổ kính. Nắng lại về trong đôi mắt em tôi giữa ngập ngụa bụi đường phố thị bỗng “chộ” nhau một thoáng. Đôi mắt ướt bỗng mơ màng nhớ về Tam Giang với ngút ngàn cồn cát ấy một chiều ba mươi, nhớ về một cánh cò bay phía cuối trời xa xa vẫn mong có một lần trở về trong trái tim bật khóc. Người đã qua bao năm tháng xa quê lạc xứ một chiều hôm nhìn những cánh mai vàng nở vội giữa dòng đời tất bật mà chợt thắt lòng với quê hương.
Về lại quê hương trong nhiều cái đổi thay được, mất. Người xa quê có tuổi luôn chạnh nhớ về những khốn khó của năm xưa mà lưu luyến, người ta vẫn chạnh so sánh với cái quê hương thứ hai đã nặng lòng cưu mang trên bước đường lạc xứ ấy, có lẽ về quê hương mà vẫn còn nhớ đến quê hương là thế.
- Bữa mô mi về thăm nhà rứa hỉ?
Lặng nghe một tiếng trọ trẹ của quê mình trong quán khách mà như lạ như quen. Kẻ dứt lòng hay đang đậu lòng ở lại với quê hương vẫn không thể không nao nao bước chân đi, về quê mình trong trĩu nặng.
Phong Thái Am, 2012
N.M.Q
(SH288/02-13)
Tháng 3-4/1975 Phó Cục trưởng Cục Quân nhu Từ Giấy và con trai Từ Đễ cùng hướng tới Sài Gòn bằng con đường khác nhau: người cha đi theo đường mòn Hồ Chí Minh, người con đi bằng máy bay.
TRẦN PHƯƠNG TRÀ
Cuối năm 1961, tôi rời Vụ Báo chí Bộ Ngoại giao về làm biên tập viên chương trình Tiếng thơ Đài Tiếng nói Việt Nam. Chương trình này nằm trong Phòng Văn học do nhà văn Trọng Hứa làm Trưởng phòng.
KIMO
Mười Cents, một đồng xu nhỏ nhất, mỏng nhất được gọi là “dime” và đồng xu nầy được đúc với chất liệu 90 phần trăm bạc và 10 phần trăm đồng như đồng xu năm cents và 25 cents nhưng lại khác với đồng xu một cent.
HƯỚNG TỚI 70 NĂM THÀNH LẬP LIÊN HIỆP CÁC HỘI VHNT THỪA THIÊN HUẾ
TÔ NHUẬN VỸ
HƯỚNG TỚI KỶ NIỆM 70 NĂM NGÀY THÀNH LẬP LIÊN HIỆP CÁC HỘI VHNT THỪA THIÊN HUẾ
NGUYỄN KHẮC PHÊ
KỶ NIỆM 40 NĂM GIẢI PHÓNG THỪA THIÊN HUẾ
NGÔ KHA
LTS: Dưới đây là một ghi chép của cố nhà báo, nhà nghiên cứu lịch sử Ngô Kha về những ngày đầu đoàn quân giải phóng về thành Huế dịp 26/3/1975. Rất ngắn gọn, song đoạn ghi chép đã gợi lại cho chúng ta không khí sôi nổi, nô nức những ngày đầu.
Lời nói đầu: Mỗi khi về nhà ở Quỳnh Mai, tôi luôn hình dung thấy Cha tôi đang ngồi đâu đó quanh bàn làm việc của mình. Trong một lần về nhà gần đây, sau khi thắp hương cho Cha, chờ hương tàn bèn mang máy đánh chữ, là vật hết sức gần gũi đã gắn bó với Cha tôi cho tới khi mất, để lau chùi, làm vệ sinh.
Những năm 1973-1976, đến Paris tôi bắt đầu công việc sinh viên, vừa làm vừa học là ký tên và đánh số giùm tranh litho cho Họa sĩ Lê Bá Đảng.
SƠN TÙNG
Một ngày giáp Tết Canh Dần - tháng 2/1950, gặp dịp đi qua làng Sen, tôi ghé vào thăm nơi đã lưu lại những kỷ niệm tuổi thơ của Người.
L.T.S: Vương Đình Quang nguyên là thư ký tòa soạn báo "Tiếng Dân" do Huỳnh Thúc Kháng làm chủ biên, vừa là thư ký riêng của nhà yêu nước Phan Bội Châu, chuyên giúp Phan Bội Châu hoàn chỉnh những văn bản tiếng Việt trong mười lăm năm cuối đời sống và sáng tác tại Huế. Bài này trích từ "Hồi ký về cụ Phan và cụ Huỳnh" do chính tác giả viết tại quê hương Nam Đàn Nghệ Tĩnh khi tác giả vừa tròn 80 tuổi (1987).
NGUYỄN NGUYÊN
Tháng 6-1966, ở Sài Gòn, giữa cái rừng báo chí mấy chục tờ báo hằng ngày, báo tháng, báo tuần, bỗng mọc thêm một từ bán nguyệt san: Tin Văn.
Cứ vào những ngày cuối năm, khi làm báo tết, trong câu chuyện cà phê sáng, làng báo Sài Gòn hay nhắc đến họa sĩ Choé, tác giả những bức tranh biếm - hí họa từng không thể thiếu trên khắp các mặt báo. Có thể nói, cùng với nhà văn Sơn Nam, nhà thơ Bùi Giáng, nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, họa sĩ Ớt - Huỳnh Bá Thành, danh ca Út Trà Ôn, danh hài Văn Hường,… họa sĩ tuổi Mùi - Choé là một trong những “quái kiệt” của Sài Gòn.
(Lược thuật những hoạt động nhân kỷ niệm 5 năm Sông Hương)
(Bài phát biểu của nhà văn Tô Nhuận Vỹ - Nguyên Tổng biên tập tạp chí Sông Hương trong lễ kỷ niệm 5 năm)
(SHO). Huế đầu đông. Mưa lâm thâm,dai dẳng. Mưa kéo theo các cơn lạnh se lòng. Cái lạnh không đậm đà như miền Bắc không đột ngột như miền Nam, nó âm thầm âm thầm đủ để làm xao xuyến nổi lòng người xa quê... Ngồi một mình trong phòng trọ, con chợt nhớ, một mùa mưa, xa rồi...
(SHO). Mùa mưa cứ thế đến, những nỗi nhớ trong tôi lại từng cái từng cái ùa về, thổi qua và tôi chợt nhận ra trong lúc ngây ngốc tôi đã bỏ quên nhiều thứ như vây; bỏ quên những người thân yêu trong nỗi nhớ của tôi, ở trong kỉ niệm đã qua và giờ tôi nhớ ra cảm giác hạnh phúc, vui vẻ khi ở bên họ, để từ đó tôi quý trọng hơn nữa những giây phút bên cạnh những người mà tôi yêu thương.
NGUYỄN ĐẮC XUÂN
Sau một thời gian bị bệnh hiểm nghèo, ca sĩ Hà Thanh đã qua đời vào lúc 19 giờ 30 ngày 1 tháng 1 năm 2014 (giờ Boston) tại thành phố Boston, tiểu bang Massachusetts, Hoa Kỳ.
ĐẶNG VĂN NGỮ
Hồi ký
Cha tôi lúc còn nhỏ tự học chữ nho có tiếng là giỏi, nhưng đến tuổi đi thi thì thực dân Pháp đã bãi bỏ các kỳ thi chữ nho.
TÔ NHUẬN VỸ
Lớp sinh viên chúng tôi tốt nghiệp Khoa Văn - Sử trường Đại học Sư phạm Hà Nội năm 1964, đúng vào thời điểm Mỹ đánh phá miền Bắc và Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam kêu gọi con em miền Nam đang ở miền Bắc hãy trở về chiến đấu cho quê hương.
Giải phóng quân Huế với phong trào Nam tiến
PHẠM HỮU THU