NGUYỄN MẠNH QUÝ
Có lẽ bởi một nỗi niềm đau đáu về quê hương, nơi mình được sinh ra và chắt chiu nuôi dưỡng trong từng hạt cát, từng trận mưa dầm dề thúi trời thúi đất hay nắng lửa trên cồn khô cát cháy, mà những con người ở đây sẵn mang một tấm lòng lồng lộng gió trời trải đi khắp muôn phương...
Những con người bên kia phá Tam Giang lớn lên trong ăm ắp kỷ niệm mến thương, lớn lên trong khốn khó của một thời lịch sử, để một mai kia, hành trang vào đời mộc mạc chỉ là một tâm hồn lồng lộng nắng gió miền cát biển nhưng đã trải khắp muôn phương với niềm tự hào trong trẻo như giọt sương mai đầu hạ.
Người từ các nẻo trên mảnh đất Thừa Thiên, một mai khi lạc xứ, tự nhiên được người ta gọi một tên chung thật dễ thương và cũng thật “dễ ghét”: Dân Huế, người Huế. Cũng có sao đâu bởi từ muôn nẻo ấy, họ đã tìm nhau, gặp nhau để thổ lộ một nỗi niềm riêng chung: Nhớ Huế! Có lẽ, bởi cái niềm thương đau đáu ấy mà bà con nhà “miềng” luôn ao ước được xích gần nhau hơn, được nghe lại tiếng quê miềng ròng, không lai tạp, được dành dụm gởi gắm một chút tình về nơi quê hương một thời ôm ấp nuôi dưỡng thành người như sự tỏ lòng biết ơn không bao giờ nói hết.
Người đã xa quê hương vài chục năm mang theo nhiều hoài niệm. Hoài niệm riêng tư không biết tỏ cùng ai, hoài niệm chung chạ về một miền quê tháng ngày oằn mình chống đỡ thiên nhiên khắc nghiệt, hoài niệm về những con người đã nếm trải một thời khốn khó mà quá đỗi thân thương.
Là kẻ đã sống nhiều năm trong cái nắng nhễ nhại của phố thị hay cái nắng hoang vu nơi các miền hải ngoại, đều đã có thật nhiều hôm vọng day dứt nỗi niềm cái nắng nơi quê nhà. Nắng dát vàng bên miền cồn cát, nắng đong đưa điệu ru hời trong giấc ban trưa từng ngõ xóm, nắng khét mái tóc học trò trên từng con đường cát dài tới lớp, nắng chạy lò cò với bước chân con gái trên trảng cát ngập tràn màu nắng trắng, nắng thơm thơm từng chẹn lúa tháng năm, nắng quện vàng trên vai nặng mồ hôi Mạ qua những cồn cát dài trong chiều muộn, và nắng chang chang bến đò ngày chờ em tôi qua phá trong chiếc áo cưới đã phôi pha...
Bước qua những ngày đông dài lê thê lạnh lẽo, những ngày mưa thúi đất thúi trời Thừa Thiên với cùng con nước dập dềnh dọa nạt. Bước qua ngày Mạ tôi còng lưng bên luống mạ ngày giáp xuân, bước qua tiếng gió rú dài than phiền trong đêm qua các ruồng tre già bên xóm cũ, để mà chạnh nhớ bếp lửa tàn chiều hôm khi nghe tiếng con uệnh oạng xa vắng ngoài truông.
Không phải vô cớ mà tôi chợt nghĩ về câu “về tới quê hương mà nhớ quê hương” của Baso, một vị thiền sư người Nhật, cũng không phải vô cớ mà ở một nơi tha hương kia, bất chợt nghe một giọng nam ai mà mình muốn xích lại gần nhau, trên đôi môi khô héo vì thời gian kia vẫn muốn chợt nở với nhau một nụ cười khả ái…
Điền Hải sáng nay chợt hửng lên làn nắng ấm, nắng nhăn nheo cười trong khóe mắt của mệ tui đang thảnh thơi bỏm bẻm nhai trầu nhìn con cháu, nắng hòa lúng liếng trong mùi hương trầm trong không gian nhà thờ làng Thế Chí Đông đang lên màu rêu phong cổ kính. Nắng lại về trong đôi mắt em tôi giữa ngập ngụa bụi đường phố thị bỗng “chộ” nhau một thoáng. Đôi mắt ướt bỗng mơ màng nhớ về Tam Giang với ngút ngàn cồn cát ấy một chiều ba mươi, nhớ về một cánh cò bay phía cuối trời xa xa vẫn mong có một lần trở về trong trái tim bật khóc. Người đã qua bao năm tháng xa quê lạc xứ một chiều hôm nhìn những cánh mai vàng nở vội giữa dòng đời tất bật mà chợt thắt lòng với quê hương.
Về lại quê hương trong nhiều cái đổi thay được, mất. Người xa quê có tuổi luôn chạnh nhớ về những khốn khó của năm xưa mà lưu luyến, người ta vẫn chạnh so sánh với cái quê hương thứ hai đã nặng lòng cưu mang trên bước đường lạc xứ ấy, có lẽ về quê hương mà vẫn còn nhớ đến quê hương là thế.
- Bữa mô mi về thăm nhà rứa hỉ?
Lặng nghe một tiếng trọ trẹ của quê mình trong quán khách mà như lạ như quen. Kẻ dứt lòng hay đang đậu lòng ở lại với quê hương vẫn không thể không nao nao bước chân đi, về quê mình trong trĩu nặng.
Phong Thái Am, 2012
N.M.Q
(SH288/02-13)
Vùng quê nghèo chúng tôi nằm sát chân núi Hồng Lĩnh có Hàm Anh (nay là xóm 1 xã Tân Lộc) từng sản sinh ra một Tiến sĩ xuất thân Đệ nhị giáp (Hoàng giáp) (1499) đời Lê Hiến tông tên là Phan Đình Tá (1468-?)
HỒ DZẾNH
Hồi ký
Mai sau dù có bao giờ
Đốt lò hương ấy, so tơ phím này
NGUYỄN DU
LÝ HOÀI THU
Tôi nhớ… một chiều cuối hạ năm 1972, trên con đường làng lát gạch tại nơi sơ tán Ứng Hòa - Hà Tây cũ, lần đầu tiên tôi nhìn thấy thầy. Lúc đó lớp Văn K16 của chúng tôi đang bước vào những tuần cuối của học kỳ II năm thứ nhất.
PHẠM THỊ CÚC
(Tặng bạn bè Cầu Ngói Thanh Toàn nhân Ngày Thương binh Liệt sĩ)
Người ta vẫn nói Tô Hoài là “nhà văn của thiếu nhi”. Hình như chưa ai gọi ông là “nhà văn của tuổi già”. Cho dù giai đoạn cuối trong sự nghiệp của ông – cũng là giai đoạn khiến Tô Hoài trở thành “sự kiện” của đời sống văn học đương đại chứ không chỉ là sự nối dài những gì đã định hình tên tuổi ông từ quá khứ - sáng tác của ông thường xoay quanh một hình tượng người kể chuyện từng trải qua nhiều thời kỳ lịch sử, nhiều thăng trầm của đời sống, giờ đây ngồi nhớ lại, ngẫm lại, viết lại quá khứ, không phải nhằm dạy dỗ, khuyên nhủ gì ai, mà chỉ vì muốn lưu giữ và thú nhận.
CAO THỊ QUẾ HƯƠNG
Tôi được gặp và quen nhạc sĩ Trịnh Công Sơn vào những ngày đầu mùa hè năm 1966 khi anh cùng anh Trần Viết Ngạc đến trụ sở Tổng hội Sinh viên, số 4 Duy Tân, Sài Gòn trình diễn các bài hát trong tập “Ca khúc da vàng”.
THÁI KIM LAN
Lớp đệ nhất C2 của chúng tôi ở trường Quốc Học thập niên 60, niên khóa 59/60 gồm những nữ sinh (không kể đám nam sinh học trường Quốc Học và những trường khác đến) từ trường Đồng Khánh lên, những đứa đã qua phần tú tài 1.
Nhung nhăng, tần suất ấy dường như khá dày, là ngôn từ của nhà văn Tô Hoài để vận vào những trường hợp, lắm khi chả phải đi đứng thế này thế nọ mà đương bập vào việc chi đó?
Tôi được quen biết GS. Nguyễn Khắc Phi khá muộn. Đó là vào khoảng đầu những năm 80 của thế kỉ trước, khi anh được chuyển công tác từ trường ĐHSP Vinh ra khoa Văn ĐHSPHN.
Năm 1960, tôi học lớp cuối cấp 3. Một hôm, ở khu tập thể trường cấp 2 tranh nứa của tôi ở tỉnh, vợ một thầy giáo dạy Văn, cùng nhà, mang về cho chồng một cuốn sách mới. Chị là người bán sách.
DƯƠNG PHƯỚC THU
LTS: Trên số báo 5965 ra ngày 07/02/2014, báo Thừa Thiên Huế có bài “Vài điều trong các bài viết về Cố Đại tướng Nguyễn Chí Thanh”, của tác giả Phạm Xuân Phụng, trong đó có nhắc nhiều đến các bài viết về Đại tướng đã đăng trên Sông Hương số đặc biệt tháng 12/2013 (số ĐB thứ 11), và cho rằng có nhiều sai sót trong các bài viết đó.
NGUYỄN THỊ PHƯỚC LIÊN
(Thương nhớ Cẩm Nhung của Hương, Lại, Nguyệt, Liên)
BÙI KIM CHI
Trời cuối thu. Rất đẹp. Lá phượng vàng bay đầy đường. Tôi đang trong tâm trạng náo nức của một thoáng hương xưa với con đường Bộ Học (nay là Hàn Thuyên) của một thời mà thời gian này thuở ấy tôi đã cắp sách đến trường. Thời con gái của tôi thênh thang trở về với “cặp sách, nón lá, tóc xõa ngang vai, đạp xe đạp…”. Mắt rưng rưng… để rồi…
LÊ MINH
Nguyên Tư lệnh chiến dịch Bí thư Thành ủy Huế (*)
… Chỉ còn hai ngày nữa là chiến dịch mở; tôi xin bàn giao lại cho Quân khu chức vụ "chính ủy Ban chuẩn bị chiến trường" để quay về lo việc của Thành ủy mà lúc đó tôi vẫn là Bí thư.
NGUYỄN KHOA BỘI LAN
Cách đây mấy chục năm ở thôn Gia Lạc (hiện nay là thôn Tây Thượng) xã Phú Thượng có hai nhà thơ khá quen thuộc của bà con yêu thơ xứ Huế. Đó là bác Thúc Giạ (Ưng Bình) chủ soái của Hương Bình thi xã và cha tôi, Thảo Am (Nguyễn Khoa Vi) phó soái.
(SHO). Nhân dân Việt Nam khắc sâu và nhớ mãi cuộc chiến đấu can trường bảo vệ biên giới tổ quốc thân yêu tháng 2/1979. Điều đó đã thêm vào trang sử hào hùng về tinh thần bảo vệ chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ thiêng liêng của dân tộc.
NGUYỄN CƯƠNG
Có nhiều yếu tố để Cố đô Huế là một trung tâm văn hóa du lịch, trong đó có những con đường rợp bóng cây xanh làm cho Huế thơ mộng hơn, như đường Lê Lợi chạy dọc bên bờ sông Hương, đường 23/8 đi qua trước Đại Nội, rồi những con đường với những hàng cây phượng vỹ, xà cừ, bằng lăng, me xanh... điểm tô cho Huế.
HOÀNG HƯƠNG TRANG
Cách nay hơn một thế kỷ, người Huế, kể cả lớp lao động, nông dân, buôn bán cho đến các cậu mợ, các thầy các cô, các ông già bà lão, kể cả giới quý tộc, đều ghiền một lại thuốc lá gọi là thuốc Cẩm Lệ.
PHẠM HỮU THU
Với tư cách là Bí thư Tỉnh ủy lâm thời và Chủ tịch Uỷ ban Mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh (Việt Minh) của tỉnh Thừa Thiên - Huế, đầu năm 1942, sau khi vượt ngục trở về, đồng chí Nguyễn Chí Thanh đã có quãng thời gian gắn bó với vùng đầm Cầu Hai, nơi có cồn Rau Câu, được Tỉnh ủy lâm thời chọn làm địa điểm huấn luyện đội ngũ cán bộ, đảng viên.
Để đảm bảo bí mật và an toàn, Tỉnh ủy đã chọn một số cơ sở là cư dân thủy diện đảm trách việc bảo vệ và đưa đón cán bộ.
Số cơ sở này chủ yếu là dân vạn đò của làng chài Nghi Xuân.
TRẦN NGUYÊN
Thăm Khu lưu niệm Đại tướng Nguyễn Chí Thanh, như được trở về mái nhà thân thương nơi làng quê yêu dấu. Những ngôi nhà bình dị nối nhau với liếp cửa mở rộng đón ánh nắng rọi vào góc sâu nhất.