Đi tour du lịch lăng tẩm - gặp những người giữ lăng

09:02 08/04/2010
DĨNH QUỐC ANHLăng tẩm Huế là một trong những thành tựu rực rỡ bậc nhất của kiến trúc văn hóa cổ Việt Nam. Ngoài 8 lăng chính của các vua Gia Long, Minh Mạng,Thiệu Trị, Tự Đức, Dục Đức, Kiến Phúc, Đồng Khánh, Khải Định, còn có đến hàng ngàn ngôi mộ tồn tại qua nhiều thế kỷ của các bậc danh nhân văn hóa, người có công với đất nước.

Vườn thư pháp - Ảnh: Hồ Vĩnh

Trải qua gần hai thế kỷ trong điều kiện khí hậu khắc nghiệt, chiến tranh tác động khiến nhiều lăng mộ hư hỏng nặng. Gần 20 năm trở lại đây lăng tẩm các vua nhà Nguyễn đã được Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế (TTBTDTCĐ Huế) bảo vệ, chăm sóc gìn giữ. Ngoài việc tuyển dụng nhân viên bảo vệ mới nhưng TTBTDCTĐ Huế vẫn lưu dụng một số lính hộ lăng cũ.

Theo lời giới thiệu, tôi tìm gặp những người hộ lăng (giữ lăng) như các cụ Phạm Hạp, Tôn Thất Ta, Đinh Văn Hùng... Cụ Hùng nguyên bảo vệ lăng Thiệu Trị nay đã nghỉ hưu cho biết: "Trước đây việc chăm sóc miếu điện, lăng tẩm triều Nguyễn thường dùng người trong tông tộc. Vì họ coi lăng mộ là những nơi yên nghỉ của linh hồn các vị tiên đế và phải tuân thủ các nghi thức tế tự được đặt ra từ trước. Nhiều chức năng quản lý công việc cũng được giao cho các quan Chánh giám sứ và Phó giám sư sơn lăng. Qua đời các vua Thiệu Trị, Tự Đức còn gọi là Thủ hộ chánh sứ, vị quan này điều hành công việc bảo vệ lăng tẩm". Còn cụ Phạm Hạp, cựu bảo vệ lăng khải Định nói: "Sau khi triều Nguyễn cáo chung công việc của chúng tôi được cất cử dưới sự chỉ đạo của một "ông đội". Mà "ông đội" thường giáo huấn chúng tôi phải luôn mang trong mình một tấm lòng thật trong trẻo và gạt ra mọi chuyện đời thường. Tôi nhớ một việc trong thời gian còn làm bảo vệ - một người dân ở trước lăng Khải Định chỉ lấy một viên đá tảng đem về nhà kê đồ dùng, nhưng không ngờ mang họa cho gia đình. Sau đó họ phải đưa viên đá ấy trả lại chỗ cũ". Cho hay bất cứ vật gì ở các lăng tẩm đều có "thần" giữ.

(Lăng Tự Đức - Ảnh: Internet)


Quy định dưới thời vua Minh Mạng thì việc tuyển dụng lính hộ lăng đều lấy người dân ở các xã lân cận nơi có khu lăng tọa lạc. Cụ Lê Vân ở xã Thủy Xuân cho tôi xem tờ chiếu có ấn ký "Quốc gia tín bảo" mà cụ cất giữ đã 175 năm. Tờ chiếu đề ngày 26 tháng 3 năm Minh Mạng thứ 6 (1825) ban cho ông cố sơ của cụ là Lê Văn Mạo thuộc lính hộ lăng có công chăm sóc lăng tẩm, miếu mộ: "Chiếu ông Lê Văn Mạo ở thập 1 đội 7 thuộc quân Trung vệ giữ lăng quê Dương Xuân (nay xã Thủy Xuân), tổng Vỹ Dã, huyện Hương Trà, phủThừaThiên được chuẩn cho thực thụ chức đội trưởng tước Mạo tài bá, ở nguyên thập 1 thuộc vệ đội cũ, cai quản lính trong thập, theo sự cất cử công việc vủa viên suất đội. Nhược bằng thiếu cần mẫn trong công việc thì chiếu theo quân pháp mà xử lý. Kính đấy!". Cụ Lê Vân cho biết thêm ngoài số lính trên, ở lăng Tự Đức còn có các cô phụng trực lo việc quét dọn hương khói. Nhà thơ Vân Bình Tôn Thất Lương khi thăm lăng Tự Đức đã chứng kiến tận mắt: "Dâng hương đầu bạc bốn năm cô/Quét lá áo xanh ba bốn chú".

Hôm mới rồi Tuần Văn hóa Thụy Sĩ đã khai mạc tại nhà Tả Vu (Đại Nội Huế), tôi đứng lại trước một bức ảnh trong tổng số 159 bức ảnh Việt Nam đầu thế kỷ XX do Đại sứ quán Thụy Sĩ trao tặng TTBTDTCĐ Huế; đó là bức ảnh chụp 8 cô phụng trực với dòng chú thích "Các cô phụng trực đứng trước điện Hòa Khiêm - lăng Tự Đức". Xem xong tôi nhớ tới một cô phụng trực cuối cùng hiện còn sống ở Huế. Tôi đến nhà cô Tôn Nữ Thị Kính ở phường An Cựu. Cô Kính thuật lại: "Lúc 12 tuổi tôi theo bà cô của tôi lên ở lăng Thiệu Trị, tiếp đến lăng Tự Đức, rồi đến lăng Khải Định. Ở lăng công việc của tôi buổi sáng quét dọn trong điện, thắp nhang và hầu nước, tức cúng trà. Trước ngày có lễ kỵ thì lau chùi các đồ bảo vật. Đến năm 1992 do tuổi già sức yếu nên tôi xin nghỉ. Tôi tưởng về nhà không ai quan tâm, nhưng năm nào TTBTDTCĐ Huế có cử nhân viên sang thăm và tặng quà.

Anh Lê Đình Sáu, trưởng phòng Quản lý bảo vệ thuộc TTBTDTCD Huế cởi mở tiếp tôi tại văn phòng. Anh Sáu cho biết hiện nay lực lượng bảo vệ di tích có gần 200 cán bộ, nhân viên. Trên địa bàn gần 30 đơn vị trực thuộc phòng Quản lý bảo vệ, trong đó có thêm 7 di tích được khoanh vùng bảo vệ, đó là điện Voi Ré, Võ Miếu, Trấn Hải Thành, nhà lưu niệm bà Hoàng Thái hậu Từ Cung, Hải Vân quan, lăng Cơ Thánh và cụm di tích lăng chúa Nguyễn Hoàng, gồm 4 lăng là Trường Cơ, Trường Thiệu, Trường Thái, và Hải Đông Quận Vương (thôn Khe Trẹm, xã Hương Thọ, huyện Hương Trà). Trong dịp Festival Huế 2000 chúng tôi đã tăng cường bảo vệ ở các di tích và có phương án tại chỗ.

Lăng Gia Long nằm cách kinh thành Huế khoảng 16 km về phía Tây Nam. Khu lăng này rộng 2.875 ha, nhưng phần lớn các cấu trúc bên ngoài điện Minh Thành thì trao cho thiên nhiên hoàn thiện. Đứng giữa rừng thông có trên 100 năm tuổi, tôi mới tìm lại được ý thức về sự hòa hợp với thiên nhiên. Ở đây không gian hoang phế đã được đẩy lùi. Anh Nguyễn Văn Di, tổ trưởng bảo vệ lăng Gia Long chân tình nói: "Anh em bảo vệ không chỉ làm một việc "đứng gác" các công trình kiến trúc mà còn phối hợp mở rộng diện tích làm vệ sinh, bảo đảm cảnh quan trong, ngoài cũng như các khu vực tiếp giáp của di tích, bảo vệ rừng thông cổ, trồng thêm mới nhiều thông, làm tăng thêm mỹ quan chung của di sản văn hóa".

Tôi đến lăng Tự Đức vào một chiều êm ả, tiếng ve ngân nga vang lừng cả khu lăng. Từ trên thềm bậc rồng nhìn xuống hồ Lưu Khiêm, tôi thấy trong lòng bỗng lắng xuống một cảm giác bình an khôn tả. Anh Nguyễn Văn Trung, nân viên bảo vệ tâm sự: "Tổ bảo vệ chúng tôi gồm 16 người và được bố trí công việc theo lịch trực. Riêng tôi phụ trách bảo vệ từ lăng mộ Lệ Thiên Anh hoàng hậu (vợ chính vua Tự Đức) đến mộ vua Kiến Phúc và điện Chấp Khiêm. Hàng ngày chúng tôi quét dọn làm sạch khuôn viên nội tẩm, các bức tường xung quanh, xử lý các cây bám vào tường. Trong những ngày diễn ra Festival Huế 2000 thì số lượng du khách đến tham quan quá đông nên nhiệm vụ và trọng trách công việc lại nhiều, không những bảo vệ bên trong mà còn phải tuần tra bên ngoài khu lăng, bảo đảm tuyệt đối an toàn cho du khách".

Theo quy chế của triều Nguyễn khi xây dựng lăng tẩm đều có cắm mốc giới để bảo vệ cảnh quan công trình. Mới đây trong đợt khảo sát thực địa trên vùng đồi núi xã Thủy Xuân, chúng tôi đã tìm thấy một cột mốc giới bị cây bụi phủ lấp. Cột mốc có hình trụ tròn, xây bằng đá gan gà cao 0,60m, đường kính 0,45m, chung quanh trát vôi vữa. Đây là cột mốc giới hiếm hoi còn lại nằm bên ngoài tường thành lăng Tự Đức khoảng 100m về phía Đông. Cụ Lê Vân là người địa phương nói: "Khi xây dựng khu lăng thì đã có cột mốc giới này".

Số liệu của TTBTDTCĐ Huế cho biết, số hộ vi phạm đất khoanh vùng bảo vệ trong đó có khu di tích các lăng Dục Đức, Thành Thái, Duy Tân là 21 hộ (89 khẩu và 1.460m2); lăng Tự Đức 12 hộ (40 khẩu và 672m2). Anh Thân Bá Trọng, tổ trưởng bảo vệ lăng Tự Đức nói: "Hiện nay chúng tôi phải căn cứ vào mốc giới để xác định vùng quản lý di tích". Qua việc tìm thấy cột mốc đá cổ ở khu vực lăng Tự Đức, chứng tỏ việc khoanh vùng bảo vệ cảnh quan di tích có cách đây hơn 100 năm.

Cố đô Huế
D.Q.A
(135/05-00)



Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • VÕ NGỌC LANNếu cuộc đời người là một trăm năm hay chỉ là sáu mươi năm theo vòng liên hoàn của năm giáp, thì thời gian tôi sống ở Huế không nhiều. Nhưng những năm tháng đẹp nhất của đời người, tôi đã trải qua ở đó. Nơi mà nhiều mùa mưa lê thê cứ như níu giữ lấy con người.

  • LTS: Đại Học Huế đang ở tuổi 50, một tuổi đời còn ngắn ngủi so với các Đại học lớn của thế giới. Nhưng so với các Đại học trong nước, Đại Học Huế lại có tuổi sánh vai với các Đại học lớn của Việt như ở Hà Nội và TP Hồ Chí Minh. Trên hành trình phát triển của mình, Đại Học Huế đã góp phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế, giáo dục, văn hoá ở miền Trung, Tây Nguyên, đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao cho khu vực và cả nước. Nhân dịp kỷ niệm này, TCSH phân công ông Bửu Nam, biên tập viên tạp chí, trao đổi và trò chuyện với PGS.TS. Nguyễn Văn Toàn, Giám đốc Đại Học Huế. Trân trọng giới thiệu với bạn đọc cuộc trò chuyện này.

  • VÕ ĐẮC KHÔICó một thời người Huế loay hoay đi vỡ núi, phá rừng trồng khoai sắn. Có một thời người Huế tìm cách mở cảng nước sâu để vươn ra biển lớn, hay đón những con tàu viễn xứ xa xôi. Cả nước, các tỉnh thành láng giềng như Quảng Bình, Quảng Trị, Đà Nẵng cũng đều ra sức làm như thế, sao ta có thể ngồi yên?

  • TRẦN ĐÌNH SƠNĐất Việt là cái nôi sinh trưởng của cây trà và người Việt biết dùng trà làm thức uống thông thường, lễ phẩm cúng tế, dâng tặng, ban thưởng từ hàng ngàn năm nay.

  • NGUYỄN XUÂN HOÀNGTừng là đất Kẻ Chợ – kinh đô triều Nguyễn xưa, ẩm thực Huế dựa trên nền tảng triết lý của cái đẹp, món ăn món uống phải ngon nhưng nhất thiết phải đẹp, vị phải đi với mỹ, thiếu mỹ thì không còn vị nữa.

  • TRƯƠNG THỊ CÚCTrong vô vàn những bài thơ viết về Huế, hai câu thơ của Phan Huyền Thư dễ làm chúng ta giật mình:Muốn thì thầm vuốt ve Huế thật khẽLại sợ chạm vào nơi nhạy cảm của cơ thể Việt Nam                                                                    (Huế)

  • FRED MARCHANT(*)                                                                                      Trong chuyến viếng thăm Huế lần thứ hai vào năm 1997, tôi làm một bài thơ đã đăng trong tập thứ hai của tôi, Thuyền đầy trăng (Full Moon Boat). Bối cảnh bài thơ là một địa điểm khảo cổ nổi danh ở Huế. Có thể nói là bài thơ này thực sự ra đời (dù lúc đó tôi không biết) khi nhà thơ Võ Quê đề nghị với tôi và các bạn trong đoàn ghé thăm Đàn Nam Giao trước khi đi ăn tối ở một quán ăn sau Hoàng Thành bên kia sông Hương.

  • TRẦN KIÊM ĐOÀNDu khách là người trong mắt nhìn và qua cảm nhận của chính người đó.

  • TRƯƠNG THỊ CÚCTừ buổi hồng hoang của lịch sử, hình ảnh ban đầu của xứ Huế chỉ thấp thoáng ẩn hiện qua mấy trang huyền sử của đất nước Trung Hoa cổ đại. Tài liệu thư tịch cổ của Trung Quốc đã kể lại từ năm Mậu Thân đời vua Đường Nghiêu (2353 năm trước Công nguyên), xứ Việt Thường ở phương Nam đã đến hiến tặng vua Nghiêu con rùa thần từng sống qua ngàn năm tuổi.

  • HỒ ĐĂNG THANH NGỌCCó một hiện tượng lịch sử lý thú, ở những nơi khác vốn dĩ bình thường  nhưng ở Huế theo tôi là rất đặc biệt, đó là tại mảnh đất này sau hơn ba mươi năm ngày đất nước thống nhất, đã hình thành một thế hệ nữ doanh nhân thành đạt giữa chốn thương trường.

  • MINH TÂMTôi nghe bà con bán tôm ở chợ Bến Ngự kháo nhau: Dân nuôi tôm phá Tam Giang đã xây miếu thờ “Ông tổ nghề” của mình gần chục năm rồi. Nghe nói miếu thờ thiêng lắm, nên bà con suốt ngày hương khói, cả những người nuôi tôm ở tận Phú Lộc, dân buôn tôm ở Huế cũng lặn lội vượt Phá Tam Giang lễ bái tổ nghề.

  • PHẠM THỊ ANH NGA"Hiểu biết những người khác không chỉ đơn giản là một con đường có thể dẫn đến hiểu biết bản thân: nó là con đường duy nhất" (Tzvetan Todorov)

  • TRẦN ĐỨC ANH SƠNSau hơn 1,5 thế kỷ được các chúa Nguyễn chọn làm thủ phủ của Đàng Trong, đến cuối thế kỷ XVIII, Huế trở thành kinh đô vương triều Tây Sơn (1788 - 1801) và sau đó là kinh đô của vương triều Nguyễn (1802 - 1945).

  • TRƯƠNG THỊ CÚC Sông Hương là một trong những nét đẹp tiêu biểu của thiên nhiên xứ Huế. Sông là hợp lưu của hai nguồn Hữu Trạch, Tả Trạch, chảy qua vùng đá hoa cương cuồn cuộn ghềnh thác, đổ dốc từ độ cao 900 mét đầu nguồn Hữu trạch, 600 mét đầu nguồn Tả trạch, vượt 55 ghềnh thác của nguồn hữu, 14 ghềnh thác của nguồn tả, chảy qua nhiều vùng địa chất, uốn mình theo núi đồi trùng điệp của Trường Sơn để gặp nhau ở ngã ba Bàng Lãng, êm ả đi vào thành phố, hợp lưu với sông Bồ ở Ngã Ba Sình và dồn nước về phá Tam Giang, đổ ra cửa biển Thuận An.

  • Chúng ta biết rằng trong thời đại ngày nay, khi đầu tư xây dựng những cơ sở nhằm đáp ứng nhu cầu cao của người đi du lịch, văn hóa ẩm thực được xem như là cánh cửa đầu tiên được mở ra để thu hút du khách.

  • Chúng tôi đi thăm đầm chim Quảng Thái, theo ông Trần Giải, Phó chủ tịch huyện Quảng Điền.

  • I. Chúng tôi xin tạm hiểu như sau về văn hóa Huế. Đó là văn hóa Đại Việt vững bền ở Thăng Long và Đàng Ngoài chuyển vào Thuận Hóa - Phú Xuân.

  • Thúng mủng Bao La đem ra đựng bột. Chiếu Bình Định tốt lắm ai ơi. Tạm tiền mua lấy vài đôi. Dành khi hiếu sự trải côi giường Lào.

  • LTS: Tiến sĩ Nguyễn Thuyết Phong hiện đang dạy tại trường đại học Kent State thuộc tiểu bang Ohio, . Đây là một trong những bài trích ra từ cuốn Hồi ký âm nhạc, gồm những bài viết về kinh nghiệm bản thân cùng cảm tưởng trong suốt quá trình đi đó đây, lên núi xuống biển, từ Bắc chí Nam của ông để sưu tầm về nhạc dân tộc. Được sự đồng ý của tác giả, TCSH xin trân trọng giới thiệu cùng độc giả.

  • Từ sau ngày giải phóng đến nay, tôi chưa một lần gặp lại Anh hùng Vai và Anh hùng Kan Lịch. Về Huế hoài nhưng lên A Lưới lại không đủ giờ và không dễ dàng gì. Những năm trước, đường về A Lưới còn chật hẹp, lổm chổm đất đá, lại hay sạt lở... đi về rất khó khăn và phải mất vài ngày. Đến Huế vào mùa khô thì lại ít thời giờ. Về Huế dịp mùa mưa thì đường về A Lưới luôn tắc nghẽn.