Vườn thư pháp - Ảnh: Hồ Vĩnh
Trải qua gần hai thế kỷ trong điều kiện khí hậu khắc nghiệt, chiến tranh tác động khiến nhiều lăng mộ hư hỏng nặng. Gần 20 năm trở lại đây lăng tẩm các vua nhà Nguyễn đã được Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế (TTBTDTCĐ Huế) bảo vệ, chăm sóc gìn giữ. Ngoài việc tuyển dụng nhân viên bảo vệ mới nhưng TTBTDCTĐ Huế vẫn lưu dụng một số lính hộ lăng cũ. Theo lời giới thiệu, tôi tìm gặp những người hộ lăng (giữ lăng) như các cụ Phạm Hạp, Tôn Thất Ta, Đinh Văn Hùng... Cụ Hùng nguyên bảo vệ lăng Thiệu Trị nay đã nghỉ hưu cho biết: "Trước đây việc chăm sóc miếu điện, lăng tẩm triều Nguyễn thường dùng người trong tông tộc. Vì họ coi lăng mộ là những nơi yên nghỉ của linh hồn các vị tiên đế và phải tuân thủ các nghi thức tế tự được đặt ra từ trước. Nhiều chức năng quản lý công việc cũng được giao cho các quan Chánh giám sứ và Phó giám sư sơn lăng. Qua đời các vua Thiệu Trị, Tự Đức còn gọi là Thủ hộ chánh sứ, vị quan này điều hành công việc bảo vệ lăng tẩm". Còn cụ Phạm Hạp, cựu bảo vệ lăng khải Định nói: "Sau khi triều Nguyễn cáo chung công việc của chúng tôi được cất cử dưới sự chỉ đạo của một "ông đội". Mà "ông đội" thường giáo huấn chúng tôi phải luôn mang trong mình một tấm lòng thật trong trẻo và gạt ra mọi chuyện đời thường. Tôi nhớ một việc trong thời gian còn làm bảo vệ - một người dân ở trước lăng Khải Định chỉ lấy một viên đá tảng đem về nhà kê đồ dùng, nhưng không ngờ mang họa cho gia đình. Sau đó họ phải đưa viên đá ấy trả lại chỗ cũ". Cho hay bất cứ vật gì ở các lăng tẩm đều có "thần" giữ.
Quy định dưới thời vua Minh Mạng thì việc tuyển dụng lính hộ lăng đều lấy người dân ở các xã lân cận nơi có khu lăng tọa lạc. Cụ Lê Vân ở xã Thủy Xuân cho tôi xem tờ chiếu có ấn ký "Quốc gia tín bảo" mà cụ cất giữ đã 175 năm. Tờ chiếu đề ngày 26 tháng 3 năm Minh Mạng thứ 6 (1825) ban cho ông cố sơ của cụ là Lê Văn Mạo thuộc lính hộ lăng có công chăm sóc lăng tẩm, miếu mộ: "Chiếu ông Lê Văn Mạo ở thập 1 đội 7 thuộc quân Trung vệ giữ lăng quê Dương Xuân (nay xã Thủy Xuân), tổng Vỹ Dã, huyện Hương Trà, phủThừaThiên được chuẩn cho thực thụ chức đội trưởng tước Mạo tài bá, ở nguyên thập 1 thuộc vệ đội cũ, cai quản lính trong thập, theo sự cất cử công việc vủa viên suất đội. Nhược bằng thiếu cần mẫn trong công việc thì chiếu theo quân pháp mà xử lý. Kính đấy!". Cụ Lê Vân cho biết thêm ngoài số lính trên, ở lăng Tự Đức còn có các cô phụng trực lo việc quét dọn hương khói. Nhà thơ Vân Bình Tôn Thất Lương khi thăm lăng Tự Đức đã chứng kiến tận mắt: "Dâng hương đầu bạc bốn năm cô/Quét lá áo xanh ba bốn chú". Hôm mới rồi Tuần Văn hóa Thụy Sĩ đã khai mạc tại nhà Tả Vu (Đại Nội Huế), tôi đứng lại trước một bức ảnh trong tổng số 159 bức ảnh Việt Nam đầu thế kỷ XX do Đại sứ quán Thụy Sĩ trao tặng TTBTDTCĐ Huế; đó là bức ảnh chụp 8 cô phụng trực với dòng chú thích "Các cô phụng trực đứng trước điện Hòa Khiêm - lăng Tự Đức". Xem xong tôi nhớ tới một cô phụng trực cuối cùng hiện còn sống ở Huế. Tôi đến nhà cô Tôn Nữ Thị Kính ở phường An Cựu. Cô Kính thuật lại: "Lúc 12 tuổi tôi theo bà cô của tôi lên ở lăng Thiệu Trị, tiếp đến lăng Tự Đức, rồi đến lăng Khải Định. Ở lăng công việc của tôi buổi sáng quét dọn trong điện, thắp nhang và hầu nước, tức cúng trà. Trước ngày có lễ kỵ thì lau chùi các đồ bảo vật. Đến năm 1992 do tuổi già sức yếu nên tôi xin nghỉ. Tôi tưởng về nhà không ai quan tâm, nhưng năm nào TTBTDTCĐ Huế có cử nhân viên sang thăm và tặng quà. Anh Lê Đình Sáu, trưởng phòng Quản lý bảo vệ thuộc TTBTDTCD Huế cởi mở tiếp tôi tại văn phòng. Anh Sáu cho biết hiện nay lực lượng bảo vệ di tích có gần 200 cán bộ, nhân viên. Trên địa bàn gần 30 đơn vị trực thuộc phòng Quản lý bảo vệ, trong đó có thêm 7 di tích được khoanh vùng bảo vệ, đó là điện Voi Ré, Võ Miếu, Trấn Hải Thành, nhà lưu niệm bà Hoàng Thái hậu Từ Cung, Hải Vân quan, lăng Cơ Thánh và cụm di tích lăng chúa Nguyễn Hoàng, gồm 4 lăng là Trường Cơ, Trường Thiệu, Trường Thái, và Hải Đông Quận Vương (thôn Khe Trẹm, xã Hương Thọ, huyện Hương Trà). Trong dịp Festival Huế 2000 chúng tôi đã tăng cường bảo vệ ở các di tích và có phương án tại chỗ. Lăng Gia Long nằm cách kinh thành Huế khoảng 16 km về phía Tây Nam. Khu lăng này rộng 2.875 ha, nhưng phần lớn các cấu trúc bên ngoài điện Minh Thành thì trao cho thiên nhiên hoàn thiện. Đứng giữa rừng thông có trên 100 năm tuổi, tôi mới tìm lại được ý thức về sự hòa hợp với thiên nhiên. Ở đây không gian hoang phế đã được đẩy lùi. Anh Nguyễn Văn Di, tổ trưởng bảo vệ lăng Gia Long chân tình nói: "Anh em bảo vệ không chỉ làm một việc "đứng gác" các công trình kiến trúc mà còn phối hợp mở rộng diện tích làm vệ sinh, bảo đảm cảnh quan trong, ngoài cũng như các khu vực tiếp giáp của di tích, bảo vệ rừng thông cổ, trồng thêm mới nhiều thông, làm tăng thêm mỹ quan chung của di sản văn hóa". Tôi đến lăng Tự Đức vào một chiều êm ả, tiếng ve ngân nga vang lừng cả khu lăng. Từ trên thềm bậc rồng nhìn xuống hồ Lưu Khiêm, tôi thấy trong lòng bỗng lắng xuống một cảm giác bình an khôn tả. Anh Nguyễn Văn Trung, nân viên bảo vệ tâm sự: "Tổ bảo vệ chúng tôi gồm 16 người và được bố trí công việc theo lịch trực. Riêng tôi phụ trách bảo vệ từ lăng mộ Lệ Thiên Anh hoàng hậu (vợ chính vua Tự Đức) đến mộ vua Kiến Phúc và điện Chấp Khiêm. Hàng ngày chúng tôi quét dọn làm sạch khuôn viên nội tẩm, các bức tường xung quanh, xử lý các cây bám vào tường. Trong những ngày diễn ra Festival Huế 2000 thì số lượng du khách đến tham quan quá đông nên nhiệm vụ và trọng trách công việc lại nhiều, không những bảo vệ bên trong mà còn phải tuần tra bên ngoài khu lăng, bảo đảm tuyệt đối an toàn cho du khách". Theo quy chế của triều Nguyễn khi xây dựng lăng tẩm đều có cắm mốc giới để bảo vệ cảnh quan công trình. Mới đây trong đợt khảo sát thực địa trên vùng đồi núi xã Thủy Xuân, chúng tôi đã tìm thấy một cột mốc giới bị cây bụi phủ lấp. Cột mốc có hình trụ tròn, xây bằng đá gan gà cao 0,60m, đường kính 0,45m, chung quanh trát vôi vữa. Đây là cột mốc giới hiếm hoi còn lại nằm bên ngoài tường thành lăng Tự Đức khoảng 100m về phía Đông. Cụ Lê Vân là người địa phương nói: "Khi xây dựng khu lăng thì đã có cột mốc giới này". Số liệu của TTBTDTCĐ Huế cho biết, số hộ vi phạm đất khoanh vùng bảo vệ trong đó có khu di tích các lăng Dục Đức, Thành Thái, Duy Tân là 21 hộ (89 khẩu và 1.460m2); lăng Tự Đức 12 hộ (40 khẩu và 672m2). Anh Thân Bá Trọng, tổ trưởng bảo vệ lăng Tự Đức nói: "Hiện nay chúng tôi phải căn cứ vào mốc giới để xác định vùng quản lý di tích". Qua việc tìm thấy cột mốc đá cổ ở khu vực lăng Tự Đức, chứng tỏ việc khoanh vùng bảo vệ cảnh quan di tích có cách đây hơn 100 năm. Cố đô Huế D.Q.A (135/05-00) |
Tuy chỉ là món ăn dân dã và phổ biến ở Huế, nhưng để chế biến được một tô bánh canh cá tràu ngon đúng vị… món ăn này cũng đòi hỏi người chế biến phải tỉ mẩn và khéo léo. Ở Huế, bánh canh có nhiều cách chế biến khác nhau, như bánh canh nấu tôm, chả cua, bò viên, da heo... Tuy nhiên, đặc sắc và thu hút nhất vẫn là bánh canh cá tràu (người Bắc gọi là cá quả, miền Nam gọi đó là cá lóc).
Huế những ngày này mưa dài lê thê. Từ sáng đến tối hầu như mưa không lúc nào ngớt. Đi kèm mưa là cái lạnh rét luồn vào da thịt, làm tím tái những khuôn mặt, bàn tay, đôi chân trần đang tất tả mưu sinh trên đường phố.
BẠCH LÊ QUANG
Nghệ thuật và âm nhạc nói riêng, khi vượt qua lằn ranh của hữu hạn sẽ trở thành những sấm truyền vĩnh hằng, một thứ Kinh mà con người sẽ truyền rao trong cõi nhân sinh đầy biến động.
HỒ THỊ HỒNG
Vua Thiệu Trị từng nói với bề tôi rằng: “Việc dạy học là chính sự trọng đại của triều đình”(1). Nhưng với truyền thống hiếu học của nhân dân ta, từ lâu vấn đề giáo dục đã được xã hội hóa một cách sâu rộng từ trong từng gia đình, dòng họ và toàn xã hội Việt Nam.
(SHO). “Đã mê ớt đỏ cay nồng
Tìm trong vị hến một dòng Hương xanh
Ruốc thơm, cơm nguội, rau lành
Mời nhau buổi sáng chân thành món quê”
PHẠM THỊ PHƯƠNG THẢO
Trong chuyến đi Huế dự lễ kỷ niệm ba mươi năm Tạp Chí Sông Hương vừa rồi, tôi được Tổng Biên Tập Hồ Đăng Thanh Ngọc ghé tai thông báo: “Chị cứ đi chơi Sông Hương và thăm quan quanh cố đô Huế những chỗ chưa biết, nhưng đừng nên khám phá hết để còn có cái thôi thúc mình lần sau vô Huế mà khám phá tiếp nữa. Nhưng dù đi đâu các anh chị cũng đừng quên đến thăm Gác Trịnh mới khánh thành nhé, hay lắm đấy, dù bận mấy cũng nên tranh thủ ghé thăm Gác Trịnh dù là vài phút ”.
HỒ ĐĂNG THANH NGỌC
Buổi sáng, tôi ngồi trong Gác Trịnh nhìn ra ngoài cửa sổ. Bên ngoài trời đang se sắt chuẩn bị mưa, sự se sắt nằng nặng.
PHẠM HUY THÔNG
Đầu năm 1986, nghĩ rằng năm nay là một năm có nhiều sự kiện trọng đại diễn ra trong nước ngoài nước, tôi e rằng kỷ niệm mùa hè 200 năm trước của Phú Xuân và của dân tộc, dù không phải là không có tầm vóc, có thể chỉ được chú ý có mức độ, - nếu có được nhắc đến.
LÊ HUY ĐOÀN
Những cửa thành của Kinh thành Huế ghi dấu những sự kiện từ kinh đô thất thủ ngày (23/5 năm Ất Dậu, 1885) sau cuộc chiến không cân sức giữa phe chủ chiến của triều đình Huế với giặc Pháp rồi đến sự tàn phá của thiên tai qua trận lụt 1953 làm 4 cửa thành đổ sập, rồi lại trải mình qua chiến sự Tết Mậu Thân (1968) với bao nhiêu vết hằn của bom đạn.
VÕ NGỌC LAN
Như một mặc định của thời gian khi Huế là kinh đô của cả nước và nơi đây cũng là kinh đô của những chiếc áo dài. Vì vậy con gái Huế được làm quen với tà áo dài rất sớm. Bởi khi mới sinh ra đã thấy mẹ, thấy bà, thấy những người phụ nữ chung quanh khoác trên mình chiếc áo dài.
LÊ PHƯƠNG LIÊN
…Đêm đêm rì rầm trong tiếng đất
Những buổi ngày xưa vọng nói về…
(Đất nước - Nguyễn Đình Thi)
G.S. TRẦN QUỐC VƯỢNG
Thế kỷ XVI chứng kiến sự vỡ ra của nền quân chủ quan liêu Nho giáo Việt Nam.
THANH TÙNG
Tháng 10/2012, tại khách sạn Rex - thành phố Hồ Chí Minh, chiếc bánh đậu xanh Phượng hoàng vũ khổng lồ của nghệ nhân ẩm thực Tôn Nữ Thị Hà và ái nữ Phan Tôn Tịnh Hải được vinh danh Kỷ lục châu Á - do Hội Kỷ lục châu Á công nhận.
HOÀNG PHỦ NGỌC PHAN
Ở Huế có nhiều món ngon nổi tiếng như bún bò, cơm hến, dấm nuốt, bánh khoái, bèo, nậm, lọc… điều này đã được nói nhiều. Nhưng còn nhiều chuyện có thể bạn không để ý lắm.
NGUYỄN HUY KHUYẾN
Vườn Thiệu Phương là một trong những Ngự uyển tiêu biểu của thời Nguyễn, từng được vua Thiệu Trị xếp là thắng cảnh thứ 2 trong 20 cảnh của đất Thần Kinh. Khu vườn này đã được đi vào thơ ca của các vua nhà Nguyễn như là một đề tài không thể thiếu.
VÕ NGỌC LAN
Đã từ lâu danh xưng mai Huế như một mặc định cho loài hoa mai có năm cánh với sắc vàng rực rỡ. Loài hoa mai ấy chỉ sinh trưởng trên đất Cố đô và cũng là đặc sản của vùng sông Hương núi Ngự.
LÊ VĂN LÂN
Cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1968 với việc chiếm giữ Huế 26 ngày đêm đã tạo nên bước ngoặt lớn của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, làm sụp đổ chiến lược chiến tranh cục bộ của Mỹ - Ngụy, làm lung lay ý chí xâm lược của kẻ thù, buộc địch phải ngồi vào bàn đàm phán Paris.
NGUYỄN HỒNG TRÂN
Câu chuyện này do nhà thơ Bích Hoàng (tức Hoàng Thị Bích Dư - cựu nữ sinh trườngĐồng Khánh - Huế) kể lại cho tôi nghe trực tiếp vào đầu năm 2012 tại nhà riêng của cô ở 170 phố Cầu Giấy, Hà Nội.
TRẦN BẠCH ĐẰNG
Mỗi địa danh của đất nước ta chứa mãnh lực riêng rung động lòng người, từ những khía cạnh rất khác nhau. Có lẽ lịch sử và thiên nhiên vốn ghét bệnh "cào bằng", bệnh "tôn ti đẳng cấp" cho nên lưu dấu vết không theo một công thức nào cả. Quy luật khách quan ấy làm phong phú thêm đời sống nội tâm của dân tộc ta.
NGUYỄN ĐẮC XUÂN
Đề cập đến sự nghiệp cầm bút của Thượng Chi Phạm Quỳnh cần phải có một cái viện nghiên cứu làm việc trong nhiều năm mới hiểu hết được. Do hoàn cảnh lịch sử, tôi chưa bao giờ dám nghĩ đến mình có thể tìm hiểu một khía cạnh nào đó trong sự nghiệp to lớn của ông.