Đi tour du lịch lăng tẩm - gặp những người giữ lăng

09:02 08/04/2010
DĨNH QUỐC ANHLăng tẩm Huế là một trong những thành tựu rực rỡ bậc nhất của kiến trúc văn hóa cổ Việt Nam. Ngoài 8 lăng chính của các vua Gia Long, Minh Mạng,Thiệu Trị, Tự Đức, Dục Đức, Kiến Phúc, Đồng Khánh, Khải Định, còn có đến hàng ngàn ngôi mộ tồn tại qua nhiều thế kỷ của các bậc danh nhân văn hóa, người có công với đất nước.

Vườn thư pháp - Ảnh: Hồ Vĩnh

Trải qua gần hai thế kỷ trong điều kiện khí hậu khắc nghiệt, chiến tranh tác động khiến nhiều lăng mộ hư hỏng nặng. Gần 20 năm trở lại đây lăng tẩm các vua nhà Nguyễn đã được Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế (TTBTDTCĐ Huế) bảo vệ, chăm sóc gìn giữ. Ngoài việc tuyển dụng nhân viên bảo vệ mới nhưng TTBTDCTĐ Huế vẫn lưu dụng một số lính hộ lăng cũ.

Theo lời giới thiệu, tôi tìm gặp những người hộ lăng (giữ lăng) như các cụ Phạm Hạp, Tôn Thất Ta, Đinh Văn Hùng... Cụ Hùng nguyên bảo vệ lăng Thiệu Trị nay đã nghỉ hưu cho biết: "Trước đây việc chăm sóc miếu điện, lăng tẩm triều Nguyễn thường dùng người trong tông tộc. Vì họ coi lăng mộ là những nơi yên nghỉ của linh hồn các vị tiên đế và phải tuân thủ các nghi thức tế tự được đặt ra từ trước. Nhiều chức năng quản lý công việc cũng được giao cho các quan Chánh giám sứ và Phó giám sư sơn lăng. Qua đời các vua Thiệu Trị, Tự Đức còn gọi là Thủ hộ chánh sứ, vị quan này điều hành công việc bảo vệ lăng tẩm". Còn cụ Phạm Hạp, cựu bảo vệ lăng khải Định nói: "Sau khi triều Nguyễn cáo chung công việc của chúng tôi được cất cử dưới sự chỉ đạo của một "ông đội". Mà "ông đội" thường giáo huấn chúng tôi phải luôn mang trong mình một tấm lòng thật trong trẻo và gạt ra mọi chuyện đời thường. Tôi nhớ một việc trong thời gian còn làm bảo vệ - một người dân ở trước lăng Khải Định chỉ lấy một viên đá tảng đem về nhà kê đồ dùng, nhưng không ngờ mang họa cho gia đình. Sau đó họ phải đưa viên đá ấy trả lại chỗ cũ". Cho hay bất cứ vật gì ở các lăng tẩm đều có "thần" giữ.

(Lăng Tự Đức - Ảnh: Internet)


Quy định dưới thời vua Minh Mạng thì việc tuyển dụng lính hộ lăng đều lấy người dân ở các xã lân cận nơi có khu lăng tọa lạc. Cụ Lê Vân ở xã Thủy Xuân cho tôi xem tờ chiếu có ấn ký "Quốc gia tín bảo" mà cụ cất giữ đã 175 năm. Tờ chiếu đề ngày 26 tháng 3 năm Minh Mạng thứ 6 (1825) ban cho ông cố sơ của cụ là Lê Văn Mạo thuộc lính hộ lăng có công chăm sóc lăng tẩm, miếu mộ: "Chiếu ông Lê Văn Mạo ở thập 1 đội 7 thuộc quân Trung vệ giữ lăng quê Dương Xuân (nay xã Thủy Xuân), tổng Vỹ Dã, huyện Hương Trà, phủThừaThiên được chuẩn cho thực thụ chức đội trưởng tước Mạo tài bá, ở nguyên thập 1 thuộc vệ đội cũ, cai quản lính trong thập, theo sự cất cử công việc vủa viên suất đội. Nhược bằng thiếu cần mẫn trong công việc thì chiếu theo quân pháp mà xử lý. Kính đấy!". Cụ Lê Vân cho biết thêm ngoài số lính trên, ở lăng Tự Đức còn có các cô phụng trực lo việc quét dọn hương khói. Nhà thơ Vân Bình Tôn Thất Lương khi thăm lăng Tự Đức đã chứng kiến tận mắt: "Dâng hương đầu bạc bốn năm cô/Quét lá áo xanh ba bốn chú".

Hôm mới rồi Tuần Văn hóa Thụy Sĩ đã khai mạc tại nhà Tả Vu (Đại Nội Huế), tôi đứng lại trước một bức ảnh trong tổng số 159 bức ảnh Việt Nam đầu thế kỷ XX do Đại sứ quán Thụy Sĩ trao tặng TTBTDTCĐ Huế; đó là bức ảnh chụp 8 cô phụng trực với dòng chú thích "Các cô phụng trực đứng trước điện Hòa Khiêm - lăng Tự Đức". Xem xong tôi nhớ tới một cô phụng trực cuối cùng hiện còn sống ở Huế. Tôi đến nhà cô Tôn Nữ Thị Kính ở phường An Cựu. Cô Kính thuật lại: "Lúc 12 tuổi tôi theo bà cô của tôi lên ở lăng Thiệu Trị, tiếp đến lăng Tự Đức, rồi đến lăng Khải Định. Ở lăng công việc của tôi buổi sáng quét dọn trong điện, thắp nhang và hầu nước, tức cúng trà. Trước ngày có lễ kỵ thì lau chùi các đồ bảo vật. Đến năm 1992 do tuổi già sức yếu nên tôi xin nghỉ. Tôi tưởng về nhà không ai quan tâm, nhưng năm nào TTBTDTCĐ Huế có cử nhân viên sang thăm và tặng quà.

Anh Lê Đình Sáu, trưởng phòng Quản lý bảo vệ thuộc TTBTDTCD Huế cởi mở tiếp tôi tại văn phòng. Anh Sáu cho biết hiện nay lực lượng bảo vệ di tích có gần 200 cán bộ, nhân viên. Trên địa bàn gần 30 đơn vị trực thuộc phòng Quản lý bảo vệ, trong đó có thêm 7 di tích được khoanh vùng bảo vệ, đó là điện Voi Ré, Võ Miếu, Trấn Hải Thành, nhà lưu niệm bà Hoàng Thái hậu Từ Cung, Hải Vân quan, lăng Cơ Thánh và cụm di tích lăng chúa Nguyễn Hoàng, gồm 4 lăng là Trường Cơ, Trường Thiệu, Trường Thái, và Hải Đông Quận Vương (thôn Khe Trẹm, xã Hương Thọ, huyện Hương Trà). Trong dịp Festival Huế 2000 chúng tôi đã tăng cường bảo vệ ở các di tích và có phương án tại chỗ.

Lăng Gia Long nằm cách kinh thành Huế khoảng 16 km về phía Tây Nam. Khu lăng này rộng 2.875 ha, nhưng phần lớn các cấu trúc bên ngoài điện Minh Thành thì trao cho thiên nhiên hoàn thiện. Đứng giữa rừng thông có trên 100 năm tuổi, tôi mới tìm lại được ý thức về sự hòa hợp với thiên nhiên. Ở đây không gian hoang phế đã được đẩy lùi. Anh Nguyễn Văn Di, tổ trưởng bảo vệ lăng Gia Long chân tình nói: "Anh em bảo vệ không chỉ làm một việc "đứng gác" các công trình kiến trúc mà còn phối hợp mở rộng diện tích làm vệ sinh, bảo đảm cảnh quan trong, ngoài cũng như các khu vực tiếp giáp của di tích, bảo vệ rừng thông cổ, trồng thêm mới nhiều thông, làm tăng thêm mỹ quan chung của di sản văn hóa".

Tôi đến lăng Tự Đức vào một chiều êm ả, tiếng ve ngân nga vang lừng cả khu lăng. Từ trên thềm bậc rồng nhìn xuống hồ Lưu Khiêm, tôi thấy trong lòng bỗng lắng xuống một cảm giác bình an khôn tả. Anh Nguyễn Văn Trung, nân viên bảo vệ tâm sự: "Tổ bảo vệ chúng tôi gồm 16 người và được bố trí công việc theo lịch trực. Riêng tôi phụ trách bảo vệ từ lăng mộ Lệ Thiên Anh hoàng hậu (vợ chính vua Tự Đức) đến mộ vua Kiến Phúc và điện Chấp Khiêm. Hàng ngày chúng tôi quét dọn làm sạch khuôn viên nội tẩm, các bức tường xung quanh, xử lý các cây bám vào tường. Trong những ngày diễn ra Festival Huế 2000 thì số lượng du khách đến tham quan quá đông nên nhiệm vụ và trọng trách công việc lại nhiều, không những bảo vệ bên trong mà còn phải tuần tra bên ngoài khu lăng, bảo đảm tuyệt đối an toàn cho du khách".

Theo quy chế của triều Nguyễn khi xây dựng lăng tẩm đều có cắm mốc giới để bảo vệ cảnh quan công trình. Mới đây trong đợt khảo sát thực địa trên vùng đồi núi xã Thủy Xuân, chúng tôi đã tìm thấy một cột mốc giới bị cây bụi phủ lấp. Cột mốc có hình trụ tròn, xây bằng đá gan gà cao 0,60m, đường kính 0,45m, chung quanh trát vôi vữa. Đây là cột mốc giới hiếm hoi còn lại nằm bên ngoài tường thành lăng Tự Đức khoảng 100m về phía Đông. Cụ Lê Vân là người địa phương nói: "Khi xây dựng khu lăng thì đã có cột mốc giới này".

Số liệu của TTBTDTCĐ Huế cho biết, số hộ vi phạm đất khoanh vùng bảo vệ trong đó có khu di tích các lăng Dục Đức, Thành Thái, Duy Tân là 21 hộ (89 khẩu và 1.460m2); lăng Tự Đức 12 hộ (40 khẩu và 672m2). Anh Thân Bá Trọng, tổ trưởng bảo vệ lăng Tự Đức nói: "Hiện nay chúng tôi phải căn cứ vào mốc giới để xác định vùng quản lý di tích". Qua việc tìm thấy cột mốc đá cổ ở khu vực lăng Tự Đức, chứng tỏ việc khoanh vùng bảo vệ cảnh quan di tích có cách đây hơn 100 năm.

Cố đô Huế
D.Q.A
(135/05-00)



Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • Ở thời điểm năm 1987, GS Trần Quốc Vượng là người đầu tiên nêu quan điểm cần đổi mới tư duy lịch sử, nhận thức đúng sự thật lịch sử và thảo luận tự do, dân chủ, rộng rãi, trong đó có vấn đề xem xét lại nhà Nguyễn và thời Nguyễn.

  • ĐỖ XUÂN CẨM 

    Thành phố Huế khác hẳn một số thành phố trên dải đất miền Trung, không chỉ ở các lăng tẩm, đền đài, chùa chiền, thành quách… mà còn khác biệt ở màu xanh thiên nhiên hòa quyện vào các công trình một cách tinh tế.

  • KỶ NIỆM 130 CHÍNH BIẾN THẤT THỦ KINH ĐÔ (23/5 ẤT DẬU 1885 - 23/5 ẤT MÙI 2015)

    LÊ VŨ TRƯỜNG GIANG

    Huế, trong lịch sử từng là vùng đất đóng vai trò một trung tâm chính trị - văn hóa, từng gánh chịu nhiều vết thương của nạn binh đao. Chính biến Thất thủ Kinh đô 23/5, vết thương lịch sử ấy ăn sâu vào tâm thức bao thế hệ người dân Cố đô.

  • KIMO 

    Café trên xứ Huế bây giờ không thua gì café quán cốc ở Pháp, những quán café mọc lên đầy hai bên lề đường và khi vươn vai thức dậy nhìn xuống đường là mùi thơm của café cũng đủ làm cho con người tỉnh táo.

  • LTS: Diễn ra từ 10/6 đến 22/6/2015, cuộc triển lãm “Thừa Thiên Huế: 90 năm báo chí yêu nước và cách mạng” do Hội Nhà báo tổ chức tại Huế, trưng bày các tư liệu báo chí hết sức quý giá do nhà báo, nhà nghiên cứu Dương Phước Thu sưu tập, đã thu hút đông đảo công chúng Huế. Nhiều tờ báo xuất bản cách đây hơn thế kỷ giờ đây công chúng được nhìn thấy để từ đó, hình dung về một thời kỳ Huế đã từng là trung tâm báo chí của cả nước. Nhân sự kiện hết sức đặc biệt này, Sông Hương đã có cuộc phỏng vấn ngắn với nhà nghiên cứu Dương Phước Thu.

  • MAI KHẮC ỨNG  

    Một lần lên chùa Thiên Mụ gặp đoàn khách có người dẫn, tôi nhập lại để nghe thuyết minh. Nền cũ đình Hương Nguyện trước tháp Phước Duyên được chọn làm diễn đài.

  • LÊ QUANG THÁI

    Việt Nam giữ một vị thế trọng yếu ở ngã tư giao lưu với các nước của bán đảo Ấn Hoa và miền Viễn Đông châu Á.

  • LÊ VŨ TRƯỜNG GIANG
                            Tùy bút

    Mối cảm giao với Túy Vân khởi sự từ sự tạo sinh của đất trời trong lớp lớp mây trắng chảy tràn, tuyết tô cho ngọn núi mệnh danh thắng cảnh thiền kinh Cố đô.

  • PHẠM THÁI ANH THƯ

    Trong giai đoạn 2004 - 2013, nền kinh tế tỉnh Thừa Thiên Huế (TTH) đạt mức tăng trưởng khá cao so với mức bình quân của cả nước, cơ cấu kinh tế chuyển dịch hợp lý theo hướng du lịch, dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp. Đồng hành với mức tăng trưởng đó, nhiều nhà đầu tư lớn trong và ngoài nước đã đến đầu tư tại Thừa Thiên Huế.

  • TRẦN VIẾT ĐIỀN

    Một số nhà nghiên cứu đã chú tâm tìm kiếm nơi an táng đại thi hào Nguyễn Du ở Huế, sau khi ông qua đời vào ngày 10 tháng 8 năm Canh Thìn (16/9/1820).

  • TRẦN KIÊM ĐOÀN 

    Sông Hương vừa là cột mốc làm chứng vừa là biểu tượng cho dáng đẹp sương khói, “áo lụa thinh không” của lịch sử thăng trầm về hình bóng Huế.

  • ĐỖ XUÂN CẨM

    1. Đôi điều tản mạn về Liễu
    Người Á Đông thường coi trọng luật phong thủy, ngũ hành âm dương, họ luôn chú trọng đến thiên nhiên, cảnh vật và xem đó là một phần của cuộc sống tinh thần.

  • TRƯỜNG PHƯỚC  

    Đất nước hòa bình, thống nhất, thực hiện công cuộc đổi mới phát triển đã 40 năm. Những thành tựu là có thể nhìn thấy được. Tuy nhiên, muốn phát triển, công cuộc đổi mới cần được thúc đẩy một cách mạnh mẽ có hiệu quả hơn nữa.

  • LƯU THỦY
     
    KỶ NIỆM 40 NĂM GIẢI PHÓNG THỪA THIÊN HUẾ (26/3/1975 - 2015)

  • LÊ VĂN LÂN

    Một mùa xuân mới lại về trên quê hương “Huế luôn luôn mới” để lại trong tâm hồn người dân Huế luôn trăn trở với bao khát vọng vươn lên, trả lời câu hỏi phải tiếp tục làm gì để Huế là một thành phố sáng tạo, một đô thị đáng sống. Gạt ra ngoài những danh hiệu, kể cả việc Huế chưa trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, vấn đề đặt ra đâu là cái lõi cái bất biến của Huế và chúng ta phải làm gì để cái lõi đó tỏa sáng.

  • THANH TÙNG

    Ở Việt Nam, Huế là thành phố có tỉ lệ tượng lớn nhất trên diện tích tự nhiên và dân số. Không chỉ nhiều về số lượng mà còn đạt đỉnh cao về chất lượng nghệ thuật, phong phú về đề tài, loại hình, phong cách thể hiện.

  • ĐỖ MINH ĐIỀN

    Chùa Hoàng giác là một trong những ngôi cổ tự nổi tiếng nhất xứ Đàng Trong, được đích thân chúa Nguyễn Phúc Chu cho tái thiết, ban sắc tứ vào năm 1721. Tuy nhiên, vì trải qua binh lửa chiến tranh chùa đã bị thiêu rụi hoàn toàn. Dựa trên nguồn sử liệu và kết quả điều tra thực tế, chúng tôi cố gắng để phác thảo phần nào nguồn gốc ra đời cũng như tầm quan trọng của ngôi chùa này trong đời sống văn hóa cư dân Huế xưa với một nếp sống mang đậm dấu ấn Phật giáo.

  • TRẦN VĂN DŨNG

    Cách đây đúng 500 năm (1514 - 2014), tại ngôi làng ven sông Kiến Giang “nơi cây vườn và dòng nước cùng với các thôn xóm xung quanh hợp thành một vùng biếc thẳm giữa màu xanh mênh mông của cánh đồng hai huyện”(1) thuộc xã Lộc Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình, cậu bé Dương Văn An, sau này đỗ Tiến sĩ và làm quan đến chức Thượng thư được sinh ra đời.

  • DƯƠNG ĐÌNH CHÂU – TRẦN HOÀNG CẨM LAI

    Danh lam thắng cảnh, nơi cảnh đẹp có chùa nổi tiếng, khái niệm này càng rõ hơn ở Huế.