Đào tạo lý luận, phê bình mỹ thuật - Ít nhưng vẫn khó tìm việc

20:48 31/12/2018

Trong lịch sử, chưa bao giờ Việt Nam có đội ngũ những người làm lý luận, lịch sử và phê bình mỹ thuật chuyên nghiệp như hiện nay, đóng góp các công trình nghiên cứu mỹ thuật từ giai đoạn cổ đến hiện đại một cách dày dặn, liên tục và xuyên suốt. Tuy nhiên, việc đào tạo nhân lực cho ngành lý luận, lịch sử và phê bình mỹ thuật đang đứng trước nhiều khó khăn.

Chuyên ngành hẹp, nhu cầu thấp

Trong giai đoạn đầu, lý luận, phê bình mỹ thuật có sự góp sức của các họa sĩ. Từ năm 1978, Khoa Lý luận và Lịch sử mỹ thuật của Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam ra đời, đào tạo các thế hệ làm nghiên cứu, phê bình mỹ thuật. Có thể thấy, nền tảng mỹ thuật Việt Nam non trẻ lúc đó đang có những manh nha trong tư tưởng “đổi mới” để đến năm 1986 “mở cửa” bùng phát mạnh mẽ. Bởi vậy, sự ra đời của khoa là khởi đầu tốt đẹp cho việc đào tạo một nền tảng kiến thức mỹ thuật mới.

Đến nay, 40 năm Khoa Lý luận và Lịch sử mỹ thuật (nay là Khoa Lý luận, Lịch sử và Phê bình mỹ thuật) với 19 khóa đào tạo, đã có những đóng góp nhất định cho nền mỹ thuật Việt Nam. Theo nhà phê bình Nguyễn Quân: “Lật lại báo chí trước những năm 1970, ta thấy sự hoang vắng tuyệt đối, có khi cả tháng mới có một tin, bài nhỏ. Ngày nay quảng bá, phê bình nghiên cứu mỹ thuật xuất hiện hàng ngày, dày đặc, phong phú. Nếu cả năm 1985 tôi chỉ thấy 1 đầu sách mỹ thuật thì bây giờ con số ấy tăng cả trăm lần. Đã có hàng chục công trình lịch sử mỹ thuật nghiêm túc được công bố…”. Còn theo Chủ tịch Hội Mỹ thuật Việt Nam Trần Khánh Chương: Hội Mỹ thuật Việt Nam có giải thưởng Lý luận phê bình mỹ thuật cho các hội viên, trước đây giải thưởng chủ yếu cho bài viết, nay chủ yếu cho sách. Từ các bài viết ngắn cho đến các cuốn sách là giai đoạn dài. Ở đó có phần lớn đóng góp của Khoa Lý luận, Lịch sử và Phê bình cho mỹ thuật Việt Nam hiện đại.

Tuy nhiên, nhìn lại, ngành lý luận - phê bình mỹ thuật và việc đào tạo nhân lực cho ngành luôn đứng trước khó khăn, thách thức. Theo TS. Đặng Thị Phong Lan, Trưởng Khoa Lý luận, Lịch sử và Phê bình mỹ thuật, do là chuyên ngành hẹp, nhu cầu xã hội thấp, nên lịch sử 40 năm của khoa cũng là quá trình gian nan. Từ năm 2013, nhà trường cố gắng năm nào cũng tuyển sinh, nhưng sinh viên ngày một ít, thậm chí có khóa 1, 3, 5 em. Đã thế, trong quá trình học, sinh viên còn “rơi rụng” do chuyển sang học các ngành khác. Điều này do nhiều nguyên nhân: Sinh viên ra trường khó tìm được việc đúng chuyên ngành, hoặc gần chuyên môn nhưng thu nhập không bằng những ngành khác. Các tạp chí mỹ thuật ít và tiếp cận người đọc chưa rộng rãi, chủ yếu cho các trường mỹ thuật và người nghiên cứu, nhuận bút không bảo đảm... nên ít người theo lý luận, phê bình. Ngành lý luận, phê bình của Hội Mỹ thuật chỉ có khoảng 50 hội viên; trong khi đó, lực lượng phê bình mỹ thuật hiện nay chủ yếu là người không được đào tạo chuyên ngành.

Đổi mới chương trình đào tạo

Theo nhà phê bình Nguyễn Quân, việc thành lập Khoa Lý luận và Lịch sử mỹ thuật là cột mốc, không chỉ của Trường ĐH Mỹ thuật Việt Nam mà trong tiến trình phát triển khoa học xã hội nhân văn và văn hóa thẩm mỹ ở Việt Nam. “Khi chúng tôi thành lập khoa này, đây là khoa lý luận và lịch sử mỹ thuật đầu tiên ở Đông Nam Á. Việc thành lập khoa lúc ấy gây tranh cãi bởi thực chất, môn này được coi là môn khoa học xã hội nhân văn, không phải môn mỹ thuật, và đều đặt ở trường tổng hợp. Đặt ở trường mỹ thuật bất lợi vì bị tách ra khỏi môi trường sống của nó là khoa học xã hội nhân văn, nhưng có cái lợi là nó gắn bó trực tiếp với đời sống mỹ thuật cụ thể, và những người học khoa này có thực hành và có lý thuyết về thực hành nghệ thuật”. Để phát huy thế mạnh và khỏa lấp khuyết yếu của khoa khi đặt ở trường mỹ thuật, lãnh đạo khoa đã thu hút “chất xám” của các ngành khoa học xã hội nhân văn qua việc mời các nhà nghiên cứu đầu ngành giảng dạy, cung cấp cho sinh viên nền tảng xã hội nhân văn.

Theo nhà nghiên cứu Phạm Trung, Phó Viện trưởng Viện Mỹ thuật, nếu không có khoa đào tạo về lý luận, phê bình mỹ thuật, công việc nghiên cứu sẽ trở thành tự phát như những năm đầu thế kỷ. Bên cạnh đó, theo nhiều ý kiến, việc đào tạo những người làm lý luận không chỉ để đồng hành với sáng tác, mà còn đóng góp cho đời sống văn hóa của đất nước, hàm lượng khoa học của phê bình lớn nhất trong các công trình nghiên cứu lịch sử nghệ thuật. Do đó, cần duy trì đào tạo, bằng cách thay đổi phương thức cho phù hợp với thời đại mới, trong thực tế văn hóa mỹ thuật mới, và trong vận động của văn hóa đại chúng, kinh tế thị trường.

Theo Ngọc Phương - ĐBND

 

 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
  • Trên nóc một tòa nhà cao tầng ở thành phố T., người ta gắn lên đấy dòng chữ ngất nghểu, rõ to, gò bằng thép không rỉ, cách mấy cây số cũng nhìn thấy: Phân bón hữu nghị. Từ xưa đến nay chỉ nghe nói phân dùng để bón lúa, phân bón khoai sắn, và phân bón các loài cây khác… chưa nghe nói phân bón hữu nghị bao giờ. Chắc bón loại phân này, tình hữu nghị giữa các dân tộc tăng trưởng nhanh chăng? Loại phân bón hữu nghị có lẽ ngành ngoại giao đặt hàng?!

  • (SH) - Trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin, nghề làm báo nhiều khi ăn nhau ở ý tưởng. Một sự kiện đã được hàng chục báo đưa đến nhàm, nhưng người viết sau vẫn có chỗ đứng nếu như có ý tưởng mới.

  • (SH) - Không khác nào một sự nghịch lý trớ trêu khi người tiêu dùng và dư luận cả nước lên tiếng yêu cầu đã lâu song vẫn chưa “được” cơ quan quản lý nhà nước và những doanh nghiệp kinh doanh công khai Quỹ Bình ổn giá xăng dầu.

  • QUANG PHONG

    Đóng và mở - hai vấn đề tưởng chừng như rất mâu thuẫn nhưng lại là quan điểm rất cần thiết phải được lưu tâm trong quy hoạch, phát triển đô thị Huế. Đóng - là để bảo tồn những giá trị của di sản trước sự xâm thực của làn sóng phát triển và mở - đó là vai trò lan tỏa, kết nối với các đô thị để bảo đảm sự phát triển hài hòa, bền vững và có sức sống của đô thị sau này.

  • (SH) - Báo chí trong nước tuần này tiếp tục cảnh báo về sự khó khăn của ngành nông nghiệp, vốn được coi là “trụ cột của nền kinh tế” nước nhà. Khảo sát của Tiền Phong cho hay : Nông, thủy sản Trung Quốc ngập tràn chợ Việt.

  • (SH) - Dự án bauxite tỉ đô ở Tây Nguyên đã cho ra lò những mẻ sản phẩm đầu tiên song rất đáng băn khoăn và suy nghĩ khi đó lại chẳng phải là những “trái ngọt đầu mùa”.

  • (SH) - Từ chuyện ở Tây Nguyên có địa phương xây dựng đến hơn 500 nhà văn hóa cộng đồng với kinh phí hàng chục tỉ đồng nhưng thưa thớt cư dân vào sinh hoạt, phải đóng cửa im ỉm đến chuyện các làng thanh niên lập nghiệp rộng mênh mông nhưng hoang vắng đã cho thấy nhiều nơi đang ném tiền qua cửa sổ.

  • (SH) - Gần đây tại Thừa Thiên - Huế, dư luận bàn tán xôn xao về việc cô giáo Hoàng Thị Mai, Hiệu trưởng Trường THPT Cao Thắng, thành phố Huế cho giáo viên làm đề thi của học sinh để kiểm tra chất lượng giáo viên ở trường.

  • Sau 56 ngày đêm chiến đấu, quân đội ta đã buộc hơn 10.000 quân Pháp phải đầu hàng, kết thúc thắng lợi chiến dịch Điện Biên Phủ (ngày 7/5/1954). 

  • Thời gian gần đây, những bản nhạc rap tự sáng tác, tự chia sẻ của giới trẻ đang giành được nhiều sự quan tâm của công chúng bởi ngôn từ giản dị và ý nghĩa xã hội sâu sắc. 

  •  

    Nhà sử học Dương Trung Quốc đã nói như vậy khi hay tin Hiệp hội Vận tải đề xuất nên phá Đàn Xã Tắc để... xóa đi hình ảnh chế độ phong kiến mục nát. 

  • 1. Những ngày qua, cư dân mạng truyền nhau clip hàng trăm học sinh một trường THPT tại TP.HCM đồng loạt xé đề cương ôn tập môn Lịch sử, rồi lên tầng 2 thả xuống trắng cả sân trường.

  • Nhà nước kêu gọi cắt giảm chi tiêu thường xuyên 10% nhưng hầu hết các địa phương đều mạnh tay chi vượt dự toán. Tiền dành cho y tế, giáo dục dù ít ỏi nhưng lại xài không hết... Đó là những nghịch lý trong xài tiền ngân sách được chính các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội nêu ra trong phiên họp mới đây.

  • 1.000 tỉ đồng. Đó là số tiền mà Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (Vinacomin) có thể phải đền bù cho chủ 12 dự án du lịch khi dừng xây dựng cảng Kê Gà ở tỉnh Bình Thuận.

  • 1. Mấy ngày nay, thông tin người đàn ông không tay không chân Nick Vujicic, đến Việt Nam trong tháng 5 làm nhiều người ngóng đợi.

  • Mỗi năm hàng nghìn trí thức trẻ du học theo các con đường khác nhau và không ai trả lời được câu hỏi: Bao nhiêu người trong số họ sẵn lòng trở về với những khó khăn về lương bổng, cơ hội và điều kiện làm việc?

  • Trong những giá trị minh triết và sách lược tinh túy của tiền nhân, trọng dụng nhân tài mãi là bài học cho muôn đời sau.

  • Dù được tôn vinh là “báu vật nhân văn sống” nhưng bà Hà Thị Cầu và nhiều nghệ nhân khác phải sống chật vật với nỗi lo "cơm áo".

  • SHO - Xóa đăng ký thường trú với người đi tù hoặc người xuất cảnh từ hai năm trở lên. Cấm người chống tiêu cực phát tán thông tin trong kỳ thi. Chỉ được bày bán thịt bảo quản ở nhiệt độ thường trong vòng 8 giờ. Đó là những văn bản mang tên… "lú lẫn"!

  • Dự án bauxite Tây Nguyên của TKV ngay từ đầu đã được phản biện bởi nhiều cán bộ lão thành, nhà nghiên cứu khoa học và hàng ngàn người dân kiến nghị nêu những bất cập rất rạch ròi, sâu sắc về các mặt: An ninh, kinh tế, môi trường, văn hóa-xã hội.