Trong lịch sử, chưa bao giờ Việt Nam có đội ngũ những người làm lý luận, lịch sử và phê bình mỹ thuật chuyên nghiệp như hiện nay, đóng góp các công trình nghiên cứu mỹ thuật từ giai đoạn cổ đến hiện đại một cách dày dặn, liên tục và xuyên suốt. Tuy nhiên, việc đào tạo nhân lực cho ngành lý luận, lịch sử và phê bình mỹ thuật đang đứng trước nhiều khó khăn.
Chuyên ngành hẹp, nhu cầu thấp
Trong giai đoạn đầu, lý luận, phê bình mỹ thuật có sự góp sức của các họa sĩ. Từ năm 1978, Khoa Lý luận và Lịch sử mỹ thuật của Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam ra đời, đào tạo các thế hệ làm nghiên cứu, phê bình mỹ thuật. Có thể thấy, nền tảng mỹ thuật Việt Nam non trẻ lúc đó đang có những manh nha trong tư tưởng “đổi mới” để đến năm 1986 “mở cửa” bùng phát mạnh mẽ. Bởi vậy, sự ra đời của khoa là khởi đầu tốt đẹp cho việc đào tạo một nền tảng kiến thức mỹ thuật mới.
Đến nay, 40 năm Khoa Lý luận và Lịch sử mỹ thuật (nay là Khoa Lý luận, Lịch sử và Phê bình mỹ thuật) với 19 khóa đào tạo, đã có những đóng góp nhất định cho nền mỹ thuật Việt Nam. Theo nhà phê bình Nguyễn Quân: “Lật lại báo chí trước những năm 1970, ta thấy sự hoang vắng tuyệt đối, có khi cả tháng mới có một tin, bài nhỏ. Ngày nay quảng bá, phê bình nghiên cứu mỹ thuật xuất hiện hàng ngày, dày đặc, phong phú. Nếu cả năm 1985 tôi chỉ thấy 1 đầu sách mỹ thuật thì bây giờ con số ấy tăng cả trăm lần. Đã có hàng chục công trình lịch sử mỹ thuật nghiêm túc được công bố…”. Còn theo Chủ tịch Hội Mỹ thuật Việt Nam Trần Khánh Chương: Hội Mỹ thuật Việt Nam có giải thưởng Lý luận phê bình mỹ thuật cho các hội viên, trước đây giải thưởng chủ yếu cho bài viết, nay chủ yếu cho sách. Từ các bài viết ngắn cho đến các cuốn sách là giai đoạn dài. Ở đó có phần lớn đóng góp của Khoa Lý luận, Lịch sử và Phê bình cho mỹ thuật Việt Nam hiện đại.
Tuy nhiên, nhìn lại, ngành lý luận - phê bình mỹ thuật và việc đào tạo nhân lực cho ngành luôn đứng trước khó khăn, thách thức. Theo TS. Đặng Thị Phong Lan, Trưởng Khoa Lý luận, Lịch sử và Phê bình mỹ thuật, do là chuyên ngành hẹp, nhu cầu xã hội thấp, nên lịch sử 40 năm của khoa cũng là quá trình gian nan. Từ năm 2013, nhà trường cố gắng năm nào cũng tuyển sinh, nhưng sinh viên ngày một ít, thậm chí có khóa 1, 3, 5 em. Đã thế, trong quá trình học, sinh viên còn “rơi rụng” do chuyển sang học các ngành khác. Điều này do nhiều nguyên nhân: Sinh viên ra trường khó tìm được việc đúng chuyên ngành, hoặc gần chuyên môn nhưng thu nhập không bằng những ngành khác. Các tạp chí mỹ thuật ít và tiếp cận người đọc chưa rộng rãi, chủ yếu cho các trường mỹ thuật và người nghiên cứu, nhuận bút không bảo đảm... nên ít người theo lý luận, phê bình. Ngành lý luận, phê bình của Hội Mỹ thuật chỉ có khoảng 50 hội viên; trong khi đó, lực lượng phê bình mỹ thuật hiện nay chủ yếu là người không được đào tạo chuyên ngành.
Đổi mới chương trình đào tạo
Theo nhà phê bình Nguyễn Quân, việc thành lập Khoa Lý luận và Lịch sử mỹ thuật là cột mốc, không chỉ của Trường ĐH Mỹ thuật Việt Nam mà trong tiến trình phát triển khoa học xã hội nhân văn và văn hóa thẩm mỹ ở Việt Nam. “Khi chúng tôi thành lập khoa này, đây là khoa lý luận và lịch sử mỹ thuật đầu tiên ở Đông Nam Á. Việc thành lập khoa lúc ấy gây tranh cãi bởi thực chất, môn này được coi là môn khoa học xã hội nhân văn, không phải môn mỹ thuật, và đều đặt ở trường tổng hợp. Đặt ở trường mỹ thuật bất lợi vì bị tách ra khỏi môi trường sống của nó là khoa học xã hội nhân văn, nhưng có cái lợi là nó gắn bó trực tiếp với đời sống mỹ thuật cụ thể, và những người học khoa này có thực hành và có lý thuyết về thực hành nghệ thuật”. Để phát huy thế mạnh và khỏa lấp khuyết yếu của khoa khi đặt ở trường mỹ thuật, lãnh đạo khoa đã thu hút “chất xám” của các ngành khoa học xã hội nhân văn qua việc mời các nhà nghiên cứu đầu ngành giảng dạy, cung cấp cho sinh viên nền tảng xã hội nhân văn.
Theo nhà nghiên cứu Phạm Trung, Phó Viện trưởng Viện Mỹ thuật, nếu không có khoa đào tạo về lý luận, phê bình mỹ thuật, công việc nghiên cứu sẽ trở thành tự phát như những năm đầu thế kỷ. Bên cạnh đó, theo nhiều ý kiến, việc đào tạo những người làm lý luận không chỉ để đồng hành với sáng tác, mà còn đóng góp cho đời sống văn hóa của đất nước, hàm lượng khoa học của phê bình lớn nhất trong các công trình nghiên cứu lịch sử nghệ thuật. Do đó, cần duy trì đào tạo, bằng cách thay đổi phương thức cho phù hợp với thời đại mới, trong thực tế văn hóa mỹ thuật mới, và trong vận động của văn hóa đại chúng, kinh tế thị trường.
Theo Ngọc Phương - ĐBND
Chúng ta đang đối diện với truyện ngắn - thể loại đầy sức năng sản ở thời điểm đương đại, và cũng có thể nhận định rằng, đây là thể loại sáng tạo nhất trong tư duy hệ hình văn học hậu hiện đại.
NGUYỄN TĂNG PHÔ
NGUYỄN KHẮC THẠCH
Phải giải thích cho mỗi người thích giải
Cần công bằng với những kẻ bằng công.
LTS: Nhân Tạp chí Sông Hương phát hành số thứ 100 (6-1997), Ban Biên tập chúng tôi có dịp trò chuyện với hai nhà văn từng là Tổng biên tập của tạp chí: Tô Nhuận Vỹ và Nguyễn Khắc Phê.
UÔNG TRIỀU
Tôi nghĩ tiếng Việt chưa bao giờ vào giai đoạn thay đổi nhanh chóng và nhiều như bây giờ. Trong thời kỳ quốc tế hóa, toàn cầu hóa, tiếng Việt phải chịu những áp lực lớn hoặc tự thích nghi để phù hợp với tình hình mới.
VIỆT HÙNG
Văn hóa là một khái niệm rộng, nó bao trùm lên mọi hoạt động của con người trong xã hội. Văn hóa không những phản ánh được quan hệ giữa con người với con người, mà nó còn phản ánh được thế giới nội tâm của con người, và cả sự hòa hợp giữa thế giới nội tâm ấy với biểu hiện của nó ra bên ngoài xã hội.
NGUYỄN KHẮC PHÊ
Trong hoạt động văn hóa - văn nghệ, một vấn đề thường gây ra bất đồng - thậm chí đưa đến những "vụ việc” tai tiếng - là việc đánh giá, bình chọn tác phẩm.
NGUYỄN KHẮC PHÊ
Trong thời buổi thiên hạ đổ xô ra mặt tiền làm ăn, chuyện "nhà mặt tiền" đã xảy ra bao vụ xung đột và là đề tài của nhiều "tác phẩm" dân gian. Để chiếm được mặt tiền, ngoài thế lực đồng tiền, cũng đã ngầm nảy sinh "chế độ", "tiêu chuẩn" này nọ mới được cấp đất mặt tiền.
NGUYỄN QUANG HÀ
Ghi chép
Trong dân gian có câu: "Giàu tại phận, trắng tại da". Tố Hữu, nhà thơ cách mạng thì đặt lại vấn đề nghèo khổ: "Số phận hay do chế độ này?".
TRUNG SƠN
Một vài năm trở lại đây, những người quan tâm đến giá trị văn hóa của Huế vui mừng nhận thấy, bên cạnh các di sản quý báu của người xưa để lại, đã có không ít tác phẩm, công trình nghệ thuật mới làm đẹp thêm cho Huế, trong đó, hẳn phải kể đến sự xuất hiện các "Galery” - những phòng tranh thường xuyên ở 15 Lê Lợi, khách sạn Morin và những cuộc triển lãm được tổ chức liên tiếp ở Hội Văn Nghệ.
HOÀNG ĐĂNG KHOA
Trước hết cần minh định khái niệm, “trẻ” ở đây là chỉ xét về độ tuổi, cụ thể là dưới 35, theo quy ước mang tính tạm thời tương đối hiện hành của Hội Nhà văn Việt Nam.
"Việc trên đời, chỉ cần vẫn còn cơ hội sống thì dù liên tiếp gặp thiên tai nhân họa, tạm thời bị ức chế, sớm muộn cũng sẽ có ngày ngẩng cao đầu. Việc cá nhân là vậy, việc gia đình là vậy, việc quốc gia, dân tộc cũng là như thế...".
Đó là những trang nhật ký của bác sĩ, bệnh nhân và cả những nhà văn nhà thơ viết gửi cho người thân bạn bè trong đại dịch COVID-19.
Truyền tải các bài học với nội dung cô đọng, kết hợp với chuyện kể, hình ảnh, phim, trò chơi, hoạt động tương tác... giờ học lịch sử được tổ chức trực tuyến nhưng không khô khan, tạo được sự hứng thú, thu hút học sinh tìm hiểu về những câu chuyện của quá khứ. Đó là cách Bảo tàng Lịch sử Quốc gia đang làm với Giờ học lịch sử online.
Những tháng ngày qua, cả nước căng mình chống đại dịch Covid-19 - kẻ thù cực kỳ nguy hiểm mà vô hình. Cuộc sống thường ngày vốn luôn sôi động bỗng trầm lặng xuống với không ít nỗi lo và sự ám ảnh, chờ đợi.
Nhằm gìn giữ và lan tỏa truyền thống hiếu học, coi trọng hiền tài, cũng như những giá trị lịch sử, văn hóa nghìn năm của dân tộc, dự án “Không gian văn hóa Quốc Tử Giám” vừa được xây dựng với các hoạt động hướng tới công chúng, đặc biệt là giới trẻ.
30 năm gắn bó với TP Hồ Chí Minh từ ngày xuất ngũ, học đại học, trở thành giảng viên mỹ thuật, đồ họa, họa sĩ Lê Sa Long chưa bao giờ trải qua những ngày mà cả thành phố như “lặng hẳn” vì căng mình chống dịch Covid-19.