Trên nóc một tòa nhà cao tầng ở thành phố T., người ta gắn lên đấy dòng chữ ngất nghểu, rõ to, gò bằng thép không rỉ, cách mấy cây số cũng nhìn thấy: Phân bón hữu nghị. Từ xưa đến nay chỉ nghe nói phân dùng để bón lúa, phân bón khoai sắn, và phân bón các loài cây khác… chưa nghe nói phân bón hữu nghị bao giờ. Chắc bón loại phân này, tình hữu nghị giữa các dân tộc tăng trưởng nhanh chăng? Loại phân bón hữu nghị có lẽ ngành ngoại giao đặt hàng?!
Một dạo, thấy rất nhiều băng vải đỏ chăng ngang trên các đường phố Hải Phòng. Trên đó là dòng chữ: Tháng khuyến mãi Hải Phòng. Các cụ già lo lắng nheo mắt nhìn lên các băng rôn chăng ngợp phố, thấp thỏm bảo nhau: chắc người ta định kêu gọi người nước ngoài mua rẻ (khuyến mãi) Hải Phòng chăng. Hải Phòng bị bán đi, không rõ dân sống ở đâu. Hà cớ gì lại khuyến mãi Hải Phòng chứ? Gần đây lại thấy nhiều băng vải đỏ khác với dòng chữ: Người Việt dùng hàng Việt Nam. Tại sao không viết cho rõ nghĩa hơn: Người Việt dùng hàng Việt hoặc người Việt Nam dùng hàng Việt Nam?
Rồi lại thấy nhiều panô rất to treo ở các ngã tư đường phố: Năm du lịch quốc gia đồng bằng sông Hồng. Đọc xong, ngẫm ngợi mãi vẫn không rõ người ta định nói gì trên panô đó. Hay là Đồng bằng sông Hồng đã trở thành một quốc gia?
Còn trên ti vi và đài phát thanh, nếu tinh ý một chút, thấy mỗi ngày phát thanh viên đọc không dưới mười lần chữ thập niên thành thập kỷ (Bản tin tối ngày 24 tháng 7 trên VTV1, đưa tin chủ tịch nước đi thăm Hoa Kỳ cũng đọc là gần hai thập kỷ (?) bình thường hóa quan hệ Việt - Mỹ (Thực ra là gần 20 năm)… Đã có nhiều ý kiến giải thích về chữ thập niên và thập kỷ và đã phê phán việc viết sai, đọc sai, nhưng “nhà đài”, “nhà báo” vẫn phớt lờ, không chịu sửa. Mười năm thì cứ viết là mười năm, sính chữ gọi thập niên làm gì để đến nỗi phải sai thành thập kỷ...!
Ngay như các Hội văn nghệ địa phương, nơi quy tụ những người có kiến thức cả, vậy mà vẫn thấy ở một số nơi trên cửa phòng làm việc gắn tấm biển với dòng chữ: Chi hội văn học, chi hội sân khấu, chi hội Nhiếp ảnh, vân vân… mà thấy lạ. “văn học”, “sân khấu”, “nhiếp ảnh”… sao có thể thành lập được Hội hoặc Chi hội nhỉ? Chủ thể của Hội hoặc Chi hội là con người. Do vậy phải viết là Chi hội nhà văn tỉnh X., Chi hội nghệ sỹ sân khấu tỉnh Y., Chi hội nghệ sỹ nhiếp ảnh tỉnh Z… Chúng ta đang quen dần với việc nói tắt, nói bớt, nói gọn, nôm na hóa tiếng Việt mà không cần quan tâm tới sự chuẩn xác về nghĩa của nó.
Chưa hết, mặt tiền một ngôi nhà nọ thấy treo cái biển to đùng với hàng chữ rất đậm: Chữa phụ khoa Hai Bà Trưng. Nhiều người hỏi nhau, hai bà Trưng (Trưng Trắc và Trưng Nhị) qua đời cả ngàn năm nay mà vẫn phải chữa bệnh phụ khoa sao?
Và vân vân… Chuyện dùng chữ sai, không rõ nghĩa, sai lạc nghĩa, sính chữ Tây nhiều lắm!
Thế mới biết, cái chữ (đi kèm theo nó là cái nghĩa) của Việt Nam rất phong phú, nhưng phải biết dùng. Nếu tùy tiện sẽ dẫn tới hiểu sai, hiểu lầm đáng tiếc.
Theo Vanvn.net
Chúng ta đang đối diện với truyện ngắn - thể loại đầy sức năng sản ở thời điểm đương đại, và cũng có thể nhận định rằng, đây là thể loại sáng tạo nhất trong tư duy hệ hình văn học hậu hiện đại.
NGUYỄN TĂNG PHÔ
NGUYỄN KHẮC THẠCH
Phải giải thích cho mỗi người thích giải
Cần công bằng với những kẻ bằng công.
LTS: Nhân Tạp chí Sông Hương phát hành số thứ 100 (6-1997), Ban Biên tập chúng tôi có dịp trò chuyện với hai nhà văn từng là Tổng biên tập của tạp chí: Tô Nhuận Vỹ và Nguyễn Khắc Phê.
UÔNG TRIỀU
Tôi nghĩ tiếng Việt chưa bao giờ vào giai đoạn thay đổi nhanh chóng và nhiều như bây giờ. Trong thời kỳ quốc tế hóa, toàn cầu hóa, tiếng Việt phải chịu những áp lực lớn hoặc tự thích nghi để phù hợp với tình hình mới.
VIỆT HÙNG
Văn hóa là một khái niệm rộng, nó bao trùm lên mọi hoạt động của con người trong xã hội. Văn hóa không những phản ánh được quan hệ giữa con người với con người, mà nó còn phản ánh được thế giới nội tâm của con người, và cả sự hòa hợp giữa thế giới nội tâm ấy với biểu hiện của nó ra bên ngoài xã hội.
NGUYỄN KHẮC PHÊ
Trong hoạt động văn hóa - văn nghệ, một vấn đề thường gây ra bất đồng - thậm chí đưa đến những "vụ việc” tai tiếng - là việc đánh giá, bình chọn tác phẩm.
NGUYỄN KHẮC PHÊ
Trong thời buổi thiên hạ đổ xô ra mặt tiền làm ăn, chuyện "nhà mặt tiền" đã xảy ra bao vụ xung đột và là đề tài của nhiều "tác phẩm" dân gian. Để chiếm được mặt tiền, ngoài thế lực đồng tiền, cũng đã ngầm nảy sinh "chế độ", "tiêu chuẩn" này nọ mới được cấp đất mặt tiền.
NGUYỄN QUANG HÀ
Ghi chép
Trong dân gian có câu: "Giàu tại phận, trắng tại da". Tố Hữu, nhà thơ cách mạng thì đặt lại vấn đề nghèo khổ: "Số phận hay do chế độ này?".
TRUNG SƠN
Một vài năm trở lại đây, những người quan tâm đến giá trị văn hóa của Huế vui mừng nhận thấy, bên cạnh các di sản quý báu của người xưa để lại, đã có không ít tác phẩm, công trình nghệ thuật mới làm đẹp thêm cho Huế, trong đó, hẳn phải kể đến sự xuất hiện các "Galery” - những phòng tranh thường xuyên ở 15 Lê Lợi, khách sạn Morin và những cuộc triển lãm được tổ chức liên tiếp ở Hội Văn Nghệ.
HOÀNG ĐĂNG KHOA
Trước hết cần minh định khái niệm, “trẻ” ở đây là chỉ xét về độ tuổi, cụ thể là dưới 35, theo quy ước mang tính tạm thời tương đối hiện hành của Hội Nhà văn Việt Nam.
"Việc trên đời, chỉ cần vẫn còn cơ hội sống thì dù liên tiếp gặp thiên tai nhân họa, tạm thời bị ức chế, sớm muộn cũng sẽ có ngày ngẩng cao đầu. Việc cá nhân là vậy, việc gia đình là vậy, việc quốc gia, dân tộc cũng là như thế...".
Đó là những trang nhật ký của bác sĩ, bệnh nhân và cả những nhà văn nhà thơ viết gửi cho người thân bạn bè trong đại dịch COVID-19.
Truyền tải các bài học với nội dung cô đọng, kết hợp với chuyện kể, hình ảnh, phim, trò chơi, hoạt động tương tác... giờ học lịch sử được tổ chức trực tuyến nhưng không khô khan, tạo được sự hứng thú, thu hút học sinh tìm hiểu về những câu chuyện của quá khứ. Đó là cách Bảo tàng Lịch sử Quốc gia đang làm với Giờ học lịch sử online.
Những tháng ngày qua, cả nước căng mình chống đại dịch Covid-19 - kẻ thù cực kỳ nguy hiểm mà vô hình. Cuộc sống thường ngày vốn luôn sôi động bỗng trầm lặng xuống với không ít nỗi lo và sự ám ảnh, chờ đợi.
Nhằm gìn giữ và lan tỏa truyền thống hiếu học, coi trọng hiền tài, cũng như những giá trị lịch sử, văn hóa nghìn năm của dân tộc, dự án “Không gian văn hóa Quốc Tử Giám” vừa được xây dựng với các hoạt động hướng tới công chúng, đặc biệt là giới trẻ.
30 năm gắn bó với TP Hồ Chí Minh từ ngày xuất ngũ, học đại học, trở thành giảng viên mỹ thuật, đồ họa, họa sĩ Lê Sa Long chưa bao giờ trải qua những ngày mà cả thành phố như “lặng hẳn” vì căng mình chống dịch Covid-19.