Ảnh: Internet
Trong vòng luân chuyển của vũ trụ, ta rạo rực chào đón bước chân nàng xuân. Đợi nàng từ rất lâu khiến lòng ta khắc khoải: Ngoài kia xuân đã thắm duyên chưa? (Hàn Mặc Tử). Khi bóng dáng nàng thấp thoáng bên thềm nhà, ta hối hả hoàn tất những gì còn dang dở. Ai đó mỉm cười mãn nguyện, ai đó ngậm ngùi khép lại đắng cay. Và rồi một ngày kia, có ai hay Xuân vui vẻ bảo lòng thôi trống trải - Xuân gieo lời an ủi khắp nhân gian - Xuân điểm tô cho đôi má lâu tàn - Xuân đốt lửa để lòng ai hết lạnh (Xuân Tâm). Chúa xuân khẽ chạm cây đũa thần vào vạn vật, tức thì trăm ngọn suối - nổi róc rách reo mừng - tức thì ngàn chim muông - nổi hát ca vang dậy. Em hái hoa xuân một buổi chiều - Lòng em rạo rực thấy yêu yêu (Huy Tân). Người ta yêu muôn loài hoa xuân khoe sắc. Hoa mai 5 cánh tượng trưng cho ngũ phúc. Sắc mai thanh nhã, hương mai dịu ngọt, dáng mai yêu kiều. Mùa thu vào hoa cúc, cúc can trường học theo mùa đông, cần mẫn gom nắng vàng vào trong lá biếc chờ cho xuân đến nở bung thành hoa, ấm vui mọi nhà (Nguyễn Văn Chương). Ta là chàng lãng tử nấn ná với màu hoa mai, nhớ sắc đào phai mà tự hỏi lòng Xuân này xứ bắc ra sao nhỉ - Đào có hây hây, cúc có vàng? Nhớ ngoài ấy giờ này Từng đàn con trẻ chạy xum xoe tưng bừng trong Mưa xuân lất phất - Dắt mùa xuân sang (Thu Hằng). Trong làn nắng ửng: khói mơ tan… gió xuân trêu tà áo biếc đôi nàng thiếu nữ, ta ngỡ ngàng nhận ra Trên giàn thiên lý bóng xuân sang để rồi làn môi khẽ hát vang em ơi mùa xuân đến rồi đó… Nắng xuân tươi, gió xuân phơ phất, nhưng mưa xuân mới là độc đáo nhất Mưa đổ bụi êm êm trên bến vắng (Anh Thơ). Giọt mưa xuân - hạt bụi vàng vương xuống đất - nhẹ hôn lên môi, lên má làm ta ngây ngất. Mưa xuân chấm bàn tay từng chấm lạnh, đánh thức con tim khát khao giao cảm vốn cô đơn tự hỏi: cho ai vậy - chiếc gối trên sàn - đêm xuân (Buson). 2. Xuân đang đến nghĩa là xuân đang qua Ngày xuân con én đưa thoi ta khẽ đưa tay ra hứng cố níu cái giọt thời gian đang trôi qua kẽ tay mình. Mùa gãy đổ, tuổi xuân không còn, lòng người mòn mỏi, làm sao về tắm lại sông xưa, ta kêu lên Hỡi thời gian, mi hãy ngừng cánh lại (Lamartine) mà chợt nhận ra đã mòn dần trái xuân em hái. Đối diện với xuân thấy mình phai nhạt, bỗng luyến tiếc cái thời trái tim ta khao khát: đâu cánh buồm nâu còn trên lớp sóng xuân (Văn Cao). Ai đã qua con dốc cuộc đời lòng thường chất chứa bao niềm khắc khoải. Có khi nức nở đi nhặt lá vàng, hoa tươi muôn cánh rã mà mang về chắn nẻo xuân sang như Chế Lan Viên. Có khi làm khách đường xa chân bước phân vân lòng ngập ngừng (Hoàng Quý), chạnh buồn vì có kẻ theo chồng bỏ cuộc chơi giữa mùa xuân chín. Cũng có khi ngỡ ngàng nhận ra tình ái ngày xuân chỉ một lần và lặng nhìn nàng xuân nghẹn ngào ngồi khóc tình quân đến đỏ lệ như Đông Hồ. Vạn vật chuyển dịch theo quỹ đạo xuân sinh, hạ trưởng, thu liễm, đông tàn, con người nào ai thoát khỏi bánh xe pháp luân sinh, lão, bệnh, tử. Ta uất hận vì mũi tên thời gian chỉ có một chiều nên cả đời tìm hoài mà vẫn lạc mất mùa xuân. Hàng ngàn năm trước Trần Tử Ngang đứng giữa đất trời, giữa quá khứ và tương lai nhỏ lệ cho mùa xuân cuộc đời: Độc thương nhiên nhi thế há. Xuân sắc trôi đi như nước chảy qua cầu, ta đứng trên cầu đau lòng thực tại, lo âu quá khứ và hồi hộp tương lai cũng vì lòng ta quá yêu xuân vậy. Nàng xuân theo gót ngày xanh ra đi dạ sao đành? Tiễn biệt nàng xuân ngậm ngùi, ta đưa tay lên vỗ về trái tim đang thổn thức. Lí Bạch hỏi gió xuân phải chăng cũng hiểu nỗi đau li biệt mà cho vết “chiết liễu” chẳng xanh cành. Trở lại vườn xuân, cảnh còn, người xa, cười với ta giờ chỉ còn đào hoa năm ngoái. Ta lặng nghe mỗi cánh hoa rơi không tiếng như giảm một vẻ xuân mà thấy lòng xao động, nghe ngoài trời gió lộng mà xót thương chẳng biết hoa rụng ít nhiều? Mỗi mùa xuân sang, mẹ tôi già thêm một tuổi… Mẹ tần tảo bao mùa đông gió lạnh, để con có thêm tấm áo xanh mỗi độ xuân về. Mẹ quẩy gánh bán mùa xuân đời mình đi xa mua về mầm xuân ươm hồng đời con ước vọng. Con chợt nhận ra xuân đi trên tóc bạc mẹ mình. 3. Ôm nàng xuân đẹp vào tay Xuân ơi xin hãy về để ta hát riêng cho em nghe, hát cho bao ước vọng. Ta khẽ chạm môi hôn mà lắng nghe hơi thở em nồng nàn, nghe nhẹ bước hồn em đến. Ta nhớ mỗi lần ta nắm tay bạn như dắt nàng xuân đi suốt đêm giao thừa, tặng nhau mầm xanh hy vọng mà ngỡ hái trao đoá mộng đầu. Đưa lòng bàn tay ta hứng giọt xuân long lanh, hứng tia nắng hồng và hứng cả tơ lòng vạn vật. Nâng chén men nồng từng giọt ngây ngất Rượu thơ là cõi lòng này - Ủ hương trăng mật từ ngày có em (Cao Nguyên). Nắng xuân sưởi ấm lòng trần, gió xuân mơn man da thịt, ta khoan khoái, muốn ôm xuân vào lòng mà ấp ủ yêu thương. Khẽ vỗ nhẹ Bàn tay năm ngón anh ru ngàn năm để xuân em mãi ngủ yên trong trái tim rạo rực. Xuân về với ngàn hoa đua thắm, ta muốn hái muôn ngàn đoá hồng (La Hối). Trần Nhân Tông thấy cái vồ vập của ta với xuân qua đôi bướm trắng phần phật cánh bay sấn đến với hoa (Xuân hiểu). Tôi muốn tắt nắng đi - Cho màu đừng nhạt mất - Tôi muốn buộc gió lại - Cho hương đừng bay đi (Xuân Diệu). Nhưng vì ta choáng ngợp trước nhan sắc nàng xuân nên tay lẩy bẩy níu gì xuân tan biến (Bùi Giáng). Ta khẽ nhắp chén trà xuân vị ngọt ngào để lắng nghe hương xuân nồng ấm thú tiêu dao (Thiền Sư Vạn Hạnh). Xuân sang, ai người đoàn tụ, ai kẻ tha hương muốn ôm xuân vào lòng cho vợi bớt nhớ thương mà không thể. Bích Khê thấy xuân đẹp như huyền thoại nhưng khó với tới Đêm nay xuân đã lại - Thuần tuý và tượng trưng - Nắng lên núm vú đồi - Sữa trăng nhỉ nhỉ giọt. Đêm đầu xuân mở cửa thấy trời đất tối đen bàng hoàng hỏi ánh thiều quang ở đâu như cụ Tiên Điền xưa. 4. Đừng tưởng xuân tàn hoa rụng hết Trong cõi vô thường còn hiện hữu cái hằng thường. Mai vàng trổ nụ đón xuân sang khoe hương sắc, cành hoa rồi sẽ tàn tạ lìa cành, nhưng còn kịp gửi lại cho đời cái bất diệt mai hậu trong những hạt mai đang kết tụ. Từ vết chiết liễu kia rồi sẽ nảy mầm xanh. Muôn loài tự phục sinh bằng mầm sống bất diệt nằm trong tự thể mà tạo hóa ban cho. Mầm sống ấy sẽ hấp thụ khí xuân mà sinh sôi và tạo riêng cho mình một mùa xuân trường cửu. Không phải cứ mùa xuân mới đem lại niềm vui vì Vui xuân chung cả một trời (Bích câu kỳ ngộ). Vì thế mà giữa cái nóng bức giữa hạ Bác Hồ vẫn thấy sắc mai vàng ở bên kia suối. Xuân đã sẵn trong lòng tôi lai láng - Xuân không chỉ ở mùa xuân ba tháng. Thảo mộc vô tình còn có xuân bất diệt, con người hữu ý sao không tự bất diệt đời mình? Đời người chỉ là một mắt khâu trong dòng sinh hoá miên viễn cho nên ta hãy lắng tai nghe cùng vạn vật tiếng thì thầm của thời gian, tiếng reo vui của nội cỏ, để mỗi khi xuân đáo ta làm bách hoa khai. Lắng tai nghe tiếng vô thinh, gột rửa lòng trần, rộng mở trái tim đón xuân vĩnh cửu. Ta hát lên khúc hoa xuân ca mong cây mãi cho hoa, cho lộc mong nàng xuân mãi xinh tươi như ngọc ngà. Nàng xuân thướt tha bước ra trong không gian tĩnh lặng mà dịu dàng dệt nên chiếc áo thời gian cho ta mặc suốt đời. Thưa rằng nói nữa là sai - Mùa xuân đang đợi bước ai đi vào. Dạo bước vườn xuân mà nghe lòng náo nức trước cuộc đời. Ta đón nhận mọi lẽ đời bằng tâm thế thanh thản, ta đem nhựa sống căng tràn mà góp mật cho xuân. Như thế lòng ta cũng chính là xuân không mùa vậy. Xuân ơi xuân vĩnh viễn giữa lòng ta. P.V.H (263/01-11) |
VIỆT HÙNG
“Trên đỉnh Trường Sơn, ta gặp nhau giữa đường đi chiến đấu, anh giải phóng quân Lào biên giới đẹp sao...”*- Câu hát từ thời chống Mỹ, đã trở nên xa xăm, song giờ đây, thỉnh thoảng nó vẫn vang lên trên các sóng phát thanh...
ÐÔNG HÀ
Tôi là người sinh ra sau chiến tranh, lớn lên bằng những bài học lịch sử. Thế hệ chúng tôi yêu Tổ quốc theo những bài học ông cha để lại qua những trang sách cộng thêm chút tính cách riêng của chính bản thân mỗi người. Mỗi người chọn cho mình một cách thể hiện tình yêu đó khác nhau.
CHẾ LAN VIÊN
Hồi ký về Đoàn Nghệ thuật Xây dựng (Huế 1946)
NGUYỄN QUANG HÀ
(Bút ký)
Ông Lê nguyên giám đốc sở Văn hoá Bình Trị Thiên, một lần về Thủy Dương lấy tài liệu viết tuyên truyền cho vụ lúa mùa, đã cụng đầu với ông bí thư xã.
TẠ QUANG BỬU
(Hồi ký)
Tôi đã học ở trường Quốc Học bốn năm từ năm 1922 đến 1926, cách đây đúng 60 năm.
TRỊNH BỬU HOÀI
Đất trời đang mặc chiếc áo mới cho trần gian. Con người cũng thay chiếc áo mới cho mình. Chiếc áo khoác trên đôi vai sau một năm oằn gánh công việc. Chiếc áo phủ lên tâm hồn ít nhiều khói bụi thế nhân.
NHỤY NGUYÊN
Một câu trong Kinh Cựu ước: Khởi thủy là lời. Tôi không dám khoác thêm bộ cánh mới, mà chỉ muốn tìm cho nó một mỹ từ gần gũi: Khởi thủy là mùa Xuân.
ĐÔNG HƯƠNG
Trí nhớ tôi tự dưng quay trở về với tuổi thơ, tuổi ba mẹ vừa cho đi học. Ờ! Lâu quá rồi, cái Tết đối với tôi không còn ý nghĩa gì nữa, trí nhớ lơ mơ trở lại khoảng đời thơ ấu, có lẽ đẹp nhất trong đời của mỗi con người của chúng ta.
TRẦN HỮU LỤC (Tùy bút)
Tháng Chạp ở quê tôi là tháng của hoa mai. Dường như màu của hoàng mai tươi thắm khắp mọi nẻo đường. Những chậu mai kiểng, vườn mai chùa, vườn mai nhà, đường phố mai, công viên mai, những thung lũng mai núi… đến thì lại nở đẹp một màu vàng mỏng nhẹ trong sương sớm.
DƯƠNG PHƯỚC THU (Bút ký lịch sử)
Nhiều năm men theo dấu chân của nàng Huyền Trân, công chúa nhà Trần mở đất Ô, Lý, hễ có dịp là tôi lại hành hương đất Bắc. Viếng đền thờ các vua nhà Trần ở làng Tức Mặc - nơi ấy nay thuộc phường Lộc Vượng, thành phố Nam Định.
HÀ THÚC HOAN
Những ai đã từng là học sinh trường Quốc Học - Huế đều có Một thời Quốc Học(1). Thời Quốc Học của tác giả bài viết này là ba năm học tập ở các lớp đệ tam (lớp 10), đệ nhị (lớp 11) và đệ nhất (lớp 12), từ năm 1956 đến năm 1959.
TRẦN HUY MINH PHƯƠNG (Tùy bút)
Thoáng một cái, xài hết ba trăm sáu mươi lăm ngày mà hổng biết. Bao dự tính giằng co rồi dang dở, chưa kịp nghĩ thấu, chưa xiết làm xong, phân vân nhiều nốt lặng, yêu người chưa sâu nặng, nợ người chưa trả xong… ngày giũ vội qua đi. Ngẩn ngơ, mùa về!
THIẾU HOA Hắn! Một vị khách không mời mà đến. Hắn đến viếng nhà tôi trong một đêm mưa to gió lớn. Cả nhà ai cũng biết sự có mặt của Hắn. Đêm đầu tiên cứ nghĩ Hắn chỉ trốn mưa tạm thời rồi hôm sau sẽ đi. Nhưng đến nay đã qua một mùa xuân, Hắn vẫn còn ung dung tự tại ở trong nhà, lại ở đúng trong phòng của tôi như một thành viên chính thức trong gia đình.
PHAN QUANG Trích hồi ký ... Đến thị xã Sơn La chiều hôm trước, sáng hôm sau trong khi chờ đến giờ sang làm việc với Khu ủy Tây Bắc, đồng chí Nguyễn Chí Thanh - mà các đồng chí gần gũi đều quen gọi bằng tên thân mật: anh Thao - cho mời chủ nhiệm nhà khách của khu tới.
VÂN NGUYỄN Tùy bút “Nghe mưa nơi này lại nhớ mưa xa...” (Trịnh Công Sơn)
PHAN THỊ THU QUỲ Ba tôi - liệt sĩ Phan Tấn Huyên, Nguyên Chánh Văn phòng Ủy ban Hành chánh Kháng chiến Thừa Thiên - thường dặn tôi mấy điều: dù khó khăn đến mấy cũng không được ngừng nghỉ phấn đấu học hành bởi tri thức là sức mạnh; dù như thế nào đi nữa cũng phải giữ cho được bản sắc văn hóa Huế rất đỗi tự hào của mình...
TẤN HOÀI Một khung trời mây Một dải gương lung linh cuộn quanh hoàng thành cổ kính. Trầm mặc và ưu tư. Tưởng chừng như thế!...
XUÂN HOÀNG Tôi được Hội Nhà văn Việt Nam cử đi thăm hai nước Ru-ma-ni và Bun-ga-ri đúng vào những ngày đầu xuân Mậu Thân, sôi động.
HỮU THU & BẢO HÂN Ký Đến bây giờ nhiều người vẫn chưa quên hình ảnh hãi hùng mà cơn bão mang tên Cecil tàn phá vào cuối tháng 10 của năm 1985 ở miệt phá Tam Giang của tỉnh Thừa Thiên-Huế.
PHẠM THỊ CÚC Thầy dạy lớp Nhì Thầy dạy lớp Nhì tên Thanh. Người thầy roi roi, hơi thấp và nhỏ con. Bù lại, thầy rất nhanh nhẹn và vui vẻ, hoạt bát, nụ cười luôn nở trên môi.