Xuân không mùa

10:32 25/01/2011
PHẠM VĂN HỌC1. Chào xuân đẹp, có gì vui thế…!

Ảnh: Internet

Trong vòng luân chuyển của vũ trụ, ta rạo rực chào đón bước chân nàng xuân. Đợi nàng từ rất lâu khiến lòng ta khắc khoải: Ngoài kia xuân đã thắm duyên chưa? (Hàn Mặc Tử). Khi bóng dáng nàng thấp thoáng bên thềm nhà, ta hối hả hoàn tất những gì còn dang dở. Ai đó mỉm cười mãn nguyện, ai đó ngậm ngùi khép lại đắng cay. Và rồi một ngày kia, có ai hay Xuân vui vẻ bảo lòng thôi trống trải - Xuân gieo lời an ủi khắp nhân gian - Xuân điểm tô cho đôi má lâu tàn - Xuân đốt lửa để lòng ai hết lạnh (Xuân Tâm). Chúa xuân khẽ chạm cây đũa thần vào vạn vật, tức thì trăm ngọn suối - nổi róc rách reo mừng - tức thì ngàn chim muông - nổi hát ca vang dậy.

Em hái hoa xuân một buổi chiều - Lòng em rạo rực thấy yêu yêu (Huy Tân). Người ta yêu muôn loài hoa xuân khoe sắc. Hoa mai 5 cánh tượng trưng cho ngũ phúc. Sắc mai thanh nhã, hương mai dịu ngọt, dáng mai yêu kiều. Mùa thu vào hoa cúc, cúc can trường học theo mùa đông, cần mẫn gom nắng vàng vào trong lá biếc chờ cho xuân đến nở bung thành hoa, ấm vui mọi nhà (Nguyễn Văn Chương). Ta là chàng lãng tử nấn ná với màu hoa mai, nhớ sắc đào phai mà tự hỏi lòng Xuân này xứ bắc ra sao nhỉ - Đào có hây hây, cúc có vàng? Nhớ ngoài ấy giờ này Từng đàn con trẻ chạy xum xoe tưng bừng trong Mưa xuân lất phất - Dắt mùa xuân sang (Thu Hằng).

Trong làn nắng ửng: khói mơ tan… gió xuân trêu tà áo biếc đôi nàng thiếu nữ, ta ngỡ ngàng nhận ra Trên giàn thiên lý bóng xuân sang để rồi làn môi khẽ hát vang em ơi mùa xuân đến rồi đó… Nắng xuân tươi, gió xuân phơ phất, nhưng mưa xuân mới là độc đáo nhất Mưa đổ bụi êm êm trên bến vắng (Anh Thơ). Giọt mưa xuân - hạt bụi vàng vương xuống đất - nhẹ hôn lên môi, lên má làm ta ngây ngất. Mưa xuân chấm bàn tay từng chấm lạnh, đánh thức con tim khát khao giao cảm vốn cô đơn tự hỏi: cho ai vậy - chiếc gối trên sàn - đêm xuân (Buson).

2. Xuân đang đến nghĩa là xuân đang qua

Ngày xuân con én đưa thoi ta khẽ đưa tay ra hứng cố níu cái giọt thời gian đang trôi qua kẽ tay mình. Mùa gãy đổ, tuổi xuân không còn, lòng người mòn mỏi, làm sao về tắm lại sông xưa, ta kêu lên Hỡi thời gian, mi hãy ngừng cánh lại (Lamartine) mà chợt nhận ra đã mòn dần trái xuân em hái. Đối diện với xuân thấy mình phai nhạt, bỗng luyến tiếc cái thời trái tim ta khao khát: đâu cánh buồm nâu còn trên lớp sóng xuân (Văn Cao). Ai đã qua con dốc cuộc đời lòng thường chất chứa bao niềm khắc khoải. Có khi nức nở đi nhặt lá vàng, hoa tươi muôn cánh rã mà mang về chắn nẻo xuân sang như Chế Lan Viên. Có khi làm khách đường xa chân bước phân vân lòng ngập ngừng (Hoàng Quý), chạnh buồn vì có kẻ theo chồng bỏ cuộc chơi giữa mùa xuân chín. Cũng có khi ngỡ ngàng nhận ra tình ái ngày xuân chỉ một lần và lặng nhìn nàng xuân nghẹn ngào ngồi khóc tình quân đến đỏ lệ như Đông Hồ.

Vạn vật chuyển dịch theo quỹ đạo xuân sinh, hạ trưởng, thu liễm, đông tàn, con người nào ai thoát khỏi bánh xe pháp luân sinh, lão, bệnh, tử. Ta uất hận vì mũi tên thời gian chỉ có một chiều nên cả đời tìm hoài mà vẫn lạc mất mùa xuân. Hàng ngàn năm trước Trần Tử Ngang đứng giữa đất trời, giữa quá khứ và tương lai nhỏ lệ cho mùa xuân cuộc đời: Độc thương nhiên nhi thế há. Xuân sắc trôi đi như nước chảy qua cầu, ta đứng trên cầu đau lòng thực tại, lo âu quá khứ và hồi hộp tương lai cũng vì lòng ta quá yêu xuân vậy. Nàng xuân theo gót ngày xanh ra đi dạ sao đành? Tiễn biệt nàng xuân ngậm ngùi, ta đưa tay lên vỗ về trái tim đang thổn thức. Lí Bạch hỏi gió xuân phải chăng cũng hiểu nỗi đau li biệt mà cho vết “chiết liễu” chẳng xanh cành. Trở lại vườn xuân, cảnh còn, người xa, cười với ta giờ chỉ còn đào hoa năm ngoái. Ta lặng nghe mỗi cánh hoa rơi không tiếng như giảm một vẻ xuân mà thấy lòng xao động, nghe ngoài trời gió lộng mà xót thương chẳng biết hoa rụng ít nhiều?

Mỗi mùa xuân sang, mẹ tôi già thêm một tuổi… Mẹ tần tảo bao mùa đông gió lạnh, để con có thêm tấm áo xanh mỗi độ xuân về. Mẹ quẩy gánh bán mùa xuân đời mình đi xa mua về mầm xuân ươm hồng đời con ước vọng. Con chợt nhận ra xuân đi trên tóc bạc mẹ mình.

3. Ôm nàng xuân đẹp vào tay

Xuân ơi xin hãy về để ta hát riêng cho em nghe, hát cho bao ước vọng. Ta khẽ chạm môi hôn mà lắng nghe hơi thở em nồng nàn, nghe nhẹ bước hồn em đến. Ta nhớ mỗi lần ta nắm tay bạn như dắt nàng xuân đi suốt đêm giao thừa, tặng nhau mầm xanh hy vọng mà ngỡ hái trao đoá mộng đầu. Đưa lòng bàn tay ta hứng giọt xuân long lanh, hứng tia nắng hồng và hứng cả tơ lòng vạn vật. Nâng chén men nồng từng giọt ngây ngất Rượu thơ là cõi lòng này - Ủ hương trăng mật từ ngày có em (Cao Nguyên).

Nắng xuân sưởi ấm lòng trần, gió xuân mơn man da thịt, ta khoan khoái, muốn ôm xuân vào lòng mà ấp ủ yêu thương. Khẽ vỗ nhẹ Bàn tay năm ngón anh ru ngàn năm để xuân em mãi ngủ yên trong trái tim rạo rực. Xuân về với ngàn hoa đua thắm, ta muốn hái muôn ngàn đoá hồng (La Hối). Trần Nhân Tông thấy cái vồ vập của ta với xuân qua đôi bướm trắng phần phật cánh bay sấn đến với hoa (Xuân hiểu). Tôi muốn tắt nắng đi - Cho màu đừng nhạt mất - Tôi muốn buộc gió lại - Cho hương đừng bay đi (Xuân Diệu). Nhưng vì ta choáng ngợp trước nhan sắc nàng xuân nên tay lẩy bẩy níu gì xuân tan biến (Bùi Giáng). Ta khẽ nhắp chén trà xuân vị ngọt ngào để lắng nghe hương xuân nồng ấm thú tiêu dao (Thiền Sư Vạn Hạnh). Xuân sang, ai người đoàn tụ, ai kẻ tha hương muốn ôm xuân vào lòng cho vợi bớt nhớ thương mà không thể. Bích Khê thấy xuân đẹp như huyền thoại nhưng khó với tới Đêm nay xuân đã lại - Thuần tuý và tượng trưng - Nắng lên núm vú đồi - Sữa trăng nhỉ nhỉ giọt. Đêm đầu xuân mở cửa thấy trời đất tối đen bàng hoàng hỏi ánh thiều quang ở đâu như cụ Tiên Điền xưa.

4. Đừng tưởng xuân tàn hoa rụng hết

Trong cõi vô thường còn hiện hữu cái hằng thường. Mai vàng trổ nụ đón xuân sang khoe hương sắc, cành hoa rồi sẽ tàn tạ lìa cành, nhưng còn kịp gửi lại cho đời cái bất diệt mai hậu trong những hạt mai đang kết tụ. Từ vết chiết liễu kia rồi sẽ nảy mầm xanh. Muôn loài tự phục sinh bằng mầm sống bất diệt nằm trong tự thể mà tạo hóa ban cho. Mầm sống ấy sẽ hấp thụ khí xuân mà sinh sôi và tạo riêng cho mình một mùa xuân trường cửu. Không phải cứ mùa xuân mới đem lại niềm vui vì Vui xuân chung cả một trời (Bích câu kỳ ngộ). Vì thế mà giữa cái nóng bức giữa hạ Bác Hồ vẫn thấy sắc mai vàng ở bên kia suối.

Xuân đã sẵn trong lòng tôi lai láng - Xuân không chỉ ở mùa xuân ba tháng. Thảo mộc vô tình còn có xuân bất diệt, con người hữu ý sao không tự bất diệt đời mình? Đời người chỉ là một mắt khâu trong dòng sinh hoá miên viễn cho nên ta hãy lắng tai nghe cùng vạn vật tiếng thì thầm của thời gian, tiếng reo vui của nội cỏ, để mỗi khi xuân đáo ta làm bách hoa khai. Lắng tai nghe tiếng vô thinh, gột rửa lòng trần, rộng mở trái tim đón xuân vĩnh cửu. Ta hát lên khúc hoa xuân ca mong cây mãi cho hoa, cho lộc mong nàng xuân mãi xinh tươi như ngọc ngà. Nàng xuân thướt tha bước ra trong không gian tĩnh lặng mà dịu dàng dệt nên chiếc áo thời gian cho ta mặc suốt đời.

Thưa rằng nói nữa là sai - Mùa xuân đang đợi bước ai đi vào. Dạo bước vườn xuân mà nghe lòng náo nức trước cuộc đời. Ta đón nhận mọi lẽ đời bằng tâm thế thanh thản, ta đem nhựa sống căng tràn mà góp mật cho xuân. Như thế lòng ta cũng chính là xuân không mùa vậy. Xuân ơi xuân vĩnh viễn giữa lòng ta.

P.V.H
(263/01-11)






Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
  • PHAN VĂN LAITrong cuộc tổng tiến công và nổi dậy năm 1968, Huế đã nổi lên là một chiến trường xuất sắc, được Đảng, Chính phủ tặng danh hiệu: “Tiến công nổi dậy, anh dũng kiên cường”, được Bác Hồ khen ngợi: “Bác rất vui mừng vừa qua Huế đã đánh giỏi, công tác giỏi, thu được nhiều thắng lợi to lớn” và được cả nước tự hào về Huế.

  • NGUYỄN THỊ THANH SUNGLGT:Bà Nguyễn Thị Thanh Sung sinh năm 1949 tại An Cựu (Huế), cựu học sinh Đồng Khánh, cựu giáo sinh trường Sư phạm Qui Nhơn, dạy tiểu học ở Quảng Tín (Quảng Nam ngày nay). Năm 1973, lấy Bill Fleming cố vấn an ninh tại Toà Lãnh sự Hoa Kỳ tại Huế. Năm 1974, bà  theo chồng qua định cư ở Mỹ. Bill vẫn tiếp tục phục vụ trong Bộ Ngoại Giao. Hiện bà sống cùng gia đình tại Potomac, Maryland .

  • NGUYỄN XUÂN HOÀNG(Rút từ tuyển tập Hồn mai – tuỳ bút – NXB Thuận Hoá và Công ty Văn hoá Phương Nam phối hợp thực hiện, năm 2008)

  • TRẦN ĐƯƠNG(Viết theo lời kể của một số cán bộ và sinh viên, học sinh Việt Nam, từng công tác và học tập tại Liên Xô)

  • LÝ HẠNH                Đất trời đã bước vào độ cuối xuân, vẫn còn những cơn mưa bụi lất phất và cái rét dìu dịu thả xuống nhân gian như những sợi tơ trời.

  • ĐỖ KIM CUÔNG Câu chuyện của 27 năm về trước...

  • PHƯƠNG LAN                     LTS: Sông Hương nhận được tin và bài về một phụ nữ "nuôi mộ liệt sĩ" đã 15 năm, nay muốn trả lại cho gia đình của liệt sĩ nhưng không biết nhắn gửi vào đâu. Vì câu chuyện nghĩa cử đầy cảm động này và vì không chỉ là thông tin nên Sông Hương xin in luôn cả bài viết sau đây, mong bạn đọc xa gần, trong điều kiện có thể được thì nhắn tin sớm cho gia đình người liệt sĩ này.

  • NGUYỄN HỮU THÔNGĐã từ lâu lắm, chúng tôi mới có dịp gặp gỡ đông đủ như thế này. Nhận ra nhau rồi mới giật thót mình nhìn lại; ai cũng tưởng chỉ mới hôm qua, và cái khoảng mơ hồ dẫn đến hôm nay, sao đã làm tóc mọi người bạc đi nhiều thế.

  • LÊ QUÝ LONGThông lệ cứ mỗi buổi sáng uống xong cốc càphê tôi đến mở phòng tranh. Ngày 1 tháng 11 năm 1999 chừng tám giờ sáng, ngoài đường nước đã lên phủ khắp mặt nhựa. Suốt đêm qua cho đến lúc này trời vẫn mưa to.

  • ĐỖ KIM CUÔNG Ấn tượng dai dẳng trong tôi mỗi khi nhớ về Huế vẫn là những trận mưa rả rích kéo dài lê thê hết ngày này sang ngày khác. Mưa có khi cả tháng trời. Mưa ngày rồi lại mưa đêm. Có lúc những cơn mưa rào kéo sầm sập như thác đổ. Lúc mưa nổi bong bóng nước. Mưa rừng càng buồn nản hơn.

  • ĐỖ KIM CUÔNG Cái ấn tượng không lấy gì làm vui vẻ và đẹp đẽ của tôi về chị xảy ra vào những ngày đầu tiên khi tôi trở thành người lính của đại đội 3, K10, thuộc công trường V về trụ bám ở vùng giáp ranh Hương Trà.

  • ĐẶNG NHẬT MINHCha mẹ tôi là những người Huế. Quê nội tôi ở An Cựu và quê ngoại ở làng Lại Thế. Tôi nghe bà tôi kể: đám cưới cha mẹ tôi là một đám cưới chạy tang.

  • NGUYỄN ĐẮC XUÂNNgày thoát ly lên rừng (mùa hè 1966), tôi và anh Hoàng Phủ Ngọc Tường được Thành ủy cho ở trong một cái nhà lá dựng ở lưng chừng một ngọn đồi sau dãy núi Kim Phụng. Đến bữa có người phục vụ bưng cơm lên ăn. Thật thoải mái, không phải lo sinh nhai, không phải lo giữ lời ăn tiếng nói sao cho hợp pháp, không còn sợ bị bọn mật vụ, CIA đến viếng nhà, đến trụ sở đấu tranh "hỏi thăm sức khỏe".

  • HOÀNG PHỦ NGỌC TƯỜNGMột hôm nhân rỗi việc, tôi ngồi thả câu nơi một bến đá quen thuộc ven sông Hương. Chỗ này cá nhiều ăn không kịp giật. Bỗng cái phao của tôi trôi đi vùn vụt như thể có người kéo. Tôi vung mạnh tay, một chú cá chép mắc câu nhảy đành đạch trên mặt cỏ. Bất ngờ nó thở hổn hển và nói với tôi bằng tiếng người: rằng nó là con vua Thuỷ Tề, đi tuần thú dọc sông Hương, đã bị tôi bắt được. Nó năn nỉ xin tôi thả ra, sau đó nó sẽ đền ơn bằng cách thực hiện cho tôi ba điều ước.

  • TRẦN HOÀNG PHỐKỷ  niệm  45  năm  thành  lập Đại  học  Huế  (1957-2002)1. Mặt trời, mặt trăng vẫn rạng rỡ soi, có lẽ cả ngàn năm trên cái giải đất Phú Xuân-Huế cỏ hoa thơ mộng, diễm kiều và tịch lặng này.

  • NGUYỄN ĐẮC XUÂN Tôi đỗ vào Đại học Sư phạm Huế năm 1962. Lúc ấy tôi đã có Chứng chỉ Dự bị (Propédeutique) bên trường Đại học Văn khoa.

  • THOMAS MANNMANN, PAUL THOMAS, nhà văn Đức (1875- 1955). Sinh tại Lüberk trong một gia đình thương gia lớn. Cha là Johnann Heinrich Mann - một thượng nghị sĩ, đồng thời là thương gia. Mẹ là Julia con gái của một chủ trang trại người Đức và một phụ nữ gốc Bồ Đào Nha.

  • TRUNG SƠNĐó là truyện ngắn “Ngựa người và người ngựa” của cây đại thụ trong làng văn Việt : nhà văn Nguyễn Công Hoan. Đây là một trong những truyện ngắn xuất sắc, thể hiện rõ phong cách “truyện ngắn Nguyễn Công Hoan” nên đã hai lần được lấy làm tên các tập truyện ngắn của ông. (Lần đầu, do nhà Mai Lĩnh xuất bản năm 1934 và lần thứ hai do Nhà xuất bản Văn học in năm 1988).

  • XUÂN TÙNGNgày đầu xuân ở nước ta có nhiều phong tục đã được tồn tại lâu đời như tục xông đất, hái lộc, mừng tuổi: Vào những ngày đầu xuân, các tầng lớp nho sĩ còn có tục khai bút, cho chữ... vừa là thú vui, vừa là cung cấp cho những người thích xin chữ, xin câu đối về treo. Việc làm này mang một ý nghĩa văn hóa thú vị.

  • PHẠM THỊ CÚCMột ngày đẹp trời chúng tôi “lên đường” bằng... ô tô, đi câu cá ở một cái hồ xa xôi tận miền đông bắc nước Mỹ.