Ảnh: Internet
Trong vòng luân chuyển của vũ trụ, ta rạo rực chào đón bước chân nàng xuân. Đợi nàng từ rất lâu khiến lòng ta khắc khoải: Ngoài kia xuân đã thắm duyên chưa? (Hàn Mặc Tử). Khi bóng dáng nàng thấp thoáng bên thềm nhà, ta hối hả hoàn tất những gì còn dang dở. Ai đó mỉm cười mãn nguyện, ai đó ngậm ngùi khép lại đắng cay. Và rồi một ngày kia, có ai hay Xuân vui vẻ bảo lòng thôi trống trải - Xuân gieo lời an ủi khắp nhân gian - Xuân điểm tô cho đôi má lâu tàn - Xuân đốt lửa để lòng ai hết lạnh (Xuân Tâm). Chúa xuân khẽ chạm cây đũa thần vào vạn vật, tức thì trăm ngọn suối - nổi róc rách reo mừng - tức thì ngàn chim muông - nổi hát ca vang dậy. Em hái hoa xuân một buổi chiều - Lòng em rạo rực thấy yêu yêu (Huy Tân). Người ta yêu muôn loài hoa xuân khoe sắc. Hoa mai 5 cánh tượng trưng cho ngũ phúc. Sắc mai thanh nhã, hương mai dịu ngọt, dáng mai yêu kiều. Mùa thu vào hoa cúc, cúc can trường học theo mùa đông, cần mẫn gom nắng vàng vào trong lá biếc chờ cho xuân đến nở bung thành hoa, ấm vui mọi nhà (Nguyễn Văn Chương). Ta là chàng lãng tử nấn ná với màu hoa mai, nhớ sắc đào phai mà tự hỏi lòng Xuân này xứ bắc ra sao nhỉ - Đào có hây hây, cúc có vàng? Nhớ ngoài ấy giờ này Từng đàn con trẻ chạy xum xoe tưng bừng trong Mưa xuân lất phất - Dắt mùa xuân sang (Thu Hằng). Trong làn nắng ửng: khói mơ tan… gió xuân trêu tà áo biếc đôi nàng thiếu nữ, ta ngỡ ngàng nhận ra Trên giàn thiên lý bóng xuân sang để rồi làn môi khẽ hát vang em ơi mùa xuân đến rồi đó… Nắng xuân tươi, gió xuân phơ phất, nhưng mưa xuân mới là độc đáo nhất Mưa đổ bụi êm êm trên bến vắng (Anh Thơ). Giọt mưa xuân - hạt bụi vàng vương xuống đất - nhẹ hôn lên môi, lên má làm ta ngây ngất. Mưa xuân chấm bàn tay từng chấm lạnh, đánh thức con tim khát khao giao cảm vốn cô đơn tự hỏi: cho ai vậy - chiếc gối trên sàn - đêm xuân (Buson). 2. Xuân đang đến nghĩa là xuân đang qua Ngày xuân con én đưa thoi ta khẽ đưa tay ra hứng cố níu cái giọt thời gian đang trôi qua kẽ tay mình. Mùa gãy đổ, tuổi xuân không còn, lòng người mòn mỏi, làm sao về tắm lại sông xưa, ta kêu lên Hỡi thời gian, mi hãy ngừng cánh lại (Lamartine) mà chợt nhận ra đã mòn dần trái xuân em hái. Đối diện với xuân thấy mình phai nhạt, bỗng luyến tiếc cái thời trái tim ta khao khát: đâu cánh buồm nâu còn trên lớp sóng xuân (Văn Cao). Ai đã qua con dốc cuộc đời lòng thường chất chứa bao niềm khắc khoải. Có khi nức nở đi nhặt lá vàng, hoa tươi muôn cánh rã mà mang về chắn nẻo xuân sang như Chế Lan Viên. Có khi làm khách đường xa chân bước phân vân lòng ngập ngừng (Hoàng Quý), chạnh buồn vì có kẻ theo chồng bỏ cuộc chơi giữa mùa xuân chín. Cũng có khi ngỡ ngàng nhận ra tình ái ngày xuân chỉ một lần và lặng nhìn nàng xuân nghẹn ngào ngồi khóc tình quân đến đỏ lệ như Đông Hồ. Vạn vật chuyển dịch theo quỹ đạo xuân sinh, hạ trưởng, thu liễm, đông tàn, con người nào ai thoát khỏi bánh xe pháp luân sinh, lão, bệnh, tử. Ta uất hận vì mũi tên thời gian chỉ có một chiều nên cả đời tìm hoài mà vẫn lạc mất mùa xuân. Hàng ngàn năm trước Trần Tử Ngang đứng giữa đất trời, giữa quá khứ và tương lai nhỏ lệ cho mùa xuân cuộc đời: Độc thương nhiên nhi thế há. Xuân sắc trôi đi như nước chảy qua cầu, ta đứng trên cầu đau lòng thực tại, lo âu quá khứ và hồi hộp tương lai cũng vì lòng ta quá yêu xuân vậy. Nàng xuân theo gót ngày xanh ra đi dạ sao đành? Tiễn biệt nàng xuân ngậm ngùi, ta đưa tay lên vỗ về trái tim đang thổn thức. Lí Bạch hỏi gió xuân phải chăng cũng hiểu nỗi đau li biệt mà cho vết “chiết liễu” chẳng xanh cành. Trở lại vườn xuân, cảnh còn, người xa, cười với ta giờ chỉ còn đào hoa năm ngoái. Ta lặng nghe mỗi cánh hoa rơi không tiếng như giảm một vẻ xuân mà thấy lòng xao động, nghe ngoài trời gió lộng mà xót thương chẳng biết hoa rụng ít nhiều? Mỗi mùa xuân sang, mẹ tôi già thêm một tuổi… Mẹ tần tảo bao mùa đông gió lạnh, để con có thêm tấm áo xanh mỗi độ xuân về. Mẹ quẩy gánh bán mùa xuân đời mình đi xa mua về mầm xuân ươm hồng đời con ước vọng. Con chợt nhận ra xuân đi trên tóc bạc mẹ mình. 3. Ôm nàng xuân đẹp vào tay Xuân ơi xin hãy về để ta hát riêng cho em nghe, hát cho bao ước vọng. Ta khẽ chạm môi hôn mà lắng nghe hơi thở em nồng nàn, nghe nhẹ bước hồn em đến. Ta nhớ mỗi lần ta nắm tay bạn như dắt nàng xuân đi suốt đêm giao thừa, tặng nhau mầm xanh hy vọng mà ngỡ hái trao đoá mộng đầu. Đưa lòng bàn tay ta hứng giọt xuân long lanh, hứng tia nắng hồng và hứng cả tơ lòng vạn vật. Nâng chén men nồng từng giọt ngây ngất Rượu thơ là cõi lòng này - Ủ hương trăng mật từ ngày có em (Cao Nguyên). Nắng xuân sưởi ấm lòng trần, gió xuân mơn man da thịt, ta khoan khoái, muốn ôm xuân vào lòng mà ấp ủ yêu thương. Khẽ vỗ nhẹ Bàn tay năm ngón anh ru ngàn năm để xuân em mãi ngủ yên trong trái tim rạo rực. Xuân về với ngàn hoa đua thắm, ta muốn hái muôn ngàn đoá hồng (La Hối). Trần Nhân Tông thấy cái vồ vập của ta với xuân qua đôi bướm trắng phần phật cánh bay sấn đến với hoa (Xuân hiểu). Tôi muốn tắt nắng đi - Cho màu đừng nhạt mất - Tôi muốn buộc gió lại - Cho hương đừng bay đi (Xuân Diệu). Nhưng vì ta choáng ngợp trước nhan sắc nàng xuân nên tay lẩy bẩy níu gì xuân tan biến (Bùi Giáng). Ta khẽ nhắp chén trà xuân vị ngọt ngào để lắng nghe hương xuân nồng ấm thú tiêu dao (Thiền Sư Vạn Hạnh). Xuân sang, ai người đoàn tụ, ai kẻ tha hương muốn ôm xuân vào lòng cho vợi bớt nhớ thương mà không thể. Bích Khê thấy xuân đẹp như huyền thoại nhưng khó với tới Đêm nay xuân đã lại - Thuần tuý và tượng trưng - Nắng lên núm vú đồi - Sữa trăng nhỉ nhỉ giọt. Đêm đầu xuân mở cửa thấy trời đất tối đen bàng hoàng hỏi ánh thiều quang ở đâu như cụ Tiên Điền xưa. 4. Đừng tưởng xuân tàn hoa rụng hết Trong cõi vô thường còn hiện hữu cái hằng thường. Mai vàng trổ nụ đón xuân sang khoe hương sắc, cành hoa rồi sẽ tàn tạ lìa cành, nhưng còn kịp gửi lại cho đời cái bất diệt mai hậu trong những hạt mai đang kết tụ. Từ vết chiết liễu kia rồi sẽ nảy mầm xanh. Muôn loài tự phục sinh bằng mầm sống bất diệt nằm trong tự thể mà tạo hóa ban cho. Mầm sống ấy sẽ hấp thụ khí xuân mà sinh sôi và tạo riêng cho mình một mùa xuân trường cửu. Không phải cứ mùa xuân mới đem lại niềm vui vì Vui xuân chung cả một trời (Bích câu kỳ ngộ). Vì thế mà giữa cái nóng bức giữa hạ Bác Hồ vẫn thấy sắc mai vàng ở bên kia suối. Xuân đã sẵn trong lòng tôi lai láng - Xuân không chỉ ở mùa xuân ba tháng. Thảo mộc vô tình còn có xuân bất diệt, con người hữu ý sao không tự bất diệt đời mình? Đời người chỉ là một mắt khâu trong dòng sinh hoá miên viễn cho nên ta hãy lắng tai nghe cùng vạn vật tiếng thì thầm của thời gian, tiếng reo vui của nội cỏ, để mỗi khi xuân đáo ta làm bách hoa khai. Lắng tai nghe tiếng vô thinh, gột rửa lòng trần, rộng mở trái tim đón xuân vĩnh cửu. Ta hát lên khúc hoa xuân ca mong cây mãi cho hoa, cho lộc mong nàng xuân mãi xinh tươi như ngọc ngà. Nàng xuân thướt tha bước ra trong không gian tĩnh lặng mà dịu dàng dệt nên chiếc áo thời gian cho ta mặc suốt đời. Thưa rằng nói nữa là sai - Mùa xuân đang đợi bước ai đi vào. Dạo bước vườn xuân mà nghe lòng náo nức trước cuộc đời. Ta đón nhận mọi lẽ đời bằng tâm thế thanh thản, ta đem nhựa sống căng tràn mà góp mật cho xuân. Như thế lòng ta cũng chính là xuân không mùa vậy. Xuân ơi xuân vĩnh viễn giữa lòng ta. P.V.H (263/01-11) |
VĨNH NGUYÊN
Hồi ký
Boong tàu lau xong sạch bóng. Toàn thể mọi người tập trung boong trước ăn sáng. Ăn xong, tôi cùng một số anh em cụm lại (cũng ở boong trước) nghe đài tiếng nói Việt Nam. Hồi ấy, toàn phân đội, tàu nào cũng được phát một cái đài orionton để nghe tin tức, nghe chương trình ca nhạc vào những giờ nghỉ…
HOÀNG PHỦ NGỌC TƯỜNG
Bút ký
Nếu có một biến động địa chất nào đó xảy ra thật nhẹ nhàng, khiến cho chỉ sau một đêm thức dậy, người ta bỗng thấy hai bờ sông Hương đã líp lại với nhau - nghĩa là thành phố Huế vẫn y nguyên, nhưng sông Hương không còn nữa...
LÊ VŨ TRƯỜNG GIANG
Nhìn trên bản đồ, vùng bờ biển của Huế là một dải đất hẹp, mỏng như lưỡi liềm.
LÊ HÙNG VỌNG
Bút ký
Buổi chiều sau giờ làm việc, hai chúng tôi thường tha thẩn đạp xe qua những đường phố cũ.
“Ký ức về nội” của Tâm Định Lê Văn Đại là một tạp ghi những câu chuyện mộc mạc ở một làng quê Cố đô Huế dưới dạng nguyên thô.
Tòa soạn trân trọng tính chân thật của người kể chuyện nên xin được trích đăng nguyên văn một số đoạn trong tập hồi ký nhỏ này, với mong muốn gìn giữ nếp nhà, nét văn hóa làng xã ngày xưa trước sức ép ngày một lớn của sự hiện đại hóa đời sống xã hội. Đây có thể là những đường viền rất nhỏ để bảo vệ sự thuần khiết, tính vĩnh cửu của đời sống văn hóa chúng ta.
VĨNH NGUYÊN
Cung đờn - nghĩa nôm này ở vùng này là tiếng gió. Mùa hè nóng bức, về phá Tam Giang, ngồi lên sàn nhà chồ của dân chài cắm giữa phá, ta mới thấy thắm thía tiếng gió ấy.
NGUYỄN KHẮC THẠCH
Lỡ chuyến đò có thể chờ chuyến đò sau. Lỡ mất cung có thể chuộc lại cung từ người nhặt được. Lỡ mất cái không biết tìm ở đâu đâu?
NGÔ ĐÌNH HẢI
Trên núi, có cây cỏ, chim muông. Có ngôi chùa nhỏ. Trong chùa có tượng Phật, có sư. Tất cũng có mõ chuông, tụng niệm.
NGUYÊN HƯƠNG
Nhớ có lần An Ni nói, nước một khi chảy sâu, sẽ không phát ra tiếng. Tình cảm con người một khi sâu sắc, cũng sẽ tỏ ra đạm bạc. Chính là sự giản đơn, cần kiệm. Ký ức cũng vậy. Nó không cầu xin sự chải chuốt kỳ cọ. Nó cần nguyên vẹn là mình.
TRU SA
Mùi khói, có khói. Ai đấy đốt lửa.
HOÀNG PHỦ NGỌC TƯỜNG
Bút ký
Chưa cần đến âm nhạc, Huế từ trong tâm hồn nó đã mang sẵn một mêlôđy của riêng mình.
LÊ HƯNG TIẾN
NGUYỄN QUANG HÀ
Bút ký
Một cuộc hành trình chỉ có thời gian xê dịch. Còn con người thì cứ ở nguyên một chỗ, không đi đâu cả. Vẫn mảnh sân ấy, vẫn ngôi nhà ấy, vẫn khuôn vườn ấy.
BÙI KIM CHI
Ngoài trời bao la xinh tươi bao cô gái đẹp cười trông xinh như hoa. Lập lòe tà áo xanh xanh che bông tím vàng đẹp hơn tiên nga…
LÊ VŨ TRƯỜNG GIANG
Bút ký
Tiếng hát năm xưa bay vào không trung, se lại những mùa hoa vàng mấy độ. Trong màu xuân dát cả đất trời, người mở cửa bước ra, diễu chân qua từng ngõ từng nhà, lên đồi xuống phố, băng đồng sang sông…
NGUYỄN TRƯƠNG KHÁNH THI
Có một ngày nọ tôi nhẹ nhàng đến bên người và hỏi: Đã có bao giờ người đi lạc hay chưa?
LÊ BÁ ĐẢNG
Bài viết do Phạm Thị Anh Nga chuyển ngữ theo đề nghị của Đạo diễn Đặng Nhật Minh và bà Lê Cẩm Tế, nguyên Giám đốc Trung tâm nghệ thuật Lê Bá Đảng, nhằm bổ sung cho cuốn phim tài liệu đang hoàn thiện về Lê Bá Đảng.
DƯƠNG THỦY
Tùy bút
Có năm hoa bằng lăng ở Huế nở hết mình. Khắp các ngả đường, cả vùng ven thôn quê, cây bằng lăng đơm hoa tím thẳm một màu. Chưa bao giờ bằng lăng xứ thần kinh nở dồn dập và tưng bừng đến thế.
TRẦN BẢO ĐỊNH
Một
Sông Bảo Định có nhiều chi lưu, một trong những chi lưu đó là rạch Bà Tàu. Thủy lộ con rạch lớn ròng tùy thuộc con nước rong kém và nó chảy cũng chẳng thẳng thớm gì cho lắm, có đoạn ngoằn ngoèo cong xoắn.
NGUYỄN ĐÌNH MINH KHUÊ
Tạp bút