NGUYỄN QUANG HÀ
Vợ một người bạn làm thơ của chúng tôi, trong bữa anh em tụ tập ở nhà chị "lai rai" với nhau, chị cũng góp chuyện, vui vẻ và rất thật thà.
Nhà văn Nguyễn Quang Hà- Ảnh: internet
Chị nói: "Em thấy các anh toàn những người có học cả, lại rất đứng đắn nữa chứ, vậy mà không hiểu tại sao các anh lại thích làm thơ nhỉ?"!
Dĩ nhiên cũng có những người nghĩ về thơ như thế.
Với tôi, tôi cho rằng thơ là thiên tài. Có người thiên tài suốt đời. Có người thiên tài một đêm. Cũng có người chỉ được làm thiên tài trong tích tắc. Tất cả họ, dù một câu thơ hay hàng tập thơ để lại cho đời đều trở thành tài sản vô giá.
Xúc động biết bao khi Chế Lan Viên viết:
"Ở xứ một ngàn năm chiến tranh, vạn ngày trận mạc
Để yên lòng người thì con chim hát
Cho kẻ ra đi, cho kẻ đợi chờ"
Ngây ngất biết bao dù chỉ một câu thơ của Nguyễn Đình Thi:
"Cỏ mòn thơm mãi dấu chân em"
Và cám ơn Thanh Thảo, anh đã giúp cho tuổi trẻ nhận chân ra cái đích thực của họ:
"Lũ thanh niên chúng tôi bùng ngọn lửa chính mình
Không dựa dẫm những hào quang có sẵn"…
Tôi nhớ có lần anh Nguyễn Xuân Sanh kể với lớp trẻ chúng tôi rằng: khi những bài thơ đầu tiên của anh được đăng báo, anh sung sướng thiếu phát cuồng lên nữa. Khi tòa báo mời anh đến tòa soạn, đưa trả tiền nhuận bút cho anh thì anh run người và suýt bật khóc, vì nghĩ rằng sao việc làm của mình thiêng liêng thế mà người ta nỡ lấy đồng tiền để đánh giá nó nhỉ?
Các cụ ta ngày xưa, trước mỗi buổi bình thơ, đều đốt hương trầm lên, trang nghiêm vậy thay. Cái việc các nhà thơ nhảy sang văn xuôi, viết tiểu thuyết ào ào, còn các nhà văn không thấy ai dám đổi chiều như thế, mới thấy thơ thật khó.
Chỉ có điều, e nàng thơ đẹp quá, lại sống giữa lụy tục nên cứ bị chọc ghẹo dài dài.
Có bạn trẻ đầy ảo tưởng, mới được in bài thơ đầu tiên liền bỏ nhiệm sở, xin cắt lương và tuyên bố rằng mình sẽ sống bằng nghề làm thơ.
Có người quen trận mạc, trở nên có tiếng tăm, bỗng nổi máu sính văn chương, chấm bút, làm thơ, được mấy anh cơ hội tấm tắc khen, tưởng là thật, đòi đăng báo và đến hội nghị nào cũng đọc tùm lum.
Cũng có kẻ nhờ có tiền mà được đăng thơ, rồi vỗ ngực bồm bộp tự xưng ta là nghệ sỹ.
Chưa bao giờ tòa soạn các tờ báo lại nhận được nhiều bản thảo thơ gởi đến như bây giờ. Biên tập đọc thơ hàng cân giấy. Thật đáng đề phòng...
E chừng nàng thơ tả tơi có lúc.
Nhưng tệ nhất có lẽ là các nhà phê bình thơ không hiểu vì lý do gì lại cất lời ca những loại thơ giả kia?
Điều không thể tha thứ được là có những nhà thơ đích thực lại tự buông thả mình. Hoặc là quá dễ dãi về câu chữ! Hoặc là học thói uốn éo trong thơ. Hoặc là mới nhặt nhạnh được chỗ này chỗ kia một dúm kiến thức, chưa kịp chín đã vội tung vào thơ để lòe đời.
Không nói xa xôi làm gì. Tôi xin nói cái hiện tại. Bằng chứng là một tờ văn nghệ số đầu năm 1987 bưu điện vừa đưa đến cho tôi đây.
Tôi liền giở tờ báo ra đọc. Như người biết uống rượu, ngồi vào bàn tiệc, đầu tiên là uống một ngụm rượu suông, lắng mình lại, thưởng thức hương thơm của rượu lan tỏa khắp khứu giác mình rồi lắng nghe chất men lách rất nhẹ nhàng vào từng tế bào, rạo rực; mở báo văn nghệ ra, cái tật của tôi là đọc nghiến ngấu một mạch cho hết các bài thơ đã, rồi sau đó mới đến đọc các câu khác.
Ngay trang 5, tôi đã đọc những câu này:
"Thành phố lúc bình minh
Những ngôi nhà Quang Trung người thức dậy đi làm
Tiếng cơm sôi lốc bốc từng thang gác"
Ở trang 12 in 6 bài thơ đóng trong khung đỏ rực. Mỗi đề bài cũng in mực đỏ. Tôi chọn một bài có cái đề giản dị để đọc.
Ba câu mở đầu thế này:
"Em có cùng anh về bến Then
đi dưới trời xuân mưa buông rèm
êm êm cỏ hát ru trời biếc"
Tôi cố đọc thêm một khổ thơ nữa:
"Chim nói điều chi cứ lượn vòng
Từng đôi cánh tín hiệu trên không
Cho anh căng hết ăng-ten-cảm
giữa bến sông này nhớ phố đông"
Tôi không đọc thêm được nữa và buông báo, không cảm nhận được rõ ràng là miệng mình đắng hay là rượu bị pha. Quả tang ba bận như thế, đúng là rượu giả, không còn uống tiếp được nữa. Các tác giả ở đây đúng là không làm thơ mà đang đùa với thơ.
Không biết sự đùa này còn kéo dài đến bao giờ.
Thời thơ ngước mắt nhìn lên trăng sao để ca ngợi qua rồi. Thời thơ cúi đầu nhìn xuống để cảm thông cũng qua rồi. Thời bây giờ các nhà thơ là chiến sỹ, là những người cần lao. Mình phải cất lên chính tiếng nói của nhân dân mình, bởi vì mình chính là nhân dân mà. Ý nghĩa và trách nhiệm đó càng thiêng liêng biết bao.
Tôi xuất thân từ người lính, nên đọc những câu này của Hoàng Nhuận Cầm:
"Đêm trong suốt áp ngực vào phương ấy
Gặp lại mùi cỏ cháy suốt thời trai
Ngôi sao rơi trên dãy kẽm gai dài
Cái vùng đất không tiếng gà cất gáy"…
Mà cứ thấy nao lòng, mà cứ muốn sống tiếp một cuộc đời thật đẹp.
Nên trên diễn đàn thơ này, tôi chỉ xin nói một câu bật ra từ gan ruột mình "XIN ĐỪNG ĐÙA VỚI THƠ".
Tôi rất muốn được ghép hai câu thơ của Hồ Xuân Hương làm tấm biển treo trước cửa phòng của nàng thơ, để nhắc nhở những ai thích đùa cợt, chọc ghẹo nàng:
"Này này chị bảo cho mà biết
Muốn sống đem vôi quét trả đền"
N.Q.H
(SH24/4-87)
VƯƠNG HỒNG
Ưng Bình Thúc Giạ Thị quê phường Vỹ Dạ, thành phố Huế, sinh ngày 9 tháng 3 năm 1877, mất ngày 4 tháng 4 năm 1961. Ông là cháu nội Tuy Lý vương Miên Trinh, một nhà thơ nổi tiếng với "Vỹ Dạ Hợp tập".
NGUYỄN PHƯỚC HẢI TRUNG
Trên Tạp chí Sông Hương số 379 (9/2020) và Báo Thừa Thiên Huế, tôi đã có giới thiệu lại cuốn “Truyện Kiều, bản Nôm của Hoàng gia triều Nguyễn, lưu trữ tại thư viện Anh quốc” do Nguyễn Khắc Bảo công bố (Nxb. Lao động ấn hành, 2017).
NGUYỄN THANH TÂM
Trương Đăng Dung làm thơ từ cuối thập niên 70 của thế kỷ trước. Thầm lặng, con người thi ca ấy ẩn khuất sau dáng vẻ của một nhà lý luận, để hơn 30 năm sau, cựa mình trỗi dậy.
HOÀNG THỊ THU THỦY
Kỷ niệm 100 năm ngày sinh nhà thơ Tố Hữu (04/10/1920 - 04/10/2020)
LÊ TUẤN LỘC
MAI VĂN HOAN
Trải qua hàng nghìn năm bị phong kiến phương Bắc đô hộ, họ tìm mọi cách đồng hóa dân tộc ta nhưng bất thành. Chúng ta có chịu ảnh hưởng về tư tưởng, về giáo dục, về văn hóa, nghệ thuật… của họ nhưng dứt khoát không bị đồng hóa.
LƯỜNG TÚ TUẤN
“Thì đem vàng đá mà liều với thân” - Nguyễn Du
Kỷ niệm 255 năm ngày sinh (1765 - 2020), 200 năm ngày mất Danh nhân văn hóa thế giới - Đại thi hào Nguyễn Du (16/9/1820 - 16/9/2020)
NGUYỄN PHƯỚC HẢI TRUNG
ĐỖ LAI THÚY
Trong mọi địa hạt, sự đắc thắng của cuộc sống là sáng tạo
H. Bergson
BỬU Ý
Nguyễn Đức Sơn sinh 18/11/1937 tại làng Dư Khánh (Thanh Hải) gần bên bờ biển Ninh Chữ tỉnh Ninh Thuận.
LÊ THÀNH NGHỊ
Thơ Lâm Thị Mỹ Dạ xuất hiện từ đầu những năm bảy mươi của thế kỷ XX, khi chiến tranh diễn ra vô cùng ác liệt trên cả hai miền đất nước. Quảng Bình, quê hương của Lâm Thị Mỹ Dạ là một trong những vùng đất bom đạn tàn khốc nhất.
NGUYỄN HỮU QUÝ
Biển. Những con sóng. Những con sóng làm nên biển cả mênh mang. Hay diễn đạt cách khác, biển bắt đầu từ sóng.
LÝ HOÀI THU
Lưu Quang Vũ mở đầu sự nghiệp cầm bút bằng thơ. Đó là phần Hương cây trong tập Hương cây - Bếp lửa in chung với Bằng Việt.
THÁI HẠO
Tặng Mẹ và Em!
Bờ bến lạ chút tự tình với bóng - Tuệ Sỹ
NGUYỄN KHẮC PHÊ
Nguyễn Thị Lê Na không thuộc lớp “cây bút trẻ” (chị sinh đúng vào năm đất nước thống nhất - 1975), lại phải gánh nhiệm vụ quản lý một tạp chí văn nghệ, nên sau “Bến Mê”, đến nay chị mới xuất bản “Đắng ngọt đàn bà”(*) (ĐNĐB).
HUỲNH NHƯ PHƯƠNG
Một ngày giáp Tết Canh Tý, Từ Hoài Tấn* mời bạn bè đến quán cà phê nhìn sang Vương Cung Thánh Đường dự ra mắt tập thơ tuyển của ông (Thơ Từ Hoài Tấn, Nxb. Tổng Hợp thành phố Hồ Chí Minh, 2020).
NGỌC BÍCH
(Đọc "Thơ Ngô Kha"*)
Bây giờ là năm 1992. Anh hy sinh đã gần 20 năm. Tập thơ của anh đã xuất bản được một năm nhờ những bạn bè thân quen và những người yêu mến thơ anh. Tôi là người đến muộn. Nhưng như người ta vẫn nói "dẫu muộn còn hơn không". Nhất là ở đây lại đến với MỘT CON NGƯỜI.
PHẠM XUÂN DŨNG
(Nhân đọc tập tản văn Ngoại ô thương nhớ của Phi Tân, Nxb. Trẻ, 2020)
HỒ THẾ HÀ
Lê Văn Ngăn, sinh ngày 15 tháng 01 năm 1944, tại Quảng Thọ, Quảng Điền, Thừa Thiên Huế. Học, trưởng thành và tham gia phong trào học sinh, sinh viên yêu nước ở Huế (1965 - 1975). Là phóng viên Đài Phát thanh Huế (1975 - 1978).
PHẠM TRƯỜNG THI
Trong số các nhà thơ thời tiền chiến người quê gốc Nam Định, có ba nhà thơ mặc dù khác nhau là không được sinh ra cùng ngày, cùng tháng, cùng năm, cùng một miền đất nhưng họ lại rất giống nhau là đều khóc tiếng khóc chào đời nơi vùng đồng chiêm trũng, nghĩa là nơi được xem là những cái rốn nước của tỉnh Nam Định.