NGUYỄN QUANG HÀ
Vợ một người bạn làm thơ của chúng tôi, trong bữa anh em tụ tập ở nhà chị "lai rai" với nhau, chị cũng góp chuyện, vui vẻ và rất thật thà.
Nhà văn Nguyễn Quang Hà- Ảnh: internet
Chị nói: "Em thấy các anh toàn những người có học cả, lại rất đứng đắn nữa chứ, vậy mà không hiểu tại sao các anh lại thích làm thơ nhỉ?"!
Dĩ nhiên cũng có những người nghĩ về thơ như thế.
Với tôi, tôi cho rằng thơ là thiên tài. Có người thiên tài suốt đời. Có người thiên tài một đêm. Cũng có người chỉ được làm thiên tài trong tích tắc. Tất cả họ, dù một câu thơ hay hàng tập thơ để lại cho đời đều trở thành tài sản vô giá.
Xúc động biết bao khi Chế Lan Viên viết:
"Ở xứ một ngàn năm chiến tranh, vạn ngày trận mạc
Để yên lòng người thì con chim hát
Cho kẻ ra đi, cho kẻ đợi chờ"
Ngây ngất biết bao dù chỉ một câu thơ của Nguyễn Đình Thi:
"Cỏ mòn thơm mãi dấu chân em"
Và cám ơn Thanh Thảo, anh đã giúp cho tuổi trẻ nhận chân ra cái đích thực của họ:
"Lũ thanh niên chúng tôi bùng ngọn lửa chính mình
Không dựa dẫm những hào quang có sẵn"…
Tôi nhớ có lần anh Nguyễn Xuân Sanh kể với lớp trẻ chúng tôi rằng: khi những bài thơ đầu tiên của anh được đăng báo, anh sung sướng thiếu phát cuồng lên nữa. Khi tòa báo mời anh đến tòa soạn, đưa trả tiền nhuận bút cho anh thì anh run người và suýt bật khóc, vì nghĩ rằng sao việc làm của mình thiêng liêng thế mà người ta nỡ lấy đồng tiền để đánh giá nó nhỉ?
Các cụ ta ngày xưa, trước mỗi buổi bình thơ, đều đốt hương trầm lên, trang nghiêm vậy thay. Cái việc các nhà thơ nhảy sang văn xuôi, viết tiểu thuyết ào ào, còn các nhà văn không thấy ai dám đổi chiều như thế, mới thấy thơ thật khó.
Chỉ có điều, e nàng thơ đẹp quá, lại sống giữa lụy tục nên cứ bị chọc ghẹo dài dài.
Có bạn trẻ đầy ảo tưởng, mới được in bài thơ đầu tiên liền bỏ nhiệm sở, xin cắt lương và tuyên bố rằng mình sẽ sống bằng nghề làm thơ.
Có người quen trận mạc, trở nên có tiếng tăm, bỗng nổi máu sính văn chương, chấm bút, làm thơ, được mấy anh cơ hội tấm tắc khen, tưởng là thật, đòi đăng báo và đến hội nghị nào cũng đọc tùm lum.
Cũng có kẻ nhờ có tiền mà được đăng thơ, rồi vỗ ngực bồm bộp tự xưng ta là nghệ sỹ.
Chưa bao giờ tòa soạn các tờ báo lại nhận được nhiều bản thảo thơ gởi đến như bây giờ. Biên tập đọc thơ hàng cân giấy. Thật đáng đề phòng...
E chừng nàng thơ tả tơi có lúc.
Nhưng tệ nhất có lẽ là các nhà phê bình thơ không hiểu vì lý do gì lại cất lời ca những loại thơ giả kia?
Điều không thể tha thứ được là có những nhà thơ đích thực lại tự buông thả mình. Hoặc là quá dễ dãi về câu chữ! Hoặc là học thói uốn éo trong thơ. Hoặc là mới nhặt nhạnh được chỗ này chỗ kia một dúm kiến thức, chưa kịp chín đã vội tung vào thơ để lòe đời.
Không nói xa xôi làm gì. Tôi xin nói cái hiện tại. Bằng chứng là một tờ văn nghệ số đầu năm 1987 bưu điện vừa đưa đến cho tôi đây.
Tôi liền giở tờ báo ra đọc. Như người biết uống rượu, ngồi vào bàn tiệc, đầu tiên là uống một ngụm rượu suông, lắng mình lại, thưởng thức hương thơm của rượu lan tỏa khắp khứu giác mình rồi lắng nghe chất men lách rất nhẹ nhàng vào từng tế bào, rạo rực; mở báo văn nghệ ra, cái tật của tôi là đọc nghiến ngấu một mạch cho hết các bài thơ đã, rồi sau đó mới đến đọc các câu khác.
Ngay trang 5, tôi đã đọc những câu này:
"Thành phố lúc bình minh
Những ngôi nhà Quang Trung người thức dậy đi làm
Tiếng cơm sôi lốc bốc từng thang gác"
Ở trang 12 in 6 bài thơ đóng trong khung đỏ rực. Mỗi đề bài cũng in mực đỏ. Tôi chọn một bài có cái đề giản dị để đọc.
Ba câu mở đầu thế này:
"Em có cùng anh về bến Then
đi dưới trời xuân mưa buông rèm
êm êm cỏ hát ru trời biếc"
Tôi cố đọc thêm một khổ thơ nữa:
"Chim nói điều chi cứ lượn vòng
Từng đôi cánh tín hiệu trên không
Cho anh căng hết ăng-ten-cảm
giữa bến sông này nhớ phố đông"
Tôi không đọc thêm được nữa và buông báo, không cảm nhận được rõ ràng là miệng mình đắng hay là rượu bị pha. Quả tang ba bận như thế, đúng là rượu giả, không còn uống tiếp được nữa. Các tác giả ở đây đúng là không làm thơ mà đang đùa với thơ.
Không biết sự đùa này còn kéo dài đến bao giờ.
Thời thơ ngước mắt nhìn lên trăng sao để ca ngợi qua rồi. Thời thơ cúi đầu nhìn xuống để cảm thông cũng qua rồi. Thời bây giờ các nhà thơ là chiến sỹ, là những người cần lao. Mình phải cất lên chính tiếng nói của nhân dân mình, bởi vì mình chính là nhân dân mà. Ý nghĩa và trách nhiệm đó càng thiêng liêng biết bao.
Tôi xuất thân từ người lính, nên đọc những câu này của Hoàng Nhuận Cầm:
"Đêm trong suốt áp ngực vào phương ấy
Gặp lại mùi cỏ cháy suốt thời trai
Ngôi sao rơi trên dãy kẽm gai dài
Cái vùng đất không tiếng gà cất gáy"…
Mà cứ thấy nao lòng, mà cứ muốn sống tiếp một cuộc đời thật đẹp.
Nên trên diễn đàn thơ này, tôi chỉ xin nói một câu bật ra từ gan ruột mình "XIN ĐỪNG ĐÙA VỚI THƠ".
Tôi rất muốn được ghép hai câu thơ của Hồ Xuân Hương làm tấm biển treo trước cửa phòng của nàng thơ, để nhắc nhở những ai thích đùa cợt, chọc ghẹo nàng:
"Này này chị bảo cho mà biết
Muốn sống đem vôi quét trả đền"
N.Q.H
(SH24/4-87)
HỒ THẾ HÀ
Hồng Nhu xuất phát nghiệp bút của mình bằng văn xuôi. Văn xuôi gắn bó với đời như một duyên mệnh.
YẾN THANH
Rất nhiều nhà văn thành danh hiện nay, sau những thành công trên trường văn trận bút, đột nhiên họ làm bạn đọc bất ngờ bằng cách chuyển hướng sang viết cho thiếu nhi, như trường hợp của Nguyễn Lãm Thắng, Nguyễn Đình Tú, Phong Điệp, Dương Thụy, Nguyễn Thế Hoàng Linh, Đỗ Bích Thúy…
ĐỖ THU THỦY
1.
Trường ca Ngang qua bình minh là ấn phẩm thứ ba của nhà thơ Lữ Mai, sau hai tập tản văn và ký sự: Nơi đầu sóng, Mắt trùng khơi viết về đề tài biển đảo.
NGƯỜI THỰC HIỆN:
Lê Thị Mây là một cô gái cực kỳ ít nói. Nhà thơ chi thích lặng lẽ nhìn, lặng lẽ nghe, lặng lẽ suy ngẫm... Và nếu như phải nói gì trước đám đông thì đó là một "cực hình" - Kể cả đọc thơ mình - Mây vẫn như vậy.
NGUYỄN THỊ LIÊN TÂM
NGUYỄN PHƯỚC HẢI TRUNG
Tây Tiến là bài thơ tiêu biểu nhất của nhà thơ Quang Dũng (1921 - 1988).
LÊ NGUYỄN LƯU
Trong nền văn học đời Đường, thơ ca có một vị trí đặc biệt, trội hơn cả phú đời Hán, từ đời Tống, khúc đời Minh...
NGUYỄN KHẮC PHÊ
(Đọc “Miền quê thơ ấu” - Hồi ký của Thanh Tùng, Nxb. Thuận Hóa, 2020)
VÕ QUÊ
Cố đô Huế - Dấu ấn thời gian” là công trình nghiên cứu thứ ba của nhà nghiên cứu văn hóa Hồ Vĩnh do Nhà xuất bản Đại học Huế cấp giấy phép, tiếp theo 2 ấn bản “Dấu tích văn hóa thời Nguyễn” (in năm 1996 và 2 lần tái bản có bổ sung năm 1998, 2000); “Giữ hồn cho Huế” (2006).
PHONG LÊ
Anh "nhà quê" "chơi trèo" thành phố, với những thất bại và bi kịch khó tránh của nó. Mối quan hệ so le, bất bình đẳng giữa nông thôn và thành thị...
KỶ NIỆM 35 HỘI NHÀ VĂN VIỆT NAM (1957-1992) - 60 NĂM PHONG TRÀO THƠ MỚI (1932-1992)
NGÔ MINH
+ Cái đêm thẳm khuya Cửa Tùng gió ấy, tôi ngồi với Nguyễn Khắc Thạch bên này bờ sông, bên này chai rượu Huế, bên này mũi Si và bên này những nén nhang lập lòe như hồn ma nơi xóm Cửa!
VƯƠNG HỒNG HOAN
Vài năm gần đây truyện ngắn của Triều Nguyên xuất hiện trên Sông Hương. "Tháng bảy không mưa" là tập truyện ngắn đầu tay tập hợp một số những sáng tác chưa được công bố của anh. Đề tài chủ yếu trong tập truyện là viết về nông thôn.
PHONG LÊ
Một sự nghiệp viết chẵn năm mươi năm, tính từ Yêu sách của nhân dân An Nam (1919) đến Di chúc (1969).
NGUYỄN THÙY TRANG
THÍCH CHẤN ĐẠO
Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử là một Thiền phái nhất tông mang tinh thần nhập thế tích cực đã góp phần quan trọng trong công cuộc bảo vệ và xây dựng Tổ quốc.
MAI VĂN HOAN
Nhà thơ Trần Vàng Sao, tên thật là Nguyễn Đính, sinh năm 1941 ở thôn Vỹ Dạ, thành phố Huế.
NGUYỄN KHẮC PHÊ
(Đọc “Gánh gánh… gồng gồng…”, Hồi ký của Xuân Phượng, Nxb. Văn hóa - Văn nghệ, 2020; Giải thưởng Văn học Hội Nhà văn Việt Nam năm 2020)
VŨ NGỌC GIAO
Có một lần tôi đã chia sẻ với nhà văn Vĩnh Quyền rằng, tôi rất thích Rừng Na uy.