Xem trộm

10:31 18/08/2009
DƯƠNG UÝ NHIÊN (Trung Quốc)Tôi không thể thay đổi được thói quen gần gũi với cô ấy nên đành trốn chạy ra nước ngoài. Tôi đã gặp được em. Khi đăng tác phẩm “Không thể chia lìa” trên một tạp chí xa tít tắp và dùng bút danh, tôi cho rằng mình không một chút sơ hở. Tôi nhận tiền nhuận bút và mua hai chai rượu quý nồng độ cao trên đường trở về. Tôi muốn nói với em điều gì đó nhân kỷ niệm ngày cưới.

Ảnh - xaluan.com (Ảnh chỉ mang tính minh họa)

Em đã đợi ở nhà, trên bàn bày đầy các món, lại còn có chai rượu giống như loại rượu trong tay tôi. Em mặc chiếc áo mua hồi còn ở nước ngoài, kỷ niệm lúc chúng tôi đang yêu nhau. Em giúp tôi bỏ áo khoác, em gục vào vai tôi, tôi dìu em nhảy, tôi ôm em, tìm thấy sự rung động trong tiếng nhạc của lần đầu tiên hai đứa quen nhau. Tôi không biết mình trở thành người đàn ông ngoại tình trong tác phẩm điện ảnh như thế nào. Tôi cảm thấy có lỗi với em, yêu em và lại càng thương em. Bỗng em khóc, tôi giật mình, hỏi vì sao, em lắc lắc đầu, không có gì, chỉ vì nhớ đến chuyện chúng ta ở nước ngoài thôi.

Chúng tôi ngồi đối diện, ánh nến khiến tôi cảm thấy em chưa hề già thậm chí trông em có gương mặt của một cô gái. Chúng tôi cùng đối ẩm trong niềm hạnh phúc và đớn đau tột cùng. Chúng tôi nói nhiều về chuyện cũ, hai đứa lại ngây dại cười.  Đầu em lắc lắc, tôi cảm giác chống chếnh.

- Chúng mình ly hôn nhé, cuối cùng em cũng nói, tay cầm đôi đũa lên mắt không nhìn tôi.

Tôi không chuẩn bị, giật nảy mình.

- Em biết cả rồi, - em rót đầy rượu vào cốc của tôi rồi nói, em đã xem tiểu thuyết của anh viết, em không tin đấy chỉ là “thuần tuý hư cấu”, nhân vật người đàn ông rất giống anh, không, đó chính là anh, nhân vật người đàn bà hình như là chị ấy, hôm anh không có nhà, chị ấy gọi điện thoại cho em, cái giọng đó giống như anh đã miêu tả trong tiểu thuyết, không sai chút nào. Anh không cần giấu giếm, không cần giải thích, cái bút danh của anh thật ngớ ngẩn.

Tôi nói chẳng lên lời, đầu tôi ong ong, những câu hỏi tại sao em có thể biết được cuốn tiểu thuyết đó, tại sao em có thể biết được bí mật của tôi cứ liên tiếp hiện ra. Lâu lắm rồi lần đầu tiên tôi làm một việc mà tự cho là không có sơ hở, lại là lần đầu tiên cảm giác được cái “tự cho là” ấy.

- Sao em có thể biết được.

Tôi bình tĩnh.

- Hả?

Em dường như vừa nghe phải thứ âm thanh lạ lẫm. Em vẻ bàng hoàng, lúc lâu vẫn không phản ứng gì, em lại uống rượu, uống cốc cuối cùng.

- Anh nói là sao em có thể biết được điều này. Tôi nói.

- Hả.

Em cười ngây dại đượm vẻ đau khổ xót xa, em nói như đang lạc sang chuyện khác:

- Làm sao em biết được khi trở về nước, anh ấy lại được điều đến thành phố này và tìm thấy em, lần nữa lại chen vào cuộc sống của em. Em không hề nghĩ như vậy, nhiều năm trước đây anh ấy đã không yêu em và rời xa em, lúc đó em quyết tâm đi ra nước ngoài để tránh gặp anh ấy.

- Em nói ai? Em đang nói ai thế?

Tôi hỏi và cảm thấy một câu chuyện khác đang xảy ra.

- Anh ấy. Anh ấy vừa được điều đến, người làm việc cùng phòng với anh. Anh ấy là một tay sành máy tính, giải được password trong máy tính của anh. Anh cho rằng mỗi ngày thay một password là không hề sơ hở ư? Mỗi ngày anh thay một thì anh ấy mỗi ngày giải một. Anh và tập thư của anh đều bị xem hết. Lúc đầu là do hiếu kỳ, chẳng ngờ rằng, khi anh viết đến quãng thời gian anh gặp em ở nước ngoài, qua miêu tả mà anh ấy tìm được bóng dáng của em, cảm thấy người anh gặp ở nước ngoài kia chính là em. Nhân khi chuyến anh đi công tác anh ấy đã gọi điện cho em, em nhận, nếu biết là anh ấy thì em đã không nhấc máy. Em căm thù sự sắp đặt của Thượng đế. Em hỏi anh ấy vì sao lại xuất hiện lúc này? Vì sao anh ấy tìm thấy em? Những miêu tả của anh đã mách bảo với anh ấy tất cả. Em nói đã quên anh ấy rồi, không còn cảm giác về anh ấy nữa, anh ấy nói không tin, bởi vì trong tiểu thuyết anh miêu tả sự hoài nghi với em, nhận xét em “có quá khứ” và “không thể quên quá khứ” khiến anh ấy tin.

Tôi giật mình, bỗng cảm thấy ghê sợ hậu quả do máy tính mang lại, vấn đề là ở đây. Cái thằng có vẻ rất thật thà kia. Tôi giận dữ, nhưng không biết giận ai, đành tự trách mình, giận vì tiếng tăm trên văn đàn, vì một chút nhuận bút đáng thương kia mà dạm bán việc riêng rồi chuốc lấy sự việc thảm bại như thế này.

Đây là sự trùng hợp giữa cái bi và cái hài, chỉ có trong tiểu thuyết thế mà nó lại xảy ra trong cuộc sống của tôi. Tôi không dám tưởng tượng, em và hắn nói bí mật của tôi trong tình huống thế nào, tôi không dám tưởng tượng tình cảnh em với người tình cũ gặp nhau như thế nào. Tôi nghĩ rằng, sau khi em biết cuốn tiểu thuyết ấy em sẽ tưởng tượng tình cảnh tôi và cô ấy gặp nhau, tưởng tượng của em sẽ cụ thể hơn tưởng tượng của tôi, điều đó sẽ kích thích tính tò mò của em, đơn giản vì cuốn tiểu thuyết “Không thể chia lìa” ấy của tôi. Bởi vì em rất yêu anh.

Tất cả đã bại lộ, hôn nhân của em, của tôi, của chúng ta còn có thể duy trì được không? Chúng mình lại tiếp tục dày vò nhau, khi gặp lại người xưa, trong lòng chúng ta càng chỉ tăng thêm sự hoài nghi mà thôi?

- Không thể không ly hôn? Không ly hôn được không? Chúng ta cần phải tìm cách giải quyết. Tôi khóc nói.

Không có tiếng trả lời, khi ngoảnh đầu lại, thấy em say ngã trên nền nhà.

Buổi sớm thứ hai, tôi tỉnh giấc vì bị em trêu nghịch, ánh mắt ấm áp của em nói với tôi dường như chúng tôi chưa từng trải qua ngày hôm qua, tất cả dường như đều chưa từng xảy ra.

Qua những câu chuyện khiến tôi hiểu rằng những lời đối thoại trong đêm kỷ niệm ngày cưới chẳng phải là mơ.

- Không ly hôn có được không? Anh cầu xin trong nụ hôn.

- Ly hôn làm gì? Em nói, - giữa chúng ta chẳng phải là tình yêu, nếu thật muốn gặp gỡ người xưa sẽ chỉ làm khổ đôi bên mà thôi. Trời ơi, với ai cũng vậy, bằng ấy năm, ai còn nhớ đến chuyện cũ.

- Ừ, chúng mình cũng chẳng còn trẻ nữa.

Đứa con yêu quý của chúng tôi ngày càng hiện rõ, mối lo của tôi và em ngày càng tăng.

- Em sợ đứa con của chúng mình sẽ sớm hiểu việc của người lớn hơn chúng ta. Em nói.

Tôi hiểu lời em. Tôi chẳng nói gì và cũng chẳng biết phải nói gì, nghĩ nếu mình sống vào thời đại của bố thậm chí là của ông mình thì tốt biết bao. Tôi mong muốn trở về cái thời trước kia tôi chưa từng được trải qua. Nhưng chẳng phải họ khát khao tiến vào thời đại của chúng ta sao?

- Em sợ đứa con của chúng mình hiểu chuyện của người lớn mà chúng mình không hề biết gì, không có cách kịp thời để hướng dẫn đúng đắn cho nó. Nó sẽ không nói với chúng mình, nó  sẽ giấu giếm mình. Em lại nói.

- Chỉ có xem trộm. Tôi nói, - giống như cha mẹ của nó vậy.

Em cười đau khổ mà không nói lên lời, ngân ngấn giọt nước mắt long lanh.

NGUYỄN HOÀI THANH dịch
(184/06-04)

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • O.HENRY

    Rất lâu trước khi bụng dạ lờ đờ của anh nhà quê cảm nhận được hơi xuân thì tay thị dân ấy đã biết rằng bà chúa xanh màu cỏ ấy đã lên ngôi.

  • LTS: Trong 24 bài trong tập Cỏ dại của nhà văn Lỗ Tấn do GS. Trần Đình Sử dịch, Sông Hương số tháng 10 năm 2011 đã giới thiệu đến bạn đọc 3 bài “Sau khi chết”, “Sự giã từ của cái bóng” và “Sự run rẩy trên đường đồi bại”. Kỳ này Sông Hương xin giới thiệu tiếp với bạn đọc 4 bài chọn lọc từ Cỏ dại.

  • VILIAM KHÂYNÊXEN (Đan Mạch)

    Khi Lêô tỉnh giấc, trong tai anh vẫn còn vang lên những lời của ông giáo sĩ giảng đạo.

  • LGT: Nhà văn, nhà nghiên cứu sử học và văn hóa Mỹ Jon Holmes sinh ra tại tiểu bang Texas, Hoa Kỳ. Sau khi tốt nghiệp trường cao đẳng công nghệ Texas nơi ông từng tham gia phong trào nhân quyền và phản chiến, Jon Holmes chuyển đến New York làm việc cho một tạp chí nhiếp ảnh và phụ trách một chương trình sưu tầm các tác phẩm nghệ thuật của các nghệ sĩ hiện đại cho một đại công ty ở Bos- ton.

  • KNUT HAMSUN (*)

    Do tôi viết. Viết vào ngày hôm nay cho trái tim vơi nhẹ đi. Tôi đã mất chỗ làm ở tiệm cà phê cùng những ngày sung sướng của tôi. Tất thảy mọi thứ, tôi đã mất hết. Và tiệm cà phê ấy là tiệm cà phê Mắcximilăng.

  • HENRY JAMES 
         (Tiếp theo Sông Hương số 290 tháng 4/2013)

    Một buổi sáng (tôi cho là ở gần La Spezia) Harold đang vẽ bên gốc cây, không xa quán trọ, tôi ngồi cạnh, lớn tiếng đọc Shelley(18) - người có thể chứng tỏ được trìu mến hơn bất cứ ai.

  • ELENA PUCILLO TRUONG

    Nỗi khắc khoải đã kéo dài từ bao lâu?
    Có lẽ một năm. Quá nhiều. Lấy cớ đi vào toilette, hai tay tôi nắm chặt chiếc bồn rửa mặt trong nhà hàng như muốn bẻ làm đôi. Bao nhiêu bức bối đang dồn vào trong... bao nhiêu đau đớn... đau đến nỗi tôi không dám ngẩng mặt nhìn bóng mình trong gương.

  • Henry James (1843 - 1916), nhà văn Mỹ viết tiểu thuyết, truyện ngắn, phê bình văn học; đặc biệt yêu văn học và nghệ thuật Pháp. Ông định cư ở Londres, Anh từ 1876. Tác phẩm: 112 truyện ngắn (1864 - 1910), Toàn tập (1990 - 2009), nội dung thể hiện ở nhiều chủ đề như: ý thức, tâm lý, mơ mộng, tình cảm, vẻ đẹp, chân lý nghệ thuật.

  • FRANÇOIS CHENG
    (Trích từ tác phẩm Khi những linh hồn lang thang trở về)

    Dưới gầm trời này, dưới cái gầm trời rất thấp này, tất cả đều có thăng có trầm, tất cả đều bị biến đổi. Tác phẩm về Những đột biến đã chỉ rõ điều đó, tổ tiên chúng ta đã nói: “Cứ năm năm thì có chuyển biến nhỏ, cứ năm trăm năm thì có đại đột biến”.

  • L.T.S: Sherwood Anderson (1876 - 1941) là nhà văn lớn của Mỹ. Ông có nhiều tư tưởng tiến bộ, và thường tỏ thiện cảm với những lực lượng vô sản cách mạng Mỹ, đặc biệt là trong những năm 1931 - 1935. Truyện ngắn "Những ngọn đèn chưa thắp" (Unlighted Lamps) của ông dưới đây được liệt vào một trong những chuyện ngắn xuất sắc trong nền văn học Mỹ từ trước đến nay. Câu chuyện về bi kịch nội tâm của những con người không phá vỡ nổi bức tường ngăn cách giữa những tình thân và cho đến khi nhắm mắt vẫn chưa kịp thắp lên ngọn lửa thông cảm.

  • Elena Pucillo Truong là người Ý, Tiến sĩ Ngôn ngữ và Văn học nước ngoài (Đại học Milano Italia). Cô dạy tiếng Pháp và Văn minh Pháp tại Milano từ năm 1982 và gần đây có dạy tiếng Ý tại Nhạc Viện, tại phòng lãnh sự danh dự Ý và tại Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP HCM.

  • LGT: Etgar Keret sinh ngày 20/8/1967 tại Ramat Gan, Israel. Nhà văn nổi tiếng với truyện ngắn và kịch bản phim, có ảnh hưởng lớn tới lớp nhà văn trẻ hiện nay ở Israel.

  • L.T.S: Narayan là nhà văn miền Nam Ấn Độ, sáng tác bằng tiếng Anh. Sinh 10/10 năm 1906 tại làng Madras (mất 13/5/2001), từng sống ở thành phố Mysore cổ kính của quê hương ông.

  • Ferit Edgu sinh năm 1936, từng sống sáu năm ở Paris học chuyên ngành gốm. Trong nhiều năm ông là người viết kịch bản quảng cáo và rồi điều hành một nhà xuất bản. Sự vô lý của cuộc đời, những ám ảnh dục tính, sự sa đọa và sự bất hòa của người trí thức là những chủ đề của ông.

  • HEINRICH BÖLL (CHLB Đức)

    (Heinrich Böll sinh 1917, mất 7-85 - giải thưởng Nôbel văn học 1972)

  • Ngoài các tác phẩm lớn về Việt Nam như Vạn Xuân, Lãn Ông, mấy năm gần đây, nữ văn sĩ Pháp Yveline Feray đã cho ra đời những tập truyện thần thoại và dân gian của các nước châu Á như Việt Nam, Trung Hoa, Campuchia, Tây Tạng. Vào cuối năm 2010, bà đã cho xuất bản tập “Chuyện kể của bà ngoại Ấn Độ”.

  • AKUTAHAVA RIUNÔXKÊ (Nhật Bản)

    Hôm ấy một mình Đức Phật đi dạo ven bờ đầm trên Niết bàn.
    Cả đầm toàn là sen trắng trong như ngọc, và nhị sen vàng tỏa ra xung quanh một mùi thơm ngọt, ngạt ngào.

  • L.T.S: LANGSTON HUGHES (1902 - 1967), nhà văn, nhà thơ, nhà viết kịch và dịch giả người Mỹ da đen, sinh ở Joplin, bang Missouri. Ông đã xuất bản 35 tác phẩm. Thơ của ông đã được dịch sang tiếng Việt. Những tác phẩm của ông phần lớn tập trung chủ đề đấu tranh cho quyền bình đẳng giữa người da đen và da trắng tại nước Mỹ. Truyện sau đây dịch trong tập truyện "The ways of white Folks".

  • Hình ảnh rồng Việt Nam từ xa xưa đã sớm đi vào nghệ thuật với nhiều loại hình khác nhau. Trong lịch sử nghệ thuật điêu khắc, nhiều công trình điêu khắc lấy con rồng làm đề tài đã trở thành những tác phẩm có giá trị văn hóa, trong đó không ít công trình điêu khắc đá được xem như là những tác phẩm mang dấu ấn phong cách nghệ thuật của một thời kỳ.

  • Nhà văn Phillip Van Doren Stern sinh ra tại Wyalusing, bang Pennsylvania và lớn lên tại Brooklyn, New York. The Greatest Gift là truyện ngắn nổi tiếng nhất của ông. Phillip Van Doren Stern đã từng gửi câu truyện này đi nhiều báo và tạp chí nhưng không nơi nào nhận đăng. Cuối cùng ông cho in truyện lên 200 tấm thiệp năm mới và phát cho bạn bè.