HOÀNG NGỌC HIẾN
Trong tình hình phát triển hiện nay của lý luận (thuộc mọi lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn) người làm công tác lý luận và phê bình văn học không thể không xem xét và xác định lại những khái niệm lý luận văn học, kể cả những khái niệm vẫn được xem là "cơ bản", "trung tâm", "cốt yếu"...
Ảnh: internet
1- Về khái niệm "tính đảng". Sự đổi mới tư duy về tính đảng đặt ra hai vấn đề sau đây:
Tính đảng và chân lý. Thông thường chúng ta nghĩ: Phù hợp với đường lối, quan điểm của Đảng là chân lý; nay cần bổ sung bằng một quan niệm khác: phù hợp với chân lý là tính đảng.
Tính đảng và sự tiến bộ xã hội. Tính đảng cao hơn tính giai cấp. "Phải đặt lợi ích của sự tiến bộ xã hội lên trên lợi ích giai cấp” (Lê Nin). Hiểu lợi ích giai cấp chưa đủ, tính đảng đòi hỏi năng lực nhận ra được đâu là sự tiến bộ xã hội và nếu như lợi ích giai cấp mâu thuẫn với lợi ích của sự tiến bộ xã hội thì phải đặt lợi ích sau lên trên lợi ích trước.
2- Về khái niệm "chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa" và khái niệm "phương pháp sáng tác".
Cảm nhận một cách hồn nhiên và có lẽ đúng hơn cả - chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa vốn là một ngọn cờ, có thời ngọn cờ này có một sức vẫy gọi là tập hợp mạnh, với một nhiệm vụ lịch sử như vậy, ngọn cờ này đáng được quý trọng. Cũng có khi chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa được trình bày như một cương lĩnh tập hợp những yêu cầu thiết yếu nhất về những mặt rất khác nhau: chính trị, thế giới quan, mỹ học và vân vân... mà Đảng đề ra cho các văn nghệ sĩ, tùy theo từng thời kỳ lịch sử. Thực ra những yêu cầu này không nhất thiết phải trình bày như là những nguyên tắc của chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa mới có sức thuyết phục, một sự trình bày thẳng thắn và trực tiếp vẫn cứ hơn. Về mặt lý thuyết, không loại trừ khả năng chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa là một phương pháp sáng tác. Điều quan trọng là chứng minh. Trong những công trình nghiên cứu chứng minh khả năng này, các tác giả gặp phải một số khó khăn lý thuyết không giải quyết được:
1- Nếu như nhìn nhận chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa là một phương pháp sáng tác, vậy thì phải nhìn nhận:
- Có một phương pháp sáng tác chung cho mọi ngành nghệ thuật và chúng rất khác nhau: từ múa rối, ba lê, ca kịch... đến kiến trúc, họa, nhạc, văn và xiếc.
- Có một phương pháp chung cho một thể loại rất khác nhau trong một ngành nghệ thuật.
- Có một phương pháp chung cho hàng vạn nghệ sĩ hiện thực xã hội chủ nghĩa (không kể những người giống nhau hàng loạt) và hàng chục vạn tác phẩm của họ (có chăng một phương pháp sáng tác chung cho bài Hạt gạo làng ta của Trần Đăng Khoa và bản Giao hưởng số bảy của Sôxtakôvít?).
Trong sự sản xuất hàng loạt, có thể có phương pháp chung; trong sự sáng tạo thực sự nghệ thuật, sản phẩm bao giờ cũng có tính chất đơn nhất, cá thể. Trong phương pháp sáng tác - rất khác với phương pháp nhận thức, phương pháp tư duy - ngoài cơ sở nhận thức và tư duy - còn có phương diện "tác", tức là "làm" tác phẩm. Nếu quả như có một phương pháp sáng tác chung cho hàng ngàn nghệ sĩ và hàng vạn tác phẩm thì thực là khủng khiếp. Điều khủng khiếp hơn là có một thời hàng triệu người tin rằng có một phương pháp sáng tác chung và bao trùm như vậy.
2- Khó khăn lý thuyết đầu tiên mà những người nhìn nhận chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa là phương pháp sáng tác vấp phải là tạo ra một định nghĩa có dáng dấp khoa học cho khái niệm phương pháp sáng tác, một khái niệm mới toanh mỹ học cổ điển chưa hề biết đến. Trí tuệ của nhiều thế hệ nhà mỹ học và lý luận văn học bị hút vào công việc này. Sau đây là một định nghĩa mới được giới thiệu trong một bài báo đăng trên báo "Nhân Dân" số ra ngày 5/5/1989: "Phương pháp sáng tác chính là linh hồn của một nội dung thi pháp đang vận động từ hiện thực qua tài năng của nghệ sĩ đến tác phẩm và công chúng". Tìm hiểu định nghĩa này tự nhiên phải đặt ra một số câu hỏi:
- Vậy thì nội dung thi pháp là gì? Phương pháp được định nghĩa bằng thi pháp, một khái niệm tù mù được định nghĩa bằng một khái niệm khác tù mù hơn.
- Vậy thì ai thổi linh hồn vào nội dung thi pháp?
- Nội dung thi pháp là của ai? từ đâu đến? mà lại có một sự vận động thần tình như vậy: từ hiện thực đến tài năng đến tác phẩm và công chúng...
Thực ra, trong những công trình lý luận văn học ở ta và nước ngoài, về phương pháp sáng tác có những định nghĩa còn ngố hơn nhiều..
3- Trong một số công trình nghiên cứu, sự ra đời của chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa được gắn với sự kiệt sinh lực của chủ nghĩa hiện thực phê phán. Trong bài báo nói trên có đoạn viết: "Chủ nghĩa hiện thực phê phán đã dốc cạn sinh lực và tự nó, đã tạo điều kiện cho chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa ra đời”. Và tác giả bài báo khẳng định là đến cuối thời của Phơ-lô-be, Mô-pát-xăng, Sê-khốp, tức là khoảng cuối thế kỷ XIX, chủ nghĩa hiện thực phê phán đã dốc cạn sinh lực. Có thật vậy không? Làm sao có thể phủ nhận được một sự thật hiển nhiên: sang thế kỷ XX, trong văn học nghệ thuật thế giới, chủ nghĩa hiện thực phê phán vẫn tiếp tục phát triển và có những thành tựu to lớn, vẫn có những đại diện kiệt xuất như Sac-li Sa-pơ-lin, Hê-min-uây, Rô-manh Rô-lăng... và để lại những kiệt tác như "Cuốn theo chiều gió", "Trăm năm cô đơn"... Ngay trong văn học Việt Nam thế kỷ XX này, nói đến những cái đỉnh, làm sao bỏ qua được hai nhà văn hiện thực phê phán vĩ đại: Vũ Trọng Phụng và Nam Cao. Như vậy, trong thế kỷ XX và cho đến nay, chủ nghĩa hiện thực phê phán đâu đã "dốc cạn sinh lực". Và theo lý thuyết nói trên, lẽ ra chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa chưa thể ra đời mà có lỡ sản sinh ra nó thì chỉ có thể là đẻ non. Đây là nói suy diễn, trong thực tiễn sáng tác, vị thế của chủ nghĩa hiện thực phê phán trong văn học xã hội chủ nghĩa không thể xem là vấn đề đã được giải quyết dứt khoát.
H.N.H
(TCSH48/03&4-1992)
PHAN TUẤN ANH
Uông Triều là nhà văn tạo được dấu ấn trên văn đàn Việt Nam trong khoảng gần mười năm qua. Ngòi bút của anh xông xáo, mạnh mẽ thể nghiệm mình trên nhiều thể loại, nhiều trường phái và hệ hình nghệ thuật khác nhau.
LÊ QUANG TRANG
YẾN THANH
Mất gần sáu năm, từ khi còn đang là một nhà phê bình trẻ đầy xông xáo trên văn đàn, cho đến khi trở thành một người có thẩm quyền và uy tín trong lĩnh vực của mình, bạn đọc yêu mến nhà phê bình Đoàn Ánh Dương mới lại được hội ngộ anh qua một chuyên luận nghiên cứu văn học.
NGUYỄN QUANG HUY
NGUYỄN MẠNH TIẾN
PHƯỚC CHÂU
Phan Du không chỉ là cây bút truyện ngắn thời danh ở các đô thị miền Nam trước năm 1975, mà còn là nhà biên khảo lịch sử thông qua cảm quan của một nhà văn, được bạn đọc một thời yêu thích.
ĐINH THỊ TRANG
Trâu là một trong những vật nuôi gần gũi với con người. Chúng được thuần hóa rất sớm (cách nay khoảng 6.000 năm). Trâu hiện diện trong đời sống lao động vật chất cho đến đời sống tinh thần của người dân. Tùy theo các nền văn hóa mà chúng có sự ưu ái và địa vị khác nhau.
PHAN VĂN VĨNH
Chế Lan Viên là một nhà thơ lớn, nhà nghiên cứu lý luận, nhà phê bình văn học nghệ thuật hiện đại thế kỷ XX. Ông tên thật là Phan Ngọc Hoan (ghi trong gia phả là Phan Ngọc Hoan Châu), sinh năm 1920. Quê làng An Xuân, xã Cam An, huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị; ngày xưa làng An Xuân thuộc tổng An Lạc, huyện Võ Xương, phủ Triệu Phong.
HỒ THẾ HÀ
Từ những năm 30 của thế kỷ XX, Hải Triều Nguyễn Khoa Văn (1908 - 1954) được xem là nhà báo, nhà lý luận phê bình văn học tiên phong và xuất sắc.
ĐOÀN ÁNH DƯƠNG
Tương thông trực tiếp với thế giới phương Tây, văn học ở Nam Việt Nam có sự gắn bó chặt chẽ với những biến chuyển của văn hóa và văn học Âu Mỹ.
TRẦN THỊ ÁNH NGUYỆT
VŨ HIỆP
Quá trình di cư và định cư, sự thích ứng với thổ nhưỡng và môi trường sinh thái, những biến cố và lựa chọn lịch sử, di truyền sinh học và văn hóa... đã tạo nên những đặc tính nghệ thuật khác nhau được lưu truyền ở các dân tộc. Hiện tượng đó có thể gọi là Mã gien nghệ thuật.
HỒ THẾ HÀ
Yến Lan là nhà thơ thuộc phong trào Thơ mới (1932 - 1945). Ông sinh ra, lớn lên, học tập và làm thơ trên vùng đất cũ thành Đồ Bàn, thuộc làng An Ngãi, phủ An Nhơn. Ông là một trong những thành viên nòng cốt của nhóm thơ Bình Định.
PHẠM PHÚ PHONG
Giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Văn Hạnh là vị thầy khả kính của nhiều thế hệ học trò, trong đó có tôi. Ông là nhà giáo, nhà lý luận, phê bình nổi tiếng, tác giả của nhiều công trình nghiên cứu được bạn đọc cả nước chú ý.
PHẠM XUÂN PHỤNG
Trong một lần gặp mặt toàn thể hội viên Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế, nhà giáo - nhà văn - dịch giả Bửu Ý có nêu một gợi ý: Từ điển Tiếng Huế thì bác sĩ Bùi Minh Đức đã thực hiện.
PHONG LÊ
Lý luận văn học mác xít xác định mối quan hệ giữa văn học và cuộc sống trong mối quan hệ giữa ý thức và vật chất, xem văn học là tấm gương phản ánh đời sống; có đời sống mới có văn học.
NGUYỄN DƯ
Trong kho tàng thi ca Việt Nam chỉ thấy độc nhất một bài tả Hội Tây thời Pháp thuộc. Đó là bài Hội Tây của Nguyễn Khuyến.