HOÀNG NGỌC HIẾN
Trong tình hình phát triển hiện nay của lý luận (thuộc mọi lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn) người làm công tác lý luận và phê bình văn học không thể không xem xét và xác định lại những khái niệm lý luận văn học, kể cả những khái niệm vẫn được xem là "cơ bản", "trung tâm", "cốt yếu"...
Ảnh: internet
1- Về khái niệm "tính đảng". Sự đổi mới tư duy về tính đảng đặt ra hai vấn đề sau đây:
Tính đảng và chân lý. Thông thường chúng ta nghĩ: Phù hợp với đường lối, quan điểm của Đảng là chân lý; nay cần bổ sung bằng một quan niệm khác: phù hợp với chân lý là tính đảng.
Tính đảng và sự tiến bộ xã hội. Tính đảng cao hơn tính giai cấp. "Phải đặt lợi ích của sự tiến bộ xã hội lên trên lợi ích giai cấp” (Lê Nin). Hiểu lợi ích giai cấp chưa đủ, tính đảng đòi hỏi năng lực nhận ra được đâu là sự tiến bộ xã hội và nếu như lợi ích giai cấp mâu thuẫn với lợi ích của sự tiến bộ xã hội thì phải đặt lợi ích sau lên trên lợi ích trước.
2- Về khái niệm "chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa" và khái niệm "phương pháp sáng tác".
Cảm nhận một cách hồn nhiên và có lẽ đúng hơn cả - chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa vốn là một ngọn cờ, có thời ngọn cờ này có một sức vẫy gọi là tập hợp mạnh, với một nhiệm vụ lịch sử như vậy, ngọn cờ này đáng được quý trọng. Cũng có khi chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa được trình bày như một cương lĩnh tập hợp những yêu cầu thiết yếu nhất về những mặt rất khác nhau: chính trị, thế giới quan, mỹ học và vân vân... mà Đảng đề ra cho các văn nghệ sĩ, tùy theo từng thời kỳ lịch sử. Thực ra những yêu cầu này không nhất thiết phải trình bày như là những nguyên tắc của chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa mới có sức thuyết phục, một sự trình bày thẳng thắn và trực tiếp vẫn cứ hơn. Về mặt lý thuyết, không loại trừ khả năng chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa là một phương pháp sáng tác. Điều quan trọng là chứng minh. Trong những công trình nghiên cứu chứng minh khả năng này, các tác giả gặp phải một số khó khăn lý thuyết không giải quyết được:
1- Nếu như nhìn nhận chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa là một phương pháp sáng tác, vậy thì phải nhìn nhận:
- Có một phương pháp sáng tác chung cho mọi ngành nghệ thuật và chúng rất khác nhau: từ múa rối, ba lê, ca kịch... đến kiến trúc, họa, nhạc, văn và xiếc.
- Có một phương pháp chung cho một thể loại rất khác nhau trong một ngành nghệ thuật.
- Có một phương pháp chung cho hàng vạn nghệ sĩ hiện thực xã hội chủ nghĩa (không kể những người giống nhau hàng loạt) và hàng chục vạn tác phẩm của họ (có chăng một phương pháp sáng tác chung cho bài Hạt gạo làng ta của Trần Đăng Khoa và bản Giao hưởng số bảy của Sôxtakôvít?).
Trong sự sản xuất hàng loạt, có thể có phương pháp chung; trong sự sáng tạo thực sự nghệ thuật, sản phẩm bao giờ cũng có tính chất đơn nhất, cá thể. Trong phương pháp sáng tác - rất khác với phương pháp nhận thức, phương pháp tư duy - ngoài cơ sở nhận thức và tư duy - còn có phương diện "tác", tức là "làm" tác phẩm. Nếu quả như có một phương pháp sáng tác chung cho hàng ngàn nghệ sĩ và hàng vạn tác phẩm thì thực là khủng khiếp. Điều khủng khiếp hơn là có một thời hàng triệu người tin rằng có một phương pháp sáng tác chung và bao trùm như vậy.
2- Khó khăn lý thuyết đầu tiên mà những người nhìn nhận chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa là phương pháp sáng tác vấp phải là tạo ra một định nghĩa có dáng dấp khoa học cho khái niệm phương pháp sáng tác, một khái niệm mới toanh mỹ học cổ điển chưa hề biết đến. Trí tuệ của nhiều thế hệ nhà mỹ học và lý luận văn học bị hút vào công việc này. Sau đây là một định nghĩa mới được giới thiệu trong một bài báo đăng trên báo "Nhân Dân" số ra ngày 5/5/1989: "Phương pháp sáng tác chính là linh hồn của một nội dung thi pháp đang vận động từ hiện thực qua tài năng của nghệ sĩ đến tác phẩm và công chúng". Tìm hiểu định nghĩa này tự nhiên phải đặt ra một số câu hỏi:
- Vậy thì nội dung thi pháp là gì? Phương pháp được định nghĩa bằng thi pháp, một khái niệm tù mù được định nghĩa bằng một khái niệm khác tù mù hơn.
- Vậy thì ai thổi linh hồn vào nội dung thi pháp?
- Nội dung thi pháp là của ai? từ đâu đến? mà lại có một sự vận động thần tình như vậy: từ hiện thực đến tài năng đến tác phẩm và công chúng...
Thực ra, trong những công trình lý luận văn học ở ta và nước ngoài, về phương pháp sáng tác có những định nghĩa còn ngố hơn nhiều..
3- Trong một số công trình nghiên cứu, sự ra đời của chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa được gắn với sự kiệt sinh lực của chủ nghĩa hiện thực phê phán. Trong bài báo nói trên có đoạn viết: "Chủ nghĩa hiện thực phê phán đã dốc cạn sinh lực và tự nó, đã tạo điều kiện cho chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa ra đời”. Và tác giả bài báo khẳng định là đến cuối thời của Phơ-lô-be, Mô-pát-xăng, Sê-khốp, tức là khoảng cuối thế kỷ XIX, chủ nghĩa hiện thực phê phán đã dốc cạn sinh lực. Có thật vậy không? Làm sao có thể phủ nhận được một sự thật hiển nhiên: sang thế kỷ XX, trong văn học nghệ thuật thế giới, chủ nghĩa hiện thực phê phán vẫn tiếp tục phát triển và có những thành tựu to lớn, vẫn có những đại diện kiệt xuất như Sac-li Sa-pơ-lin, Hê-min-uây, Rô-manh Rô-lăng... và để lại những kiệt tác như "Cuốn theo chiều gió", "Trăm năm cô đơn"... Ngay trong văn học Việt Nam thế kỷ XX này, nói đến những cái đỉnh, làm sao bỏ qua được hai nhà văn hiện thực phê phán vĩ đại: Vũ Trọng Phụng và Nam Cao. Như vậy, trong thế kỷ XX và cho đến nay, chủ nghĩa hiện thực phê phán đâu đã "dốc cạn sinh lực". Và theo lý thuyết nói trên, lẽ ra chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa chưa thể ra đời mà có lỡ sản sinh ra nó thì chỉ có thể là đẻ non. Đây là nói suy diễn, trong thực tiễn sáng tác, vị thế của chủ nghĩa hiện thực phê phán trong văn học xã hội chủ nghĩa không thể xem là vấn đề đã được giải quyết dứt khoát.
H.N.H
(TCSH48/03&4-1992)
PHAN TUẤN ANH
NGUYỄN HUY THIỆP
Người xưa cho rằng văn chương là gốc lớn của sự lập thân, là việc lớn của sự kinh tế (kinh bang tế thế). Song, cũng thấy rõ tính chất phiêu lưu hiểm nguy của văn chương, bởi thế người xưa cũng hết lời khuyên răn đe nẹt nó.
NGUYỄN DƯ
NGUYỄN ĐÌNH THU
Xét trên những thi phẩm viết bằng chữ Hán của Đào Tấn, chúng tôi nhận thấy có đầy đủ biểu hiện của ba kiểu loại ứng xử nhà nho: hành đạo, ẩn dật và tài tử. Tuy nhiên xuyên suốt và đậm nét hơn cả vẫn là loại hình nhà nho hành đạo.
YẾN THANH
Tôi là một khối trầm tư
Hiện diện như thể một hư vô. Buồn
(thơ miên di)
(Tặng chị Ngọc - người đàn bà Huế lặng lẽ đứng sau những vầng thơ)
JACQUES SOHIER
Các chức năng của tính siêu văn bản rất đa dạng bao gồm chức năng châm biếm, chức năng đùa bỡn, chức năng mỹ học, ý thức hệ, chính trị hoặc triết học.
ĐOÀN ÁNH DƯƠNG
(Kỳ cuối)
HỒ THẾ HÀ
Trần Vàng Sao là nhà thơ trưởng thành trong kháng chiến chống Mỹ. Thơ anh là tiếng nói giàu nhiệt huyết, xuất phát từ đáy lòng, hướng đến mọi người bằng giọng điệu giãi bày, tâm tình, chia sẻ. Nhưng mỗi tác phẩm của anh để lại dấu ấn thi pháp độc đáo, đặc biệt ở việc xây dựng tứ thơ và kiến trúc bài thơ, ở hình ảnh và sức liên tưởng bất ngờ.
PHẠM XUÂN NGUYÊN (thực hiện)
Năm 1990 phê bình văn học có gì được và có gì chưa được? Những người viết phê bình nào, bài viết phê bình nào, cuốn sách phê bình nào trong năm đáng khen hay đáng chê? Có thể chờ đợi gì ở phê bình sắp tới?
SƠN CA
Ngựa thép, ngay từ tên tiểu thuyết, đã tạo một cảm giác hoang dã, cứng và lạnh, ẩn chứa sự bạo liệt nhưng yếu mềm.
ĐỖ QUYÊN
(Thử một cách đọc bản thảo thơ: Trường hợp Những mùa hoa anh nói (*) của Trương Anh Tú)
NGUYỄN MẠNH TIẾN
(Lập trường Phong Hóa về xã hội nông thôn)
VŨ HIỆP
Nhà thơ Baudelaire từng viết rằng: “Tính cá nhân, sự sở hữu bé nhỏ này, đã ăn mòn tính độc đáo tập thể... Tức là người họa sĩ đã giết chết hội họa”.
PHAN TUẤN ANH
Việc tiếp nhận chủ nghĩa hiện thực huyền ảo có ý nghĩa cực kì quan trọng trong việc tiếp nhận văn học hậu hiện đại nói riêng cũng như các trào lưu văn nghệ phương Tây nói chung.
VĂN THÀNH LÊ
1.
Còn nhớ, bế mạc Hội Sách thành phố Hồ Chí Minh lần 8/2014, lần đầu tiên top 10 cuốn sách bán chạy gọi tên những tựa sách mà đọc lên, nhiều người viết gạo cội cứ thấy sao sao, sên sến, lòng vòng luẩn quẩn,…
NGUYỄN VĂN HÙNG
Sau 1986, đời sống văn học Việt Nam có nhiều chuyển biến mạnh mẽ. Sự giao lưu kinh tế, văn hóa, sự bùng nổ các phương tiện thông tin truyền thông gắn với nhu cầu kết nối các giá trị văn chương quá khứ đã mở rộng không gian sáng tạo cho người cầm bút và không gian đọc cho cộng đồng độc giả.
NGUYỄN ĐÌNH MINH KHUÊ
Khi nghĩ về diện mạo văn chương Việt Nam 2018, tôi nhận ra sự bất lực của những tính từ. Nhìn lại một năm văn học vừa qua, theo tôi, chứng kiến quá nhiều những cuộc chuyển động, mà chuyển động nào cũng mạnh mẽ, quyết liệt, phức tạp đến nỗi không một hình dung từ nào, dù tinh vi nhất, có thể bao quát được, mô tả được chúng một cách chân xác và thuyết phục.
PHAN ĐÌNH DŨNG
Nhà văn Trần Trung Sáng, người Hội An, Quảng Nam, là một nghệ sĩ tài hoa. Anh vừa là nhà báo, nhà văn, tác giả của nhiều tập truyện, truyện kí, truyện vừa, tiểu thuyết, vừa là một họa sĩ đã từng được Hội Nhà báo thành phố Đà Nẵng tổ chức triển lãm trang dán giấy vào năm 1999… Có điều ngòi bút Trần Trung Sáng quả thật có nhiều duyên nợ với truyện ngắn, một thể loại văn học mà anh đã gặp gỡ, hò hẹn từ năm 17 tuổi rồi chung thủy gắn bó với nó từ bấy đến giờ.(1)