HOÀNG NGỌC HIẾN
Trong tình hình phát triển hiện nay của lý luận (thuộc mọi lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn) người làm công tác lý luận và phê bình văn học không thể không xem xét và xác định lại những khái niệm lý luận văn học, kể cả những khái niệm vẫn được xem là "cơ bản", "trung tâm", "cốt yếu"...
Ảnh: internet
1- Về khái niệm "tính đảng". Sự đổi mới tư duy về tính đảng đặt ra hai vấn đề sau đây:
Tính đảng và chân lý. Thông thường chúng ta nghĩ: Phù hợp với đường lối, quan điểm của Đảng là chân lý; nay cần bổ sung bằng một quan niệm khác: phù hợp với chân lý là tính đảng.
Tính đảng và sự tiến bộ xã hội. Tính đảng cao hơn tính giai cấp. "Phải đặt lợi ích của sự tiến bộ xã hội lên trên lợi ích giai cấp” (Lê Nin). Hiểu lợi ích giai cấp chưa đủ, tính đảng đòi hỏi năng lực nhận ra được đâu là sự tiến bộ xã hội và nếu như lợi ích giai cấp mâu thuẫn với lợi ích của sự tiến bộ xã hội thì phải đặt lợi ích sau lên trên lợi ích trước.
2- Về khái niệm "chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa" và khái niệm "phương pháp sáng tác".
Cảm nhận một cách hồn nhiên và có lẽ đúng hơn cả - chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa vốn là một ngọn cờ, có thời ngọn cờ này có một sức vẫy gọi là tập hợp mạnh, với một nhiệm vụ lịch sử như vậy, ngọn cờ này đáng được quý trọng. Cũng có khi chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa được trình bày như một cương lĩnh tập hợp những yêu cầu thiết yếu nhất về những mặt rất khác nhau: chính trị, thế giới quan, mỹ học và vân vân... mà Đảng đề ra cho các văn nghệ sĩ, tùy theo từng thời kỳ lịch sử. Thực ra những yêu cầu này không nhất thiết phải trình bày như là những nguyên tắc của chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa mới có sức thuyết phục, một sự trình bày thẳng thắn và trực tiếp vẫn cứ hơn. Về mặt lý thuyết, không loại trừ khả năng chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa là một phương pháp sáng tác. Điều quan trọng là chứng minh. Trong những công trình nghiên cứu chứng minh khả năng này, các tác giả gặp phải một số khó khăn lý thuyết không giải quyết được:
1- Nếu như nhìn nhận chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa là một phương pháp sáng tác, vậy thì phải nhìn nhận:
- Có một phương pháp sáng tác chung cho mọi ngành nghệ thuật và chúng rất khác nhau: từ múa rối, ba lê, ca kịch... đến kiến trúc, họa, nhạc, văn và xiếc.
- Có một phương pháp chung cho một thể loại rất khác nhau trong một ngành nghệ thuật.
- Có một phương pháp chung cho hàng vạn nghệ sĩ hiện thực xã hội chủ nghĩa (không kể những người giống nhau hàng loạt) và hàng chục vạn tác phẩm của họ (có chăng một phương pháp sáng tác chung cho bài Hạt gạo làng ta của Trần Đăng Khoa và bản Giao hưởng số bảy của Sôxtakôvít?).
Trong sự sản xuất hàng loạt, có thể có phương pháp chung; trong sự sáng tạo thực sự nghệ thuật, sản phẩm bao giờ cũng có tính chất đơn nhất, cá thể. Trong phương pháp sáng tác - rất khác với phương pháp nhận thức, phương pháp tư duy - ngoài cơ sở nhận thức và tư duy - còn có phương diện "tác", tức là "làm" tác phẩm. Nếu quả như có một phương pháp sáng tác chung cho hàng ngàn nghệ sĩ và hàng vạn tác phẩm thì thực là khủng khiếp. Điều khủng khiếp hơn là có một thời hàng triệu người tin rằng có một phương pháp sáng tác chung và bao trùm như vậy.
2- Khó khăn lý thuyết đầu tiên mà những người nhìn nhận chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa là phương pháp sáng tác vấp phải là tạo ra một định nghĩa có dáng dấp khoa học cho khái niệm phương pháp sáng tác, một khái niệm mới toanh mỹ học cổ điển chưa hề biết đến. Trí tuệ của nhiều thế hệ nhà mỹ học và lý luận văn học bị hút vào công việc này. Sau đây là một định nghĩa mới được giới thiệu trong một bài báo đăng trên báo "Nhân Dân" số ra ngày 5/5/1989: "Phương pháp sáng tác chính là linh hồn của một nội dung thi pháp đang vận động từ hiện thực qua tài năng của nghệ sĩ đến tác phẩm và công chúng". Tìm hiểu định nghĩa này tự nhiên phải đặt ra một số câu hỏi:
- Vậy thì nội dung thi pháp là gì? Phương pháp được định nghĩa bằng thi pháp, một khái niệm tù mù được định nghĩa bằng một khái niệm khác tù mù hơn.
- Vậy thì ai thổi linh hồn vào nội dung thi pháp?
- Nội dung thi pháp là của ai? từ đâu đến? mà lại có một sự vận động thần tình như vậy: từ hiện thực đến tài năng đến tác phẩm và công chúng...
Thực ra, trong những công trình lý luận văn học ở ta và nước ngoài, về phương pháp sáng tác có những định nghĩa còn ngố hơn nhiều..
3- Trong một số công trình nghiên cứu, sự ra đời của chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa được gắn với sự kiệt sinh lực của chủ nghĩa hiện thực phê phán. Trong bài báo nói trên có đoạn viết: "Chủ nghĩa hiện thực phê phán đã dốc cạn sinh lực và tự nó, đã tạo điều kiện cho chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa ra đời”. Và tác giả bài báo khẳng định là đến cuối thời của Phơ-lô-be, Mô-pát-xăng, Sê-khốp, tức là khoảng cuối thế kỷ XIX, chủ nghĩa hiện thực phê phán đã dốc cạn sinh lực. Có thật vậy không? Làm sao có thể phủ nhận được một sự thật hiển nhiên: sang thế kỷ XX, trong văn học nghệ thuật thế giới, chủ nghĩa hiện thực phê phán vẫn tiếp tục phát triển và có những thành tựu to lớn, vẫn có những đại diện kiệt xuất như Sac-li Sa-pơ-lin, Hê-min-uây, Rô-manh Rô-lăng... và để lại những kiệt tác như "Cuốn theo chiều gió", "Trăm năm cô đơn"... Ngay trong văn học Việt Nam thế kỷ XX này, nói đến những cái đỉnh, làm sao bỏ qua được hai nhà văn hiện thực phê phán vĩ đại: Vũ Trọng Phụng và Nam Cao. Như vậy, trong thế kỷ XX và cho đến nay, chủ nghĩa hiện thực phê phán đâu đã "dốc cạn sinh lực". Và theo lý thuyết nói trên, lẽ ra chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa chưa thể ra đời mà có lỡ sản sinh ra nó thì chỉ có thể là đẻ non. Đây là nói suy diễn, trong thực tiễn sáng tác, vị thế của chủ nghĩa hiện thực phê phán trong văn học xã hội chủ nghĩa không thể xem là vấn đề đã được giải quyết dứt khoát.
H.N.H
(TCSH48/03&4-1992)
DƯƠNG BÍCH HÀ
Văn hóa dân gian, trong đó có âm nhạc, là một bộ phận nghệ thuật quan trọng trong nền văn hóa đa dân tộc của Việt Nam. Nó phản ánh sâu sắc những tâm tư, nguyện vọng, tình cảm của con người. Nó gắn liền với cuộc sống sinh hoạt của nhân dân và phục vụ nhân dân. Song song với cuộc sống của con người, nó đã tồn tại qua mấy nghìn năm lịch sử đến nay.
VÕ CÔNG LIÊM
Bất cứ là văn, thơ hay biên khảo, ký sự… nói chung là viết.
HỒ THẾ HÀ
Lục bát là thể thơ đặc trưng thể hiện bản sắc và tâm hồn dân tộc Việt. Nó trở thành tình cảm, tâm thức sáng tạo và tiếp nhận của nhân dân từ ngàn đời nay, nó trở thành hữu thức và “vô thức tập thể” trong sinh hoạt tinh thần và sinh hoạt vật chất của toàn dân.
TRẦN HỮU SƠN
Đạo Mẫu là hình thức tôn giáo quan trọng ở Việt Nam. Hiện nay, đạo Mẫu đang có bước “chuyển mình” và phát triển mạnh mẽ cả về thiết chế và đối tượng tham gia. Vì vậy, đạo Mẫu đã thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà khoa học.
ĐỖ LAI THÚY
Cuốn sách của giáo sư Trần Đức Thảo đề cập đến nhiều vấn đề, rộng và sâu. Bài báo này chỉ nói đến một luận điểm mấu chốt của ông, bản chất con người và những ngẫm nghĩ gợi ra từ đó, trong sự đối chiếu với văn học gần đây.
(Một vài trao đổi với nhà thơ Dương Tường)
NGÔ THẾ OANH
(thực hiện)
TRẦN HOÀI ANH
MAI LIÊN GIANG
(Qua công trình Phản ánh nghệ thuật trong mỹ học của Lukács György của Trương Đăng Dung)
LƯỜNG TÚ TUẤN
(Tặng Yến Linh và Thái Hạo)
“Hình thức nghệ thuật nếu được hiểu đúng thì nó không tạo hình thức cho một nội dung đã có sẵn và được tìm thấy, mà là cái hình thức cho phép lần đầu tiên tìm thấy và nhận ra nội dung” (M. Bakhtin).
ĐỖ QUYÊN
(Nhân đọc “Cái vú thừa” - tập truyện của McAmmond Nguyen Thi Tu, Nxb. Hội Nhà văn 2018)
PHẠM QUYÊN CHI
Tâm lí học cổ điển đã xây dựng nên sơ đồ quy nạp của quá trình hình thành các đơn vị cơ bản của tư duy - và khái niệm duy lí gắn liền với từ.
YẾN THANH
“Hoa dại như là niềm ân nghĩa. Nhìn hoa nghiệm ra sự hiện hữu của những gì tưởng đã tan loãng hư vô”
[Nhụy Nguyên]
JOSEPH HILLIS MILLER
Không phải ngẫu nhiên khi cho rằng quan niệm về cái kết ở trong truyện rất khó để xác định rõ ràng, cho dù là “về mặt lý thuyết”, hay với một cuốn tiểu thuyết nhất định, hoặc với các tiểu thuyết ở một thời kỳ nhất định. Quan niệm về cái kết ở trong truyện vốn dĩ là “không thể giải quyết được.” (undecidable).
NGUYỄN ĐỨC TÙNG
Tôi đọc trường khúc Mẹ Về Biển Đông của Du Tử Lê lần đầu giữa một mùa hè khô hạn, mặt đất nắng cháy nứt nẻ thoảng mùi hoa hồng dại, thứ cây mọc nhiều ở Alberta.
HỒ TIỂU NGỌC
Trong bầu không khí dân chủ tối đa và nhận thức tối đa của con người thời hậu chiến, nền thơ Việt Nam, trong đó có thơ nữ lại nhanh chóng hòa nhập và tạo ra những góc nhìn đa dạng về cuộc sống.
MAI AN NGUYỄN ANH TUẤN
Bài thơ chữ Hán Điệp tử thư trung (Con bướm chết trong sách) được xếp ở sát cuối phần Làm quan ở Bắc hà (1802 - 1804), trong Thanh Hiên thi tập(1).
TÔN NỮ DẠ NGUYÊN
(Khái lược về liên văn bản trong tác phẩm văn học)
NGUYỄN THỊ THÚY HẠNH
Nhà văn Diêm Liên Khoa đã từng thử sức ở nhiều thể loại văn học khác nhau: tiểu thuyết, truyện ngắn, truyện vừa, tùy bút, tản văn… nhưng tiểu thuyết vẫn là địa hạt mà ngòi bút ông bén rễ sâu nhất và đạt được nhiều thành tựu rực rỡ.
NGUYỄN VĂN HÙNG
(Đọc Thơ Việt Nam hiện đại - Thi luận và Chân dung của Hồ Thế Hà)
ĐOÀN ÁNH DƯƠNG