HOÀNG NGỌC HIẾN
Trong tình hình phát triển hiện nay của lý luận (thuộc mọi lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn) người làm công tác lý luận và phê bình văn học không thể không xem xét và xác định lại những khái niệm lý luận văn học, kể cả những khái niệm vẫn được xem là "cơ bản", "trung tâm", "cốt yếu"...
Ảnh: internet
1- Về khái niệm "tính đảng". Sự đổi mới tư duy về tính đảng đặt ra hai vấn đề sau đây:
Tính đảng và chân lý. Thông thường chúng ta nghĩ: Phù hợp với đường lối, quan điểm của Đảng là chân lý; nay cần bổ sung bằng một quan niệm khác: phù hợp với chân lý là tính đảng.
Tính đảng và sự tiến bộ xã hội. Tính đảng cao hơn tính giai cấp. "Phải đặt lợi ích của sự tiến bộ xã hội lên trên lợi ích giai cấp” (Lê Nin). Hiểu lợi ích giai cấp chưa đủ, tính đảng đòi hỏi năng lực nhận ra được đâu là sự tiến bộ xã hội và nếu như lợi ích giai cấp mâu thuẫn với lợi ích của sự tiến bộ xã hội thì phải đặt lợi ích sau lên trên lợi ích trước.
2- Về khái niệm "chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa" và khái niệm "phương pháp sáng tác".
Cảm nhận một cách hồn nhiên và có lẽ đúng hơn cả - chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa vốn là một ngọn cờ, có thời ngọn cờ này có một sức vẫy gọi là tập hợp mạnh, với một nhiệm vụ lịch sử như vậy, ngọn cờ này đáng được quý trọng. Cũng có khi chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa được trình bày như một cương lĩnh tập hợp những yêu cầu thiết yếu nhất về những mặt rất khác nhau: chính trị, thế giới quan, mỹ học và vân vân... mà Đảng đề ra cho các văn nghệ sĩ, tùy theo từng thời kỳ lịch sử. Thực ra những yêu cầu này không nhất thiết phải trình bày như là những nguyên tắc của chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa mới có sức thuyết phục, một sự trình bày thẳng thắn và trực tiếp vẫn cứ hơn. Về mặt lý thuyết, không loại trừ khả năng chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa là một phương pháp sáng tác. Điều quan trọng là chứng minh. Trong những công trình nghiên cứu chứng minh khả năng này, các tác giả gặp phải một số khó khăn lý thuyết không giải quyết được:
1- Nếu như nhìn nhận chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa là một phương pháp sáng tác, vậy thì phải nhìn nhận:
- Có một phương pháp sáng tác chung cho mọi ngành nghệ thuật và chúng rất khác nhau: từ múa rối, ba lê, ca kịch... đến kiến trúc, họa, nhạc, văn và xiếc.
- Có một phương pháp chung cho một thể loại rất khác nhau trong một ngành nghệ thuật.
- Có một phương pháp chung cho hàng vạn nghệ sĩ hiện thực xã hội chủ nghĩa (không kể những người giống nhau hàng loạt) và hàng chục vạn tác phẩm của họ (có chăng một phương pháp sáng tác chung cho bài Hạt gạo làng ta của Trần Đăng Khoa và bản Giao hưởng số bảy của Sôxtakôvít?).
Trong sự sản xuất hàng loạt, có thể có phương pháp chung; trong sự sáng tạo thực sự nghệ thuật, sản phẩm bao giờ cũng có tính chất đơn nhất, cá thể. Trong phương pháp sáng tác - rất khác với phương pháp nhận thức, phương pháp tư duy - ngoài cơ sở nhận thức và tư duy - còn có phương diện "tác", tức là "làm" tác phẩm. Nếu quả như có một phương pháp sáng tác chung cho hàng ngàn nghệ sĩ và hàng vạn tác phẩm thì thực là khủng khiếp. Điều khủng khiếp hơn là có một thời hàng triệu người tin rằng có một phương pháp sáng tác chung và bao trùm như vậy.
2- Khó khăn lý thuyết đầu tiên mà những người nhìn nhận chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa là phương pháp sáng tác vấp phải là tạo ra một định nghĩa có dáng dấp khoa học cho khái niệm phương pháp sáng tác, một khái niệm mới toanh mỹ học cổ điển chưa hề biết đến. Trí tuệ của nhiều thế hệ nhà mỹ học và lý luận văn học bị hút vào công việc này. Sau đây là một định nghĩa mới được giới thiệu trong một bài báo đăng trên báo "Nhân Dân" số ra ngày 5/5/1989: "Phương pháp sáng tác chính là linh hồn của một nội dung thi pháp đang vận động từ hiện thực qua tài năng của nghệ sĩ đến tác phẩm và công chúng". Tìm hiểu định nghĩa này tự nhiên phải đặt ra một số câu hỏi:
- Vậy thì nội dung thi pháp là gì? Phương pháp được định nghĩa bằng thi pháp, một khái niệm tù mù được định nghĩa bằng một khái niệm khác tù mù hơn.
- Vậy thì ai thổi linh hồn vào nội dung thi pháp?
- Nội dung thi pháp là của ai? từ đâu đến? mà lại có một sự vận động thần tình như vậy: từ hiện thực đến tài năng đến tác phẩm và công chúng...
Thực ra, trong những công trình lý luận văn học ở ta và nước ngoài, về phương pháp sáng tác có những định nghĩa còn ngố hơn nhiều..
3- Trong một số công trình nghiên cứu, sự ra đời của chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa được gắn với sự kiệt sinh lực của chủ nghĩa hiện thực phê phán. Trong bài báo nói trên có đoạn viết: "Chủ nghĩa hiện thực phê phán đã dốc cạn sinh lực và tự nó, đã tạo điều kiện cho chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa ra đời”. Và tác giả bài báo khẳng định là đến cuối thời của Phơ-lô-be, Mô-pát-xăng, Sê-khốp, tức là khoảng cuối thế kỷ XIX, chủ nghĩa hiện thực phê phán đã dốc cạn sinh lực. Có thật vậy không? Làm sao có thể phủ nhận được một sự thật hiển nhiên: sang thế kỷ XX, trong văn học nghệ thuật thế giới, chủ nghĩa hiện thực phê phán vẫn tiếp tục phát triển và có những thành tựu to lớn, vẫn có những đại diện kiệt xuất như Sac-li Sa-pơ-lin, Hê-min-uây, Rô-manh Rô-lăng... và để lại những kiệt tác như "Cuốn theo chiều gió", "Trăm năm cô đơn"... Ngay trong văn học Việt Nam thế kỷ XX này, nói đến những cái đỉnh, làm sao bỏ qua được hai nhà văn hiện thực phê phán vĩ đại: Vũ Trọng Phụng và Nam Cao. Như vậy, trong thế kỷ XX và cho đến nay, chủ nghĩa hiện thực phê phán đâu đã "dốc cạn sinh lực". Và theo lý thuyết nói trên, lẽ ra chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa chưa thể ra đời mà có lỡ sản sinh ra nó thì chỉ có thể là đẻ non. Đây là nói suy diễn, trong thực tiễn sáng tác, vị thế của chủ nghĩa hiện thực phê phán trong văn học xã hội chủ nghĩa không thể xem là vấn đề đã được giải quyết dứt khoát.
H.N.H
(TCSH48/03&4-1992)
THÁI PHAN VÀNG ANH
Năm 2017, toàn bộ tác phẩm của Nguyễn Thị Thụy Vũ, một trong những nhà văn tiêu biểu của văn học nữ miền Nam Việt Nam giai đoạn 1955 - 1975, đã được Phương Nam Book và Nhà xuất bản Hội Nhà văn in lại.
PHẠM PHÚ PHONG
Không hiểu sao tôi luôn có một sự xác tín vào mối quan hệ tương ứng giữa nét chữ và con người/ con người và nghệ thuật.
NGUYỄN TÚ
Nhân đọc bài "Sứ mệnh kẻ sĩ trước nghĩa Cần Vương'' đăng trong Tạp chí Sông Hương số 4, tháng bảy - tám 92, tôi xin có một ý kiến nhỏ gọi là góp phần tìm hiểu.
PHAN NGỌC
Nói đến văn hóa ở thời đại kỹ thuật là nói đến biện pháp kinh doanh văn hóa, đổi mới văn hóa để làm đất nước giàu có, phát triển.
DÃ LAN NGUYỄN ĐỨC DỤ
Câu hỏi trên đây, từ trước đến nay đã làm bận tâm không ít những người hằng quan tâm đến tương lai tiếng Việt, và mối bận tâm ấy đã được vài ba tác giả đề cập trên báo.
HUỲNH THẠCH HÀ
Mau lẹ, hung hãn, đáng sợ, quyến rũ, có lẽ là những từ thường dùng khi nói về loài hổ. Hổ còn có nhiều tên gọi khác như cọp, ông Ba mươi, ông vằn, chúa sơn lâm…
VŨ NHƯ QUỲNH
Tác phong, đạo đức, nhân văn của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có sức cảm hóa, lan tỏa đến mọi tầng lớp nhân dân. Tầm nhìn chiến lược của Người vô cùng to lớn, đặc biệt đối với ngành Y tế trong giai đoạn hiện nay, là tuyến đầu đang trực tiếp chiến đấu với đại dịch Covid-19.
(Phỏng vấn nhà nghiên cứu phê bình văn học HOÀNG NGỌC HIẾN)
PHẠM PHÚ PHONG
Thi pháp là mỹ học của nghệ thuật ngôn từ, hay nói đúng hơn là cái đẹp của nghệ thuật văn chương. Nghĩa là toàn bộ những yếu tố cấu thành hệ thống nghệ thuật của một hiện tượng văn học.
PHẠM PHÚ UYÊN CHÂU
Giai đoạn 1900 - 1945 là giai đoạn có “một thời đại mới trong thi ca” xuất hiện. Cùng với Sài Gòn và Hà Nội, xứ Huế ở thời điểm này trở thành một trong ba trung tâm báo chí, xuất bản của cả nước, nên không thể đứng ngoài hoặc không chịu tác động chi phối bởi những âm vang thời đại.
LÊ QUANG THÁI
Không hẳn nghĩa Cần Vương phát sinh từ khi kinh thành Huế thất thủ sau ngày 23 tháng 5 năm Ất Dậu (5-7-1885). Sở dĩ người ta thường quen gọi phong trào chống Pháp từ khi vua Hàm Nghi xuất bôn và xuống chiếu kêu gọi toàn dân chiến đấu chống thực dân xâm lược từ năm 1885 - 1888 là phong trào Cần Vương, bởi lẽ vua Hàm Nghi là linh hồn của cuộc kháng chiến trong thời cao điểm chống Pháp.
PHAN HỨA THỤY
Sau Đào Duy Từ, Nguyễn Cư Trinh là một tác giả lớn của xứ Đàng Trong vào thế kỷ XVIII, không những thế, Nguyễn Cư Trinh còn là một nhà hoạt động chính trị, quân sự có tài đã có những đóng góp cho lịch sử dân tộc.
NGUYỄN KHOA ĐIỀM
(Giới thiệu, dịch thơ)
Miên Triện có tự là Quân Công, hiệu Ước Đình, là nhà thơ, nhà soạn tuồng tên tuổi của nước ta vào cuối thế kỷ XIX.
PHẠM PHÚ PHONG
(Nhân đọc “Thơ vua & Suy ngẫm” của Nguyễn Phước Hải Trung)
Một bộ óc thông minh có giá trị hơn một bộ óc chứa đầy chữ
(Montaigne)
VÕ XUÂN TRANG
Dạy tiếng Việt cho học sinh bản ngữ nên dạy cái gì? Câu hỏi này đặt ra tưởng như thừa lại hết sức cần thiết và cho đến nay các nhà ngôn ngữ học cũng như các nhà giáo dục học văn chưa trả lời được một cách rõ ràng và dứt khoát.
MAURICE BLANCHOT
Những Nhân ngư: dường như họ thực sự hát, nhưng theo một cách dang dở, cái cách mà chỉ cho một dấu hiệu về nơi những nguồn gốc thực sự và hạnh phúc thực sự của bài ca mở ra.
ANDREW HAAS
Khi virus corona mới xuất hiện, tôi bắt đầu dạy tác phẩm Phaedo của Plato [đối thoại nổi tiếng của ông bàn về sự bất tử của linh hồn - ND].
PHÙNG TẤN ĐÔNG
Nhà báo, học giả Lê Dư, còn có tên Lê Đăng Dư, Lê Kính (1884 - 1967)(1), hiệu Sở Cuồng (người Cuồng nước Sở), sinh quán tại làng Nông Sơn (nay thuộc xã Điện Thọ) huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam.