Minh họa: Bửu Chỉ
“Có phải là bà Pê-rê không ạ?” Bà cụ sẽ mở to mắt, nhìn cậu một cách ngơ ngác, nhưng không ác cảm. Nghĩa là không nghi ngại gì đâu. “Ông là ai? Ông cần gì? - Tôi là bạn của Pê-đrô con bà. Anh nhờ tôi đến đây. Này cậu Đa-ni-en, khoan nói với bà cụ là cậu sẵn tiền tàu xe. Bà cụ sẽ mở cửa như thể chính tôi hồi hương vậy. Rồi cậu xem. “Pê-đrô nhờ ông? Lạy chúa! Không ngờ. Kìa mời ông vào, mời ông, không khéo cảm lạnh. May mắn cho tôi! Không ngờ! Cậu hãy tỏ ra con người phong độ. Bà là mẹ tôi, cậu đừng quên, và nhất là đừng có hố! Cậu cứ ngồi xuống mép ghế và bằng lòng với nước chè. Đừng có đòi rượu mạnh hay rượu ngọt làm gì. “Thế Pê-đrô nó thế nào, thưa ông? Là vì rằng cái thằng quỷ, ấy xin lỗi ông, nó không hề thư từ. Nó lành hạng nhất đấy! Ông đừng nghĩ là tôi buồn nó. Từ miền Căng-dát, nó gửi tiền đều đặn về cho tôi. Ông cũng từ đó mà về đây có phải không? - Vâng ạ. Chúng con làm việc với nhau. - Hai người làm việc với nhau? Thế thì hay quá! Như thế là đồng nghiệp, nhỉ?” Đa-ni-en ạ, tôi chưa hề kể câu chuyện này ra với mẹ tôi. Giống như cậu, cậu chẳng muốn cho Ét-tơ-la biết đầu đuôi trước khi cô nàng đến đây. Tôi cứ sợ cô ta không hiểu mà hoảng hốt. Nhưng bây giờ thì tôi không lùi được nữa rồi. Tôi cưới vợ mà không có mặt bà thì bà không chịu đâu. Cậu nghĩ coi, con một của bà mà lại. Tôi cũng không muốn bà sang tới đây mà đổ ốm theo chuyện này. Tôi đã thân hành đón Ét-tơ-la ở phi trường, cậu nhớ chứ? Vợ của cậu mà, tôi đã bảo là cậu phải tự mình nói ra cho Ét biết. Mà cậu lại bảo: “Nói hộ với Ét là tôi bệnh”, cậu bệnh thật, rồi cậu bảo: “Pê-đrô hãy nói hết cho Ét rõ trên đường từ phi trường về nhà”. Tôi làm theo, cậu không thể phủ nhận. Bây giờ đến lượt cậu, Đa-ni-en à. “Còn hơn là đồng nghiệp nữa đấy. Nhưng để cuối cùng hẵng hay, nhé? Đừng vọt miệng ngay. Đầu tiên là chuyện lấy vợ, kế là vé máy bay và cuối cùng mới là chuyện làm ăn. “Thế Pê-đrô nó thế nào? - Chính con về báo nhiều tin vui cho bác ạ. Tôi chẳng rõ rồi bà cụ có vui cho không. Bà không ngớt bảo tôi: “Tính cho rồi”, và “Hồi nào mới có cháu?”, và “Cậu thế nào mà chẳng quyết đi”. Nhưng cũng có thể bà cụ nổi cơn đố kỵ cũng nên. Thôi thì đối với chuyện về Ê-li-a-na, cậu cứ nói đầu đuôi. Chắc là không khó đối với cậu, nhỉ. “Tin vui gì thế? - Pê-đrô sắp lấy vợ, bác ạ. Cần nhất là cậu đừng hở môi gì về chuyện giữa Ê-li-a-na với cậu trước khi Ét-tơ-la xuất hiện. Mẹ tôi là người rất cổ, cậu ạ. Bằng không bà chẳng hiểu đâu, tôi chắc thế. Tôi không muốn bà cụ hiểu nhầm về Ê-li-a-na. Cậu nên nói bác sĩ Tom-xơn sẽ tham dự lễ cưới. Phải đấy. Để cho bà thấy là đình đám. - Pê-đrô lấy vợ ư? - Vâng ạ. - Lẽ ra nó cho tôi biết trước chứ. Ông nghĩ coi! Lẽ ra nói trước cho tôi chứ. - Giáp ngày con lên đường thì mới biết ạ. - Thế cơ à! Lạy Chúa. Nhưng tôi có nói sao đâu. Vui quá mà. Này ông, ông có biết vợ nay mai của nó không? - Có chứ ạ, cô làm việc với chúng con, cùng một nơi ạ”. Bà cụ sẽ đứng lên, hôn cậu, ôm lấy cậu như thế là ôm chính tôi. Đừng nói. Để cho bà cụ xúc cảm, khổ thân. Cậu nói với bà rằng là chúng nó say sưa yêu nhau, chúng nó hạnh phúc, rằng là không có bạn lứa thì có chết với công việc thôi, v.v… “Cậu bỏ lỗi, tôi có hơi… cậu hiểu cho, đột ngột quá. Ta nghĩ con cái cứ y như là hồi mới sinh. Vô phương tự vệ. Và đùng một cái là thời điểm. Bao giờ cũng bất ngờ. Thế chừng nào đám cưới? - Vâng ạ. Con về đây là vì thế. Anh ấy nhờ con chuyển tiền vé máy bay cho bác. Anh chị đều mong muốn bác đi sang bên ấy. - Đi Căng-dát? - Vâng ạ, để dự đám cưới”. Cậu hãy nhẹ tay đưa phong bì cho bà cụ. Đừng yêu cầu bà đếm tiền lại trước mặt cậu. Tôi biết cậu thích sòng phẳng, cái gì đâu ra đó. Nhưng bà lấy thế làm ngượng. Cứ đưa phong bì rồi bảo là để mua vé, thế thôi. “Tôi chẳng biết nói sao. Chính tôi cũng có để ra ít tiền sang năm thì đi. Nhưng dĩ nhiên chẳng là bao. Đấy, thế là êm, và bà cụ sẽ hiểu được. Hoặc giả bà sẽ hỏi gì đó liên quan tới cha cố, hay là hỏi xem ở Căng-dát người ta có đạo không. Nói với bà là đừng lo. “Anh ấy mong muốn bác có mặt trong ngày lễ. - Hôm nào đấy, anh có biết hôm nào? Cậu đừng đi vào chi tiết. Bác sĩ Tom-xơn bảo phải đợi kỳ kinh nguyệt tới đây. Thế thì cậu tránh nói chi tiết được chừng nào tốt chừng ấy. “Tháng tới đây thì phải, nhưng con không rõ đích xác. Bác bỏ lỗi cho. - Không dám, không dám, tôi phải xin lỗi chứ. Nói chuyện dễ có đến mươi phút mà chẳng mời cậu một cái gì. Cậu dùng gì chứ? - Vâng, bác cho cháu tách chè vậy. Cám ơn bác. - Có ngay. Hãy khoan, cô dâu trông thế nào, ông nhỉ? - Thưa tên là Ê-li-a-này. Đẹp, trầm tính, thông minh. Nói gì nữa bấy giờ? - Tính có tốt không. Có cảm thông, nhẫn nại không? - Tính tốt lắm, thưa bác. Bác khỏi lo. - Ông có vợ rồi chứ? - Có rồi ạ. - Ông hẳn biết việc chọn lựa nó quan trọng như thế nào. Ông thấy con tôi chọn lựa có được không? - Bác chớ lo, anh ấy rất khéo chọn. - Ranh con chẳng lời lẽ gì với tôi. Bà cụ sẽ xuống bếp pha chè. Trở lên, một lúc nào đó thế nào cũng hỏi cậu một câu giúp cậu đề cập vấn đề. “Họ trả lương khá chứ, thưa ông? Ông quý danh thế nào ạ? - To-rơ, thưa Đa-ni-en To-rơ. Bác gọi con Đa-ni-en là xong. - Hồi nào tôi vẫn gọi bạn bè của con bằng tên riêng. Thêm tí đường, Đa-ni-en? - Thưa không ạ. Con không dùng đến. - Không đường vậy. Coi nào, anh bảo là lương tiền khá. Ít ra, mặt ấy cũng là yên cho Pê-đrô. Nó là đứa có tài. Phải một cái nó không gặp may thôi. Thật quả là cả một thời gian không tìm được việc làm. - Cũng khó kiếm việc ở bên ấy. Không có giấy tờ thì lại còn khó hơn. - Nhưng Pê-đrô nó hợp lệ kia mà. Nó viết bảo tôi mà. Nó đã được giấy cư trú. - Vâng, cũng lo xong. May. May cho Pê-đrô kiếm được việc hiện nay. Giải quyết lắm chuyện, bác ạ. - Ở đây cũng chẳng dễ gì, nhưng bên ấy thì cứ ngỡ là dễ thở hơn. Lúc mới đầu, xem ra có vẻ vất vả. Thư từ nó chẳng đả động gì, nhưng tôi biết. Nó không thích đem chuyện mình ra nói. Hồi đi học, các thầy cứ bảo tính nó dè dặt. Đến công ăn việc làm của nó, tôi chẳng biết. Tôi biết là ở tại Căng-dát, thế thôi”. Cậu đừng có thuật lại một hơi. Thong thả, cứ thong thả.
“Thưa đây như thế là một phòng thí nghiệm. - Phòng thí nghiệm! Pê-đrô làm việc trong một phòng thí nghiệm! Ngộ nhỉ! Nó giỏi mà! Cậu biết, bà cụ chỉ thích các bà bạn láng giềng, ông cha xứ suốt ngày kể chuyện tôi. Tôi là đề tài ăn ý nhất của bà. “Nói là phòng thí nghiệm nhưng đó chỉ là một thứ trung tâm thử nghiệm, bác hiểu chứ, một nơi người ta đem ra thử các thứ thuốc, ma túy, trước khi đem ra bán rộng rãi, bác thấy chưa… người ta khảo sát… chích thử… - Phải, phải, rađiô thường hay nói. Chích cái gì đó vào con chuột, rồi sau đó quan sát xem. Nếu như bà cụ nói tới chuột, thì cậu giải thích cho bà nghe khác nhau thế nào. Ét-tơ-la đã từng bán tín bán nghi. Mặt mày trắng dã. Ét có hỏi tôi xem có nguy hiểm không. Tôi phì cười. Để tỏ rõ rằng là công việc nào cũng thế thôi. “Đúng là chuột, thưa bác. Bao giờ khảo sát một liều thuốc nơi chuột, không thấy hiệu nghiệm gì với chuột và họ hàng chuột, thì người ta biết là có thể khởi công chích vào con người ta. - Tội tình nhà chuột. Tôi thì cứ nhát chuột. Nhưng cần phải thế thôi, nhỉ? Vì nhân loại mà. Thế Pê-đrô nó làm cái gì? Nó chăn giữ mấy con thú à? Nó vẫn từng yêu loài vật. - Bác thấy không, ở Hoa Kỳ đạo luật chỉ thị rằng một dược phẩm không được phép đem ra bán nếu như trước đó chưa được thử nghiệm vào một cá thể người. Người đây có nghĩa là người bình thường. - Thế thì tốt quá còn gì! Phải chi khắp nơi trong nước người ta tôn trọng đồng loại được như thế. Có như vậy mới khỏi chích thuốc cho người ta sau đó. Anh biết, tôi thì chẳng thích gì thuốc men. Tôi không tin. Cứ nuốt hết thuốc này đến thuốc kia, tôi thấy chẳng ra làm sao cả. Hết đau cổ đến đau đầu, rồi thuốc ngủ, thêm cả thuốc khỏi đẻ nữa chứ. Bỏ lỗi cho tôi chứ như thế là làm ăn trên cái sợ của những người khác. Thế còn gì. Cậu hãy tìm cách trình bày sự việc thế nào cho thật tự nhiên. Đừng có gây lo cho bà cụ. “Khởi đầu, họ dùng tù binh. Bác rõ chứ, tù binh trong các trại giam. Chích thử thuốc vào các tù binh trước khi đưa thuốc ra bán. - Chích vào tù binh? - Phải, vì rằng, theo các vị bác sĩ và các nhà nghiên cứu thì tù binh sống trong những điều kiện tối ưu. Ăn uống giống nhau, điều kiện giống nhau về sinh sống về khí trời, về giải trí. Người ta an nhiên mà nghiên cứu bọn họ. - Nhưng có khác nào bắt họ hứng chịu hàng loạt nguy cơ! Dễ họ là những kẻ đã giết người, thôi thì cho họ suy ngẫm dăm ba phút về những điều đã gây ra, nhưng dẫu sao… Thì chính báo chí Mỹ cũng bảo thế. Tù binh bằng lòng chịu, được lắm tiền, nhưng bây giờ thì qua rồi. Thế là kêu gọi đến những ai tự nguyện, những người suốt ngày chỉ mỗi việc là ngốn thuốc, thử nghiệm dược phẩm. Người ta cầm giữ loại người này dăm tháng trong phòng. Họ được ở riêng, và như thế người ta có thể đoán đúng tác dụng của thuốc đối với con người ta. - Nguy hiểm ngặt nghèo đối với ai đó tự nguyện nhỉ”. Thống kê cậu ạ. Dẫn chứng mấy con số thống kê ra. Không có nguy hiểm. Còn bảo đảm hơn cả làm tài xế cam nhông hay hơn cả thư ký nữa là khác. Cậu cứ kể ra những tai nạn lao động mà một cô làm thư ký biết đâu gặp phải. Ét-tơ-la có lần không tin, nhưng khi thấy con số thống kê rồi thì bắt đầu thay đổi ý kiến. Đàn bà họ tin con số. “Bác biết cho, nó chẳng nguy hiểm gì hơn một việc làm nào khác ạ” Cậu hãy kể cho bà cụ hay rằng vào đầu người ta miêu tả đủ mọi thứ cho mình rõ, rằng chẳng bao giờ hề hấn gì. Rằng mình được chăm nom cẩn thận. “Anh Đa-ni-en ạ, cho phép tôi nói với anh giống như anh là con tôi vậy. Bởi vì, ngay cả có vợ có con… Anh có con chưa? - Chưa, thưa bác, chưa ạ. - Chớ để thời gian trôi đi, anh ạ. Chuyện con cái, mình phải lợi dụng lúc hãy còn trẻ. Tôi nói cái gì nhỉ? Á, phải rồi, chuyện sức khỏe. Là cái duy nhất của ta nhận từ Chúa. Nó thiêng liêng và ta phải gìn giữ đúng theo giá trị của nó. Tôi, cái sức khỏe quí báu của tôi, tôi đã truyền cho Pê-đrô. Nó không hề cảm mạo. Còn, như những ai đó tự nguyện thì nhất thiết là ngặt nghèo. - Họ ký hợp đồng, thưa bác. Chuyện thiêng liêng ạ. Luật lệ nó thế. Người ta giải thích cho họ rõ họ có thể có loại triệu chứng như thế nào, loại thí nghiệm nào thi hành với họ. - Cái thằng Pê-đrô! Nó không muốn cho tôi hay là phải. Nhưng bây giờ tôi hiểu hết. Nó thừa hiểu tôi không ưa gì những thứ rọi điện, kem xoa, thuốc men. Tôi sợ. Chăm sóc bọn người tội nghiệp được cầm giữ riêng như thế thì quả là nản thật. Xin lỗi, tôi quên là các anh làm cùng một công việc. Mà công việc nào cũng thế thôi. Và lương tiền hậu lắm, phải không? Anh đừng nói lại với nó lời tôi mới nói ra với anh. Với cô dâu lại càng không nên nói. Hứa với tôi, nhé? - Con xin hứa, thưa bác”. Đến đây, cậu hít lấy hơi. Đa-ni-en ạ, rồi tuôn sự thật ra với bà cụ. Tránh cho tôi cái công việc ấy bạn ạ. Đừng nói chi tiết. Đừng nói gì đến triệu chứng. Đừng tiết lộ gì về cơn đau, nôn thốc, về những đêm đánh bạc cho qua. Mấy cái ấy thì đừng. Lại càng không nên nói về chuyện đàn bà, thuốc ngừa thai và các thứ. Tuyệt đối, cậu nghe chứ? Như thể chẳng quan trọng gì, như lời giải thích của bác sĩ Tom-xơn, việc vàn nào cũng thế thôi. “Thế cậu cũng chăm sóc đám người tội nghiệp kia, hả Đa-ni-en? - Thưa bác… vâng. Con cũng… cũng chăm sóc họ. Như Pê-đrô vậy”. A-RI-EN ĐOT-PHƠ-MAN Bửu Ý dịch (12/4-85) |
Dazai Osamu (1909 - 1948) tác gia kiệt xuất, đại diện cho “trường phái vô lại”, đó là một nhóm các nhà văn có khuynh hướng nổi loạn và tự hủy, trong nền văn học cận - hiện đại Nhật Bản. Phần lớn những tác phẩm của ông đều mang tính chất tự thuật với văn phong u mặc, diễn tả tâm trạng bế tắc trong thời kỳ hậu chiến và bi kịch cá nhân, đồng thời cũng dí dỏm, hài hước một cách cay đắng.
Han Kang được trao giải Nobel Văn học năm 2024 do có “văn xuôi đầy chất thơ mãnh liệt đối mặt với những tổn thương lịch sử và phơi bày sự mong manh của đời người”.
XERGÂY ĐÔVLATÔP
MURAKAMI HARUKI
SHERWOOD ANDERSON
WILLIAM SOMERSET MAUGHAM
William Somerset Maugham là tiểu thuyết gia người Anh. Ông sinh năm 1874 tại Paris, Pháp, và là con của một cố vấn pháp luật trong tòa đại sứ Anh tại Paris.
Okamoto Kanoko (1889 - 1939) nhà thơ Tanka và là nhà nghiên cứu Phật giáo. Sinh ra trong một gia đình giàu có tại Tokyo, sau khi tốt nghiệp trường nữ sinh Atomi, bà theo học nữ tác gia Yosano Akiko và đã công bố một số bài thơ Tanka.
Nhà văn Mỹ Sarah Orne Jewett sinh năm 1849 và mất năm 1909. Bà là nhà tiểu thuyết, nhà thơ và nhà văn viết truyện ngắn (Short Story Writer). Bang Maine là không gian chính trong tác phẩm của bà. Văn chương của bà sớm đề cập đến các vấn đề sinh thái và các vấn đề xã hội khác, có tính vùng miền.
Trần Ngọc Hồ Trường dịch và giới thiệu
PHILIP CHARTER
C. J. MCCARTHY
Cormac McCarthy là nhà văn người Mỹ, ông nổi tiếng với phong cách viết bạo liệt và u ám. McCarthy chuyên viết tiểu thuyết và được giới hàn lâm đánh giá cao ở ngay tiểu thuyết đầu tiên, The Orchard Keeper (1965), nhưng ông không thành công với độc giả đại chúng.
FERNANDO SORRENTINO
Jon Fosse là kịch gia đương đại, nổi danh với tặng thưởng Nobel văn chương 2023. Số lượng truyện ngắn đã xuất bản không nhiều, Jon Fosse vẫn ghi dấu với một phong cách độc đáo. Người em gái nhỏ (Søster) xuất bản năm 2000, bản dịch Anh ngữ in trong tập Scenes from a childhood (Damion Searls dịch) năm 2018.
OGAWA MIMEI
JOSEPHIN JOHNSON
(Mỹ)
Gnark ngồi trong buồng ngủ, mắt nhìn những tấm giấy phủ tường. Một cảm giác là lạ xâm chiếm lòng anh.
SRI DAORUANG
Nhà văn Sri Daoruang tên thật là Wanna Sawasdsri, sinh năm 1943, quê quán ở Phitsanulok, Bắc Bangkok, Thái Lan. Bà là tác giả của tuyển tập Quỷ truyện Dân gian (Tales of the Demon Folk, 1984).
HENRI TROYAT
LTS. Henri Troyat tên thật là Lev Tarassov sinh năm 1911 tại Moskva. Viện sĩ Viện Hàn lâm Pháp. Giải thưởng văn học đầu tiên với tác phẩm "Faux jours" (1935). Ông đã xuất bản trên 20 tác phẩm tiểu thuyết và truyện ngắn. Những tác phẩm được dư luận đặc biệt chú ý như bộ ba tiểu thuyết "Tant que la terre durera" (1947), "Le sac et la cendre" (1948) và "Etrangers sur la terre" (1950) hoặc như "La lumière des Justes"... Ông còn viết cả kịch bản văn học. Truyện ngắn "Cơn choáng" (Le vertige) lấy từ tập "La Fosse Commune" xuất bản năm 1986.
Yamakawa Masao (1930 - 1965), tên thật là Yamakawa Yoshimi, ông sinh ở Tokyo, tốt nghiệp Đại học tư thục Keo (khoa Pháp văn). Yamakawa Masao từng làm biên tập cho Tạp chí văn học Mita Bungaku. Sau đó ông viết và công bố các truyện ngắn như: Cái chết mỗi ngày, Năm ấy, Công viên ven biển… với phong cách tinh tế, miêu tả sự phi lý của cái chết và tuổi trẻ thời kỳ hậu chiến. Ông qua đời năm 34 tuổi do tai nạn giao thông.
Nhà văn Ấn Độ (người Hindi), Krishna Baldev Vaid sinh năm 1927. Ông học đại học tại Punjab và Harvard; dạy học tại nhiều trường đại học ở Ấn Độ và Mỹ. Ông viết tiểu thuyết, kịch, truyện ngắn, phê bình và dịch thuật văn học. Tác phẩm của ông được dịch ra nhiều ngôn ngữ như Anh, Pháp, Đức, Ý, Ba Lan, Nga, Nhật và các tiếng khác ở Ấn Độ.
HÁCH XUYÊN THỨ LANG
(Nhật)
Phải dấu việc này không cho anh ấy biết. Lãng Tử nghĩ vậy và nắm chặt bao nhỏ trong tay, tần ngần rảo bước trên cầu. Đêm tối không người với dòng sông lặng lẽ trôi giữa một màn đen kịt, và rồi nó sẽ mang đi điều bí mật của ta.
DHUMKETU
Dhumketu là bút danh của Gaurishankar Govardhauram, là nhà văn Ấn Độ (1892 - 1965), thường được xem như là một trong những người khai sáng loại hình truyện ngắn. Tác phẩm của ông thường có bút pháp gây xúc động, lãng mạn hoặc miêu tả đậm nét những cảm xúc của con người.