Về việc thiết lập hệ thống “Báu vật nhân văn sống” ở Việt Nam

15:33 16/07/2008
PHAN THUẬN THẢO1. Từ quan điểm về hệ thống “Báu vật nhân văn sống” của UNESCO...

Về khái niệm “Báu vật nhân văn sống”, UNESCO đã có định nghĩa như sau: “Báu vật nhân văn sống” là những người có kiến thức và kỹ thuật ở cấp độ rất cao, cần thiết cho việc biểu diễn hay sáng tạo các yếu tố của di sản văn hoá phi vật thể mà các quốc gia thành viên (của UNESCO) đã lựa chọn như một bằng chứng cho truyền thống văn hoá sống của mình và cho tinh thần sáng tạo của các nhóm, các cộng đồng và các cá nhân hiện diện trên đất nước mình” (1).
Việc tôn vinh các nghệ nhân bằng cách thiết lập hệ thống “Báu vật nhân văn sống” đã được Nhật Bản thực hiện đầu tiên vào những năm 1950, sau đó là Hàn Quốc, đầu thập niên 1960. Các nước khác như Philippin, Thái Lan, Rumani, Pháp, Cộng hoà Séc, Bulgari cũng đã xây dựng hệ thống của họ. Tổ chức UNESCO thuộc Liên Hiệp Quốc cũng đã thể hiện sự quan tâm đến vấn đề này qua việc tổ chức các cuộc hội thảo với đề tài “Hệ thống Báu vật nhân văn sống” tại Hàn Quốc vào các năm 1998, 1999, từ đó, khuyến khích các nước thành viên thiết lập hệ thống “Báu vật Nhân văn sống” của nước mình.
Vì văn hoá phi vật thể không tồn tại dưới dạng vật chất và chủ yếu được truyền thừa qua con đường truyền khẩu, nên nghệ nhân - người nắm giữ nội dung của văn hoá phi vật thể - là rất quan trọng. Có thể nói đây là một trong những yếu tố quan trọng  nhất của sự tồn tại và phát triển loại hình văn hoá phi vật thể. Do đó, UNESCO đã khuyến khích phát triển hệ thống “Báu vật Nhân văn sống” với mục tiêu bảo tồn các kiến thức và kỹ năng cần thiết cho trình diễn và sáng tạo các loại hình văn hóa phi vật thể có giá trị tiêu biểu. Để thực hiện được điều này, các nghệ nhân cần được tôn vinh và hỗ trợ để họ có điều kiện duy trì và phát triển kỹ năng và kiến thức, đồng thời có thể truyền dạy lại các kỹ năng và kiến thức này cho các thế hệ tiếp nối.
Theo quan điểm của UNESCO, việc thiết lập hệ thống “Báu vật Nhân văn sống” không nhất thiết phải rập khuôn theo một qui chuẩn cứng nhắc nào. Cách thức quản lý cũng phải phù hợp với tình hình và đặc điểm của mỗi nước. Nói cách khác, mỗi địa phương không nên bị ảnh hưởng quá nhiều bởi các hệ thống đã được thực hiện ở những nơi khác mà phải xây dựng một hệ thống riêng, phù hợp với tình hình thực tế ở địa phương mình. Hệ thống “Báu vật Nhân văn sống” cũng không nhất thiết phải được áp dụng trên phạm vi toàn quốc mà có thể giới hạn ở một tỉnh, một địa phương nào đó sở hữu nhiều loại hình văn hóa phi vật thể phong phú, có giá trị đặc biệt cần bảo vệ. Đối tượng được công nhận cũng đa dạng, đó có thể là một cá nhân hay một nhóm người nắm giữ các bí quyết nghề nghiệp.
Trong qui trình thiết lập hệ thống “Báu vật Nhân văn sống”, cần phải thành lập một Hội đồng chuyên gia với các nhiệm vụ quan trọng: điều tra, đánh giá, đề cử các loại hình di sản phi vật thể tiêu biểu, đề cử các cá nhân hay nhóm có khả năng được lựa chọn. Sau khi việc công nhận diễn ra, Hội đồng này có nhiệm vụ theo dõi các “Báu vật Nhân văn sống” đã được công nhận, và có thể đề xuất hủy bỏ sự công nhận này khi nghệ nhân không thực hiện nhiệm vụ của mình hay không đáp ứng được các tiêu chí mà họ từng được công nhận.
Các tiêu chí để được đề cử công nhận là “Báu vật Nhân văn sống” đã được UNESCO đề ra gồm có:
- Xuất sắc trong việc áp dụng tri thức và kỹ năng nghề nghiệp.
- Sự tận tụy cống hiến.
- Khả năng phát triển hơn nữa kiến thức và kỹ năng đã có.
- Khả năng truyền dạy kỹ năng và kiến thức cho người học.
Sau khi được công nhận, các nghệ nhân được hưởng một chế độ ưu đãi và tôn vinh của nhà nước nhằm duy trì và phát triển nghệ thuật của mình. Bên cạnh đó, họ có nhiệm vụ đào tạo ra đội ngũ nghệ nhân kế cận, hợp tác để làm tư liệu, thường xuyên biểu diễn để phổ biến nghệ thuật của mình đến với công chúng, và để phát triển hơn nữa tri thức và kỹ năng của mình.
2. ...đến việc thiết lập hệ thống “Báu vật Nhân văn sống” ở Việt Nam:
Ở Việt Nam lâu nay đã có một số danh hiệu công nhận nghệ nhân, nghệ sĩ biểu diễn nghệ thuật hay các ngành nghề thủ công truyền thống. Chẳng hạn các danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân, Nghệ sĩ Ưu tú dành cho các nghệ sĩ biểu diễn nghệ thuật chủ yếu trong hệ thống các cơ quan Nhà nước. Việc Nhà nước tôn vinh nghệ nhân cũng đã được đề cập đến trong Điều 26 chương III của Luật Di sản Văn hoá, trong đó ghi rõ: “Nhà nước tôn vinh và có chính sách đãi ngộ đối với nghệ nhân, nghệ sĩ nắm giữ và có công phổ biến nghệ thuật truyền thống, bí quyết nghề nghiệp có giá trị đặc biệt”(2).
Ngoài ra, một số các bộ, ngành, địa phương cũng đã có những qui chế, văn bản chính thức công nhận và tôn vinh nghệ nhân với các danh hiệu như Nghệ nhân Hà Nội (UBND TP Hà Nội, 2/10/2003), Nghệ nhân Nhân dânNghệ nhân Ưu tú (Bộ Công Nghiệp, 11/01/2007), danh hiệu Nghệ nhân (Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn, Bộ Lao động – Thương Binh & Xã hội, Bộ Văn hoá Thông tin, 30/5/2002). Tuy nhiên, các danh hiệu nêu trên chỉ áp dụng cho các nghệ nhân thuộc các ngành nghề thủ công mỹ nghệ truyền thống mà không bao gồm lãnh vực biểu diễn nghệ thuật.
Vào năm 2003, Hội Văn nghệ Dân gian Việt Nam đã công nhận đợt I danh hiệu Nghệ nhân Dân gian cho 15 người, trong đó có có 5 nghệ nhân ở Huế thuộc các lãnh vực nghệ thuật và thủ công truyền thống. Do hạn chế về kinh phí của một hội nghề nghiệp, phần thưởng về vật chất dành cho các nghệ nhân được phong tặng còn hạn chế (500.000 đồng/người), song đó là một việc làm rất có ý nghĩa về mặt tinh thần đối với nghệ nhân và gia đình họ.
Ở một số địa phương, tài năng của nghệ nhân vẫn thường được công nhận và phát huy. Đơn cử một ví dụ ở Huế, kể từ khi bắt đầu thực hiện phục hồi Nhã nhạc cho đến nay, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã liên tục mời các nghệ nhân đến cộng tác và trả lương xứng đáng cho sự hợp tác của họ. Nhờ thế, công cuộc phục hồi, bảo tồn và phát huy Nhã nhạc đã tiến triển không ngừng và được thăng hoa khi Nhã nhạc được UNESCO công nhận là “Kiệt tác Di sản Phi vật thể và Truyền khẩu của Nhân loại” vào năm 2003. Đến nay, Trung tâm vẫn có chế độ dành cho một số nghệ nhân với mức 1.500.000 đồng/tháng, vừa đủ đối với mức sống bình thường ở Huế (chưa kể các khoản tiền thưởng lễ, Tết). Như thế, các nghệ nhân này không cần phải lo kế sinh nhai, họ lại có môi trường tốt để từ nay đến cuối đời truyền nghề cho các thế hệ tương lai.
Như thế, chúng ta đã có một số hệ thống công nhận và tôn vinh nghệ nhân. Tuy vậy, những hệ thống này nhìn chung còn thiếu tính tổng thể và toàn diện. Chính sách đối với nghệ nhân chưa đầy đủ và do vậy, tác động bảo vệ di sản chưa đạt kết quả mong muốn. Do đó, để phát huy tốt hơn nữa vai trò của nghệ nhân trong việc bảo tồn các giá trị văn hoá phi vật thể truyền thống, vừa qua, Cục Di sản Văn hoá thuộc Bộ Văn hoá - Thể thao & Du lịch đã triển khai Dự án thí điểm “Thiết lập hệ thống Báu vật Nhân văn sống ở Việt Nam” với kinh phí tài trợ của Tổng Cục Di sản Văn hoá Hàn Quốc là 40.000 USD. Dự án được triển khai trong vòng một năm (2007) với mục tiêu là nghiên cứu thí điểm trường hợp nghệ nhân Nhã nhạc và Cồng Chiêng để qua đó, nêu đề xuất về việc thiết lập hệ thống “Báu vật Nhân văn sống” tại Việt Nam, một hệ thống mang tính nhà nước có tính pháp lý cao. Khi được hỏi về các hoạt động và kết quả của Dự án, bà Nguyễn Thị Thu Hương, cán bộ của Cục Di sản Văn hoá cho biết dự án này chỉ thực hiện những hoạt động khởi đầu hướng tới việc thiết lập hệ thống “Báu vật Nhân văn sống” ở Việt Nam. Một trong những kết quả đạt được là thành lập bản Dự thảo về hệ thống này để gửi đi xin ý kiến đóng góp của cộng đồng (nghệ nhân, nhà nghiên cứu,…) (3). Như vậy, “đầu ra” của Dự án chưa phải là hệ thống “Báu vật Nhân văn sống” được thiết lập, mà nó chỉ tạo cơ sở đầu tiên cho nhiều hoạt động tiếp theo, liên quan tới nhiều bộ, ngành, cơ quan và cả các cá nhân. Để có được hệ thống này, còn phải đầu tư rất nhiều thời gian, công sức mà hiện nay chúng ta chỉ mới thực hiện những bước khởi thảo đầu tiên.
Trong cuộc Hội nghị Tổng kết Dự án thí điểm “Thiết lập Hệ thống Báu vật Nhân văn sống tại Việt Nam” tổ chức vào ngày 28/1 tại Hà Nội, Bà Lê Thị Minh Lý, Phó Cục trưởng Cục Di sản Văn hoá đã đề xuất hai phương án cho những hoạt động tiếp theo:
- Phương án 1: mở rộng phạm vi và đối tượng từ những danh hiệu đã có như Nghệ nhân Nhân dân, Nghệ nhân Ưu tú...
- Phương án 2: thiết lập một danh hiệu mới để công nhận nghệ nhân cấp quốc gia.
Cả hai phương án trên đều có những thuận lợi và khó khăn khi thực hiện, đòi hỏi phải có sự quan tâm, chỉ đạo của Nhà nước và sự tham gia ý kiến của cộng đồng để công việc được tiến hành một cách nhanh chóng, thuận lợi và hiệu quả nhất.
Việc thiết lập hệ thống “Báu vật Nhân văn sống” ở Việt Nam là một  việc làm phức tạp và lâu dài. Chúng tôi cho rằng mục tiêu cuối cùng của việc làm này là bảo tồn và phát huy văn hoá phi vật thể truyền thống thông qua bảo tồn các kỹ năng, kiến thức của các nghệ nhân. Cho nên, cần chú ý đến việc phát huy vai trò của nghệ nhân sau khi được công nhận. Cần tránh trường hợp nghệ nhân được trao bằng, khen ngợi, tặng thưởng xong rồi… để đó. Sau những hào quang của ngày lễ tuyên dương, nghệ nhân lại trở về lặng lẽ với những công việc thường ngày của mình. Sản phẩm của họ không vì thế mà bán chạy hơn, kỹ năng nghề nghiệp của nghệ nhân không vì thế mà phát triển hơn, cộng đồng không vì thế mà quan tâm nhiều hơn đến ngành nghề mà họ đang nắm giữ. Vì vậy, sau khi công nhận, cần phải tổ chức các hoạt động thường xuyên để nghệ nhân tham gia sáng tạo nhằm phát triển kỹ năng của họ và nâng cao vị thế của ngành nghề trong xã hội. Có như thế, hệ thống “Báu vật Nhân văn sống” mới hoàn thành tốt mục tiêu bảo tồn và phát huy di sản văn hoá phi vật thể mà chúng ta đang quan tâm.
P.T.T

(nguồn: TCSH số 233 - 07 - 2008)

-------------
(1) UNESCO, “Guilines for the Establishment of National “Living Human Treasure” systems (Hướng dẫn Thiết lập Hệ thống “Báu vật nhân văn sống” cấp quốc gia)”, Bảo tồn và Phát huy Di sản Văn hoá Phi vật thể ở Việt Nam, Viện Văn Hoá Thông tin, Hà Nội, 2007, tr.398.
(2) Quốc Hội nước CH XHCN Việt Nam,
Luật Di sản Văn hoá, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội 2001, tr 16.
(3) Phỏng vấn bà Nguyễn Thị Thu Hương tại Huế ngày 15/1/2008.

 

 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • Theo nhạc sỹ-nhà nghiên cứu âm nhạc Đặng Hoành Loan, sau 5 năm được Tổ chức Khoa học, Giáo dục và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) ghi danh vào “Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể cần được bảo vệ khẩn cấp của nhân loại,” từ việc thiếu vắng đội ngũ kế thừa, ca trù đã hình thành được một đội ngũ nghệ sỹ kế cận khá đông đảo. Đây là một trong cơ sở quan trọng để loại hình nghệ thuật này trở thành “Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.”

  • Khác với những kỳ liên hoan trước thường tập trung vinh danh các nghệ nhân lão thành, Liên hoan ca trù toàn quốc 2014 sẽ tập trung giới thiệu đội ngũ nghệ sỹ kế cận của loại hình nghệ thuật này.

  • Đó là nhận định của TS. Nguyễn Bình Định, Viện trưởng Viện Âm nhạc, về Ca trù – di sản văn hóa phi vật thể cần được bảo vệ khẩn cấp – trước khi Liên hoa Ca trù toàn quốc diễn ra tại Hà Nội vào 26.8 tới.

  • Quảng Ngãi có 6 huyện miền núi, tập trung chủ yếu là người đồng bào các dân tộc Cor, H’rê và Cadong cùng chung sống.

  • Cây bồ 3 thân độc đáo có tuổi thọ gần 200 năm trong một đền thờ tại tỉnh Phú Yên vừa vinh dự được công nhận là Cây di sản Việt Nam.

  • Thông tin hai tập đoàn tư nhân trình đề án được “nhượng quyền” quản lý, khai thác Vịnh Hạ Long làm nóng dư luận suốt hai tuần qua. Bởi Vịnh Hạ Long không phải một danh thắng du lịch bình thường, mà đó còn là một di sản thiên nhiên thế giới được UNESCO công nhận và có thể xem là một di sản nổi tiếng nhất của Việt Nam đối với thế giới.

  • Ủy ban Nhân dân tỉnh Hải Dương đã quyết định dành 18,7 tỷ đồng để tu bổ, tôn tạo Khu di tích Văn Miếu Mao Điền, huyện Cẩm Giàng (Hải Dương).

  • Trả lời phỏng vấn của Tia Sáng, TS Nguyễn Hồng Kiên (Viện Khảo cổ học Việt Nam) cho rằng, từ trước đến nay, di tích/di sản luôn luôn bị xây dựng/phát triển lấn át, mà trường hợp Hoàng thành Thăng Long bị xâm phạm bởi công trường Nhà Quốc hội là bằng chứng mới nhất.

  • Hoàng thành Thăng Long (Hà Nội) được biết đến là một di sản văn hóa có giá trị đặc biệt quan trọng, mang ý nghĩa tiêu biểu cho dòng chảy lịch sử văn hóa liên tục của trung tâm quyền lực, chính trị, văn hóa cao nhất Việt Nam.

  • Khu nghỉ dưỡng Villa Tolomei Hotel & Resort từng là một tu viện cổ hoang tàn đổ nát, nhưng nay lại là điểm đón khách nghỉ dưỡng sang trọng bậc nhất ở ngoại ô Florence, Italy. Công trình là bằng chứng rõ ràng cho thấy sự hợp tác tốt giữa nhà nước và tư nhân trong việc quản lý di sản văn hóa có thể giúp mang lại trái ngọt.

  • Gần một năm sau khi ngựa sắt đi kèm bộ áo giáp, roi sắt được cung tiến và tự ý đưa vào đền Phù Đổng, đến nay số hiện vật này vẫn ngự tại đền Phù Đổng (Gia Lâm).

  • Sau khi UNESCO công nhận di sản thế giới, trang Bluewin của Thụy Sĩ giới thiệu Tràng An là một trong 10 điểm đến mới. Ông Bùi Văn Mạnh, Phó Giám đốc BQL Quần thể danh thắng Tràng An chia sẻ thêm về hành trình thành di sản thế giới, và hứa hẹn điểm đến hấp dẫn trong thời gian tới.

  • Nhằm gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa tranh dân gian Đông Hồ, Ủy ban Nhân dân tỉnh Bắc Ninh đã phê duyệt Đề án “Bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa tranh dân gian Đông Hồ, huyện Thuận Thành, giai đoạn 2014-2020 và định hướng đến 2030” với tổng kinh phí gần 60 tỷ đồng từ nguồn vốn ngân sách và các nguồn vốn khác.

  • Chiếc long sàng của vua Thành Thái, một “báu vật” cùng với chiếc xe kéo mà nhà vua dành tặng mẹ sau khi phía Việt Nam đấu giá không thành công tại Pháp - hiện có cơ hội trở về Huế rất lớn.

  • Ngày 16-6, Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế đã gửi văn bản khẩn đến UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế và Bộ VH-TT&DL đề nghị sớm có ý kiến với Chính phủ và Bộ Ngoại giao tìm giải pháp đưa hiện vật của vua Thành Thái vừa mua được về nước.

     

  • Năm 1945, sau khi nhà Nguyễn cáo chung, một số giá trị văn hóa phi vật thể của Huế không còn giữ được môi trường diễn xướng nguyên thủy, nhưng những gì nó vốn có vẫn là minh chứng độc đáo về sự sáng tạo văn hóa của dân tộc Việt Nam. 

  • NGUYỄN VĂN DẬT

    Du khách các nước về tham dự Festival Huế, chắc chắn không thể không tham quan các sản phẩm đúc đồng ở Cố đô Huế và các sản phẩm hiện đang trưng bày tại các gian hàng ở phố chợ, nhất là tại Trung tâm làng nghề ở Phường Đúc - đường Bùi Thị Xuân và các cơ sở đúc đồng quanh Phường Đúc.

  • TAKESHI NAKAGAWA

    LTS: Takeshi Nakagawa là GS. TS. Giám đốc Viện Di sản Waseda (Nhật Bản). Bài viết dưới đây, được ông trình bày tại dịp Kỷ niệm 20 năm Quần thể di tích Cố đô Huế được UNESCO tôn vinh là Di sản Văn hóa Thế giới. Sông Hương trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.

  • (SHO). Hôm 18.2, Dự án bảo tồn làng cổ Đường Lâm đã chính thức nhận Giải thưởng của UNESCO Khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Đây là câu chuyện mà các di tích làng cổ của Huế và các nơi khác phải học hỏi. Cả nước hiện có 9.000 làng được nhà nước công nhận là di tích kiến trúc nghệ thuật quốc gia.

  • (SHO) - Sáng 21/9 tại thành phố Huế đã diễn ra hội nghị “Bảo tồn và phát triển bền vững di sản thế giới ở Việt Nam, nhìn lại chặng đường 20 năm qua và hướng đến tương lai của di sản Huế”.