Về việc thiết lập hệ thống “Báu vật nhân văn sống” ở Việt Nam

15:33 16/07/2008
PHAN THUẬN THẢO1. Từ quan điểm về hệ thống “Báu vật nhân văn sống” của UNESCO...

Về khái niệm “Báu vật nhân văn sống”, UNESCO đã có định nghĩa như sau: “Báu vật nhân văn sống” là những người có kiến thức và kỹ thuật ở cấp độ rất cao, cần thiết cho việc biểu diễn hay sáng tạo các yếu tố của di sản văn hoá phi vật thể mà các quốc gia thành viên (của UNESCO) đã lựa chọn như một bằng chứng cho truyền thống văn hoá sống của mình và cho tinh thần sáng tạo của các nhóm, các cộng đồng và các cá nhân hiện diện trên đất nước mình” (1).
Việc tôn vinh các nghệ nhân bằng cách thiết lập hệ thống “Báu vật nhân văn sống” đã được Nhật Bản thực hiện đầu tiên vào những năm 1950, sau đó là Hàn Quốc, đầu thập niên 1960. Các nước khác như Philippin, Thái Lan, Rumani, Pháp, Cộng hoà Séc, Bulgari cũng đã xây dựng hệ thống của họ. Tổ chức UNESCO thuộc Liên Hiệp Quốc cũng đã thể hiện sự quan tâm đến vấn đề này qua việc tổ chức các cuộc hội thảo với đề tài “Hệ thống Báu vật nhân văn sống” tại Hàn Quốc vào các năm 1998, 1999, từ đó, khuyến khích các nước thành viên thiết lập hệ thống “Báu vật Nhân văn sống” của nước mình.
Vì văn hoá phi vật thể không tồn tại dưới dạng vật chất và chủ yếu được truyền thừa qua con đường truyền khẩu, nên nghệ nhân - người nắm giữ nội dung của văn hoá phi vật thể - là rất quan trọng. Có thể nói đây là một trong những yếu tố quan trọng  nhất của sự tồn tại và phát triển loại hình văn hoá phi vật thể. Do đó, UNESCO đã khuyến khích phát triển hệ thống “Báu vật Nhân văn sống” với mục tiêu bảo tồn các kiến thức và kỹ năng cần thiết cho trình diễn và sáng tạo các loại hình văn hóa phi vật thể có giá trị tiêu biểu. Để thực hiện được điều này, các nghệ nhân cần được tôn vinh và hỗ trợ để họ có điều kiện duy trì và phát triển kỹ năng và kiến thức, đồng thời có thể truyền dạy lại các kỹ năng và kiến thức này cho các thế hệ tiếp nối.
Theo quan điểm của UNESCO, việc thiết lập hệ thống “Báu vật Nhân văn sống” không nhất thiết phải rập khuôn theo một qui chuẩn cứng nhắc nào. Cách thức quản lý cũng phải phù hợp với tình hình và đặc điểm của mỗi nước. Nói cách khác, mỗi địa phương không nên bị ảnh hưởng quá nhiều bởi các hệ thống đã được thực hiện ở những nơi khác mà phải xây dựng một hệ thống riêng, phù hợp với tình hình thực tế ở địa phương mình. Hệ thống “Báu vật Nhân văn sống” cũng không nhất thiết phải được áp dụng trên phạm vi toàn quốc mà có thể giới hạn ở một tỉnh, một địa phương nào đó sở hữu nhiều loại hình văn hóa phi vật thể phong phú, có giá trị đặc biệt cần bảo vệ. Đối tượng được công nhận cũng đa dạng, đó có thể là một cá nhân hay một nhóm người nắm giữ các bí quyết nghề nghiệp.
Trong qui trình thiết lập hệ thống “Báu vật Nhân văn sống”, cần phải thành lập một Hội đồng chuyên gia với các nhiệm vụ quan trọng: điều tra, đánh giá, đề cử các loại hình di sản phi vật thể tiêu biểu, đề cử các cá nhân hay nhóm có khả năng được lựa chọn. Sau khi việc công nhận diễn ra, Hội đồng này có nhiệm vụ theo dõi các “Báu vật Nhân văn sống” đã được công nhận, và có thể đề xuất hủy bỏ sự công nhận này khi nghệ nhân không thực hiện nhiệm vụ của mình hay không đáp ứng được các tiêu chí mà họ từng được công nhận.
Các tiêu chí để được đề cử công nhận là “Báu vật Nhân văn sống” đã được UNESCO đề ra gồm có:
- Xuất sắc trong việc áp dụng tri thức và kỹ năng nghề nghiệp.
- Sự tận tụy cống hiến.
- Khả năng phát triển hơn nữa kiến thức và kỹ năng đã có.
- Khả năng truyền dạy kỹ năng và kiến thức cho người học.
Sau khi được công nhận, các nghệ nhân được hưởng một chế độ ưu đãi và tôn vinh của nhà nước nhằm duy trì và phát triển nghệ thuật của mình. Bên cạnh đó, họ có nhiệm vụ đào tạo ra đội ngũ nghệ nhân kế cận, hợp tác để làm tư liệu, thường xuyên biểu diễn để phổ biến nghệ thuật của mình đến với công chúng, và để phát triển hơn nữa tri thức và kỹ năng của mình.
2. ...đến việc thiết lập hệ thống “Báu vật Nhân văn sống” ở Việt Nam:
Ở Việt Nam lâu nay đã có một số danh hiệu công nhận nghệ nhân, nghệ sĩ biểu diễn nghệ thuật hay các ngành nghề thủ công truyền thống. Chẳng hạn các danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân, Nghệ sĩ Ưu tú dành cho các nghệ sĩ biểu diễn nghệ thuật chủ yếu trong hệ thống các cơ quan Nhà nước. Việc Nhà nước tôn vinh nghệ nhân cũng đã được đề cập đến trong Điều 26 chương III của Luật Di sản Văn hoá, trong đó ghi rõ: “Nhà nước tôn vinh và có chính sách đãi ngộ đối với nghệ nhân, nghệ sĩ nắm giữ và có công phổ biến nghệ thuật truyền thống, bí quyết nghề nghiệp có giá trị đặc biệt”(2).
Ngoài ra, một số các bộ, ngành, địa phương cũng đã có những qui chế, văn bản chính thức công nhận và tôn vinh nghệ nhân với các danh hiệu như Nghệ nhân Hà Nội (UBND TP Hà Nội, 2/10/2003), Nghệ nhân Nhân dânNghệ nhân Ưu tú (Bộ Công Nghiệp, 11/01/2007), danh hiệu Nghệ nhân (Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn, Bộ Lao động – Thương Binh & Xã hội, Bộ Văn hoá Thông tin, 30/5/2002). Tuy nhiên, các danh hiệu nêu trên chỉ áp dụng cho các nghệ nhân thuộc các ngành nghề thủ công mỹ nghệ truyền thống mà không bao gồm lãnh vực biểu diễn nghệ thuật.
Vào năm 2003, Hội Văn nghệ Dân gian Việt Nam đã công nhận đợt I danh hiệu Nghệ nhân Dân gian cho 15 người, trong đó có có 5 nghệ nhân ở Huế thuộc các lãnh vực nghệ thuật và thủ công truyền thống. Do hạn chế về kinh phí của một hội nghề nghiệp, phần thưởng về vật chất dành cho các nghệ nhân được phong tặng còn hạn chế (500.000 đồng/người), song đó là một việc làm rất có ý nghĩa về mặt tinh thần đối với nghệ nhân và gia đình họ.
Ở một số địa phương, tài năng của nghệ nhân vẫn thường được công nhận và phát huy. Đơn cử một ví dụ ở Huế, kể từ khi bắt đầu thực hiện phục hồi Nhã nhạc cho đến nay, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã liên tục mời các nghệ nhân đến cộng tác và trả lương xứng đáng cho sự hợp tác của họ. Nhờ thế, công cuộc phục hồi, bảo tồn và phát huy Nhã nhạc đã tiến triển không ngừng và được thăng hoa khi Nhã nhạc được UNESCO công nhận là “Kiệt tác Di sản Phi vật thể và Truyền khẩu của Nhân loại” vào năm 2003. Đến nay, Trung tâm vẫn có chế độ dành cho một số nghệ nhân với mức 1.500.000 đồng/tháng, vừa đủ đối với mức sống bình thường ở Huế (chưa kể các khoản tiền thưởng lễ, Tết). Như thế, các nghệ nhân này không cần phải lo kế sinh nhai, họ lại có môi trường tốt để từ nay đến cuối đời truyền nghề cho các thế hệ tương lai.
Như thế, chúng ta đã có một số hệ thống công nhận và tôn vinh nghệ nhân. Tuy vậy, những hệ thống này nhìn chung còn thiếu tính tổng thể và toàn diện. Chính sách đối với nghệ nhân chưa đầy đủ và do vậy, tác động bảo vệ di sản chưa đạt kết quả mong muốn. Do đó, để phát huy tốt hơn nữa vai trò của nghệ nhân trong việc bảo tồn các giá trị văn hoá phi vật thể truyền thống, vừa qua, Cục Di sản Văn hoá thuộc Bộ Văn hoá - Thể thao & Du lịch đã triển khai Dự án thí điểm “Thiết lập hệ thống Báu vật Nhân văn sống ở Việt Nam” với kinh phí tài trợ của Tổng Cục Di sản Văn hoá Hàn Quốc là 40.000 USD. Dự án được triển khai trong vòng một năm (2007) với mục tiêu là nghiên cứu thí điểm trường hợp nghệ nhân Nhã nhạc và Cồng Chiêng để qua đó, nêu đề xuất về việc thiết lập hệ thống “Báu vật Nhân văn sống” tại Việt Nam, một hệ thống mang tính nhà nước có tính pháp lý cao. Khi được hỏi về các hoạt động và kết quả của Dự án, bà Nguyễn Thị Thu Hương, cán bộ của Cục Di sản Văn hoá cho biết dự án này chỉ thực hiện những hoạt động khởi đầu hướng tới việc thiết lập hệ thống “Báu vật Nhân văn sống” ở Việt Nam. Một trong những kết quả đạt được là thành lập bản Dự thảo về hệ thống này để gửi đi xin ý kiến đóng góp của cộng đồng (nghệ nhân, nhà nghiên cứu,…) (3). Như vậy, “đầu ra” của Dự án chưa phải là hệ thống “Báu vật Nhân văn sống” được thiết lập, mà nó chỉ tạo cơ sở đầu tiên cho nhiều hoạt động tiếp theo, liên quan tới nhiều bộ, ngành, cơ quan và cả các cá nhân. Để có được hệ thống này, còn phải đầu tư rất nhiều thời gian, công sức mà hiện nay chúng ta chỉ mới thực hiện những bước khởi thảo đầu tiên.
Trong cuộc Hội nghị Tổng kết Dự án thí điểm “Thiết lập Hệ thống Báu vật Nhân văn sống tại Việt Nam” tổ chức vào ngày 28/1 tại Hà Nội, Bà Lê Thị Minh Lý, Phó Cục trưởng Cục Di sản Văn hoá đã đề xuất hai phương án cho những hoạt động tiếp theo:
- Phương án 1: mở rộng phạm vi và đối tượng từ những danh hiệu đã có như Nghệ nhân Nhân dân, Nghệ nhân Ưu tú...
- Phương án 2: thiết lập một danh hiệu mới để công nhận nghệ nhân cấp quốc gia.
Cả hai phương án trên đều có những thuận lợi và khó khăn khi thực hiện, đòi hỏi phải có sự quan tâm, chỉ đạo của Nhà nước và sự tham gia ý kiến của cộng đồng để công việc được tiến hành một cách nhanh chóng, thuận lợi và hiệu quả nhất.
Việc thiết lập hệ thống “Báu vật Nhân văn sống” ở Việt Nam là một  việc làm phức tạp và lâu dài. Chúng tôi cho rằng mục tiêu cuối cùng của việc làm này là bảo tồn và phát huy văn hoá phi vật thể truyền thống thông qua bảo tồn các kỹ năng, kiến thức của các nghệ nhân. Cho nên, cần chú ý đến việc phát huy vai trò của nghệ nhân sau khi được công nhận. Cần tránh trường hợp nghệ nhân được trao bằng, khen ngợi, tặng thưởng xong rồi… để đó. Sau những hào quang của ngày lễ tuyên dương, nghệ nhân lại trở về lặng lẽ với những công việc thường ngày của mình. Sản phẩm của họ không vì thế mà bán chạy hơn, kỹ năng nghề nghiệp của nghệ nhân không vì thế mà phát triển hơn, cộng đồng không vì thế mà quan tâm nhiều hơn đến ngành nghề mà họ đang nắm giữ. Vì vậy, sau khi công nhận, cần phải tổ chức các hoạt động thường xuyên để nghệ nhân tham gia sáng tạo nhằm phát triển kỹ năng của họ và nâng cao vị thế của ngành nghề trong xã hội. Có như thế, hệ thống “Báu vật Nhân văn sống” mới hoàn thành tốt mục tiêu bảo tồn và phát huy di sản văn hoá phi vật thể mà chúng ta đang quan tâm.
P.T.T

(nguồn: TCSH số 233 - 07 - 2008)

-------------
(1) UNESCO, “Guilines for the Establishment of National “Living Human Treasure” systems (Hướng dẫn Thiết lập Hệ thống “Báu vật nhân văn sống” cấp quốc gia)”, Bảo tồn và Phát huy Di sản Văn hoá Phi vật thể ở Việt Nam, Viện Văn Hoá Thông tin, Hà Nội, 2007, tr.398.
(2) Quốc Hội nước CH XHCN Việt Nam,
Luật Di sản Văn hoá, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội 2001, tr 16.
(3) Phỏng vấn bà Nguyễn Thị Thu Hương tại Huế ngày 15/1/2008.

 

 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  •  (SHO)- Theo Quyết định ngày 9/9 của Bộ VHTTDL, có thêm 5 di sản được ghi tên vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

  • (SHO) – Việt Nam vừa nhận 2 giải thưởng bảo tồn di sản văn hóa 2013. Năm nay, Giải thưởng Bảo tồn di sản văn hóa do Tổ chức Khoa học, Giáo dục và Văn hóa của Liên hiệp quốc Unesco khu vực Châu Á – Thái Bình Dương tổ chức đã kết thúc với 11 giải thưởng trong tổng số 47 đề cử của 16 quốc gia trong khu vực.

  • (SHO). Bộ VHTTDL vừa có văn bản số 3146/TB-BVHTTDL thông báo bàn giao Khu Trung tâm Hoàng Thành Thăng Long-Hà Nội cho UBND thành phố Hà Nội quản lý, và bảo đảm xây dựng Nhà Quốc hội như phương án đã được phê duyệt, nhằm thực hiện cam kết của Chính phủ Việt Nam với UNESCO.
     

  • (SHO). Thủ tướng Chính phủ vừa ký Quyết định phê duyệt nhiệm vụ Quy hoạch tổng thể bảo tồn, phát huy giá trị di tích Thành Nhà Hồ và vùng phụ cận gắn với phát triển du lịch.

  • HẢI TRUNG

    Cách đây không lâu, khi hợp tác với Bảo tàng Cố cung Quốc gia Hàn Quốc thực hiện cuốn sách “Báu vật triều Nguyễn ở Việt Nam”, chúng tôi đã có dịp tranh biện với các nhà chuyên môn của bảo tàng này về cách dịch sang tiếng Anh khái niệm “vua” của triều Nguyễn.

  • NGUYỄN HUY KHUYẾN     

    Năm 1960, theo dự thảo của ông Bộ trưởng bộ Quốc gia Giáo dục cho biết Đà Lạt được tổ chức thành một thành phố du lịch, thì nên lập tại đây một Viện Bảo Tàng để thêm phần hấp dẫn du khách ngoại quốc. Với khí hậu khô ráo quanh năm của Đà Lạt, thì nơi này có thể bảo quản được nhiều tài liệu quý hiếm của triều Nguyễn được đưa từ Huế lên.

  • HỒ VĨNH

    Để điều hành đất nước, từ năm 1802-1906, nhà Nguyễn đã thiết lập 6 bộ là: Bộ Lại, Bộ Hộ, Bộ Lễ, Bộ Binh, Bộ Hình, Bộ Công.

  • VĨNH PHÚC

    Nhã nhạc được UNESCO công nhận là kiệt tác di sản văn hóa phi vật thể và truyền khẩu của nhân loại không chỉ với thiết chế cổ xúy và ty trúc (Đại nhạc, Tiểu nhạc) như hiện nay.

  • NGUYỄN HỮU THÔNGTìm cách để sử dụng tốt các ngành nghề thủ công cổ truyền là phương hướng đúng đắn để giải quyết không những vấn đề kinh tế của mỗi địa phương mà còn tạo điều kiện để duy trì và phát triển những vốn quý của dân tộc.

  • THANH TÙNGNgày 18-3-2010, tại Hà Nội, VACNE tổ chức hội thảo Vinh danh Cây di sản Việt Nam. Việc tổ chức công nhận Cây di sản Việt Nam còn có ý nghĩa bảo vệ đa dạng sinh học, hưởng ứng Năm Quốc tế Đa dạng Sinh học 2010.

  • PHAN THANH HẢILà một linh vật có mặt ở hầu khắp các nền nghệ thuật của nhân loại nhưng con rồng Việt Nam vẫn được xem là có những đặc điểm riêng độc đáo, khó lẫn lộn với rồng của các dân tộc khác.

  • PHAN THUẬN ANMặc dù con rồng là một con vật tưởng tượng đầy tính siêu nhiên, nhưng bóng dáng của nó đã trở thành rất phổ biến trong đời sống xã hội nước ta, và cũng đã tiềm ẩn trong tâm thức sâu thẳm của mọi người dân Việt.

  • NGUYỄN ĐÌNH THẢNGTương truyền, Khổng Tử, ông thánh chí tôn của đạo Nho, đã từng đến xin học “lễ” với Lão Tử, được Lão Tử thụ giáo nhiều về môn đạo đức học, một môn học mà Khồng Tử cho là khó nhất. Đạo của Khồng Tử được truyền lại cho hậu thế, chủ yếu là qua chữ “lễ” mà ngài được giáo huấn từ Lão Tử. Nó đã trở thành khẩu hiệu: “Tiên học lễ, hậu học văn” cho bao thế hệ học trò.

  • ĐOÀN MINH TUẤNĐã mấy mùa xuân, Tuấn Minh - biên dịch tiếng Pháp ở Công ty phục vụ người nước ngoài thành phố ta, nhà ở quận 3, có trao đổi với tôi một số tài liệu viết về con rồng trong cuốn “Các động vật của thế giới”. Nay chờ đến năm Thìn qua sổ tay ghi chép có dịp soạn lại cho bạn đọc làm quà xuân.

  • LÊ VIẾT THỌ“Đối với tôi, nghệ thuật là một trạng thái của linh hồn”                                                  Marc Chagall.

  • TÔN THẤT BÌNH Ca Huế là loại nhạc cổ truyền được phát sinh và phát triển lâu đời. Tuy nhiên, tìm hiểu nguồn gốc và thời điểm phát sinh thì có nhiều ý kiến khác nhau.

  • NGUYỄN ĐẮC XUÂN Huế là Kinh đô của triều đại quân chủ cuối cùng ở Việt Nam . Năm 1945, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân dân Huế đã đứng dậy làm cuộc Cách mạng Tháng tám thành công, chấm dứt thời đại quân chủ đã tồn tại hàng ngàn năm trên đất nước ta và chuyển qua chế độ dân chủ cộng hoà. Đánh dấu sự kiện lịch sử vẻ vang ấy là việc vua Bảo Đại trao ấn kiếm cho phái đoàn đại diện Chính phủ VNDCCH do ông Trần Huy Liệu dẫn đầu.

  • TRẦN VĂN KHÊChương trình Văn hóa của Unesco trong hai năm tới (2000 - 2001).Tôi vừa dự xong cuộc thảo luận về Chương trình lớn số III, trong dịp Unesco họp Đại hội tại trụ sở Paris, từ ngày mùng 8 đến ngày 11 tháng 11 dưng lịch năm nay (1999) với tư cách Thành viên Hội đồng Quốc tế Âm nhạc.

  • NGUYỄN SINH DUYMỹ Sơn: thung lũng các vua thánh

  • LTS: Liên tiếp trong hai ngày 30 tháng 9 và 1 tháng 10 năm 2009, tại Abu Dhabi, Tiểu vương quốc Ả rập thống nhất, Quan họ Bắc Ninh và Ca Trù của Việt Nam đã chính thức được Tổ chức Văn hóa Khoa học Giáo dục Liên Hợp Quốc (UNESCO) ghi danh vào danh sách di sản văn hóa của nhân loại. Quan họ Bắc Ninh được ghi vào danh mục Di sản Văn hóa phi vật thể Đại diện của nhân loại; Ca trù được ghi vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể cần được bảo vệ khẩn cấp.