Vẽ tranh đường phố, không phải thích là được

09:39 02/03/2017

Nhiều bức tường xám xịt, loang lổ nắng mưa trên các con hẻm, con đường Sài Gòn đang được các “họa sĩ đường phố” khoác lên những sắc màu mới.

Chút hoài niệm về Sài Gòn xưa tại góc đường Cao Bá Quát - Thái Văn Lung, Q.1, TP.HCM. Ảnh: Quỳnh Trân

Hơn 3 tháng nay, ở góc đường Cao Bá Quát - Thái Văn Lung (Q.1, TP.HCM) xuất hiện hai bức bích họa như một sự hoài niệm về Sài Gòn xưa. Tác giả là những người còn rất trẻ. Từ Hà Nội vào phương nam lập nghiệp, anh Đỗ Nguyên Chung gặp các bạn là sinh viên Trường ĐH Mỹ thuật cùng rủ nhau mở quán kinh doanh. Nhìn 2 bức tường góc đường trước quán đã quá cũ, nhóm bạn liền lên kế hoạch vẽ bích họa. Sau một tuần, bức tranh hoàn thành với những hình ảnh bình dị, thân thương như chiếc xe máy 67, xe lam, người phụ nữ búi tóc bán hàng rong...
 
Con hẻm số 64 đường Nguyễn Khoái (Q.4, TP.HCM) bỗng dưng nổi tiếng vào đầu năm nay bởi các bức tranh tường và người họa sĩ già vẽ chúng được lan truyền trên mạng. Ngôi nhà của “họa sĩ thầm lặng” (cách bà con khu phố gọi) Nguyễn Văn Minh (75 tuổi) nằm cuối hẻm nhưng mới tới đầu ngõ hỏi đến ông thì ai cũng biết và nhiệt tình chỉ đường. Ông Minh kể: “Lúc còn học sinh, tôi đam mê hội họa nên có đi học lớp về mỹ thuật nhưng rồi cuộc đời đưa đẩy phải bỏ dở giữa chừng. Sau này bị bệnh nhức nửa đầu mất ngủ, không biết làm gì tôi mới vẽ lại. Ban đầu, thấy con hẻm trước nhà được tráng bê tông khang trang mà tường xi măng cũ kỹ quá, tôi mua sơn về quét rồi rảnh rỗi vẽ mấy bức bích họa đồng quê, mùa thu, hoa lá... cho vui. Ai ngờ bà con ủng hộ quá, tôi quyết định... hành nghề luôn”. Thế là hằng ngày, bằng chiếc xe đạp cọc cạch, ông Minh chở sơn, cọ đi đến những bức tường trống ở Q.4 để... sáng tác. Ở nhiều đoạn đường hẹp, cong, nguy hiểm, ông còn ghi thêm các biển cảnh báo: Hẻm chật hẹp, hãy chạy xe thật chậm; Lưu ý xe ra vào trẻ em đông... Ông dự định sắp tới sẽ vẽ hai bức Chợ nổi Cái Răng và Mùa xuân chim én về cho khu phố.
 
Hiện nay trên bức tường trước Tổng lãnh sự quán Đức tại TP.HCM (đường Nguyễn Đình Chiểu, Q.3) cũng xuất hiện bích họa sinh động về tình hữu nghị Việt - Đức. Bên cạnh đó, khách đến với không gian nghệ thuật đương đại ứng dụng mang tên Nhà ga 3A ở đường Tôn Đức Thắng cũng thích thú với những tranh vẽ trên tường nơi đây.
 
Vẽ tranh đường phố, không phải thích là được
Họa sĩ đường phố Nguyễn Văn Minh và tác phẩm của ông trong con hẻm nhỏ

Cần có sự quản lý và đồng thuận
 
 
 
Vẽ tranh đường phố, không phải thích là được - ảnh 2
Trang trí đường phố bằng hình ảnh mỹ thuật làm cho những con hẻm, khu phố ngày càng sạch đẹp, theo tôi là việc làm cần ủng hộ. Tuy nhiên, vẽ ở địa phương nào thì phường, quận đó phải tìm hiểu, ghi nhận và có đề xuất cụ thể, trên cơ sở đó sở sẽ xem xét cho phép hay không. Vì ủng hộ không có nghĩa muốn làm gì thì làm mà phải có sự thẩm định về nội dung, cách thức thực hiện để sao cho đạt được hiệu quả cao nhất và quan trọng là được người dân đồng thuận.   
Vẽ tranh đường phố, không phải thích là được - ảnh 3
 
Ông Võ Trọng Nam (Phó giám đốc Sở VH-TT TP.HCM)
 
Về những bức vẽ của ông Minh, Phó chủ tịch UBND P.2 (Q.4) Nguyễn Thị Trúc Quyên kể: “Ban đầu, thấy bác Minh cặm cụi vẽ, chúng tôi cũng đến kiểm tra, tìm hiểu kỹ lưỡng. Lo lắm. Tuy nhiên thấy tranh bác được người dân ủng hộ, Đoàn thanh niên phường vận động bác... vẽ tiếp, nhờ vậy mà hạn chế được tình trạng dán giấy quảng cáo, rao vặt và đổ rác bừa bãi. Hình như thấy bức tường đẹp nên người dân không nỡ có những hành vi ấy”.
 
Tuy nhiên, các bức tường nơi công cộng không phải là nơi cứ thích là vẽ. Vào cuối năm ngoái, một khu biệt thự ở Q.2 đã yêu cầu nhóm bạn trẻ vẽ tranh lên tường khu biệt thự phải tự bỏ tiền mua vôi quét lên các bức tranh để hoàn trả lại màu sơn ban đầu cho bức tường. Hồi đầu năm nay, Trung tâm hành động và liên kết vì môi trường và phát triển CHANGE phối hợp với UBND P.Nguyễn Thái Bình (Q.1) cũng đã dự định tổ chức Tuần lễ tranh nghệ thuật đường phố khá lớn nhưng bất thành. Theo kế hoạch, 12 bức tường lớn ở các tuyến đường của phường sẽ được các họa sĩ Danny Dao, Duy Linh, Nguyễn Xuân Công, Thu Hương, Tường An, Hoàng Hiệp... cùng 2 họa sĩ người Pháp gốc Việt: Florian Nguyen, Trang Suby và 2 họa sĩ - nhiếp ảnh Jeremy Poilpre (Pháp), Philip Genochio (Anh) vẽ tranh lên. Triển lãm đã không thể diễn ra vào thời điểm đó do ban tổ chức không kịp hoàn tất các thủ tục để được thành phố cấp phép thực hiện, trong đó có việc phải nộp phác thảo các bức tranh để thành phố duyệt trước và xin phép để nghệ sĩ nước ngoài tham gia.
 
Ông Huỳnh Văn Mười, Chủ tịch Hội Mỹ thuật TP.HCM, nêu ý kiến: “Vẽ bích họa là nhu cầu, đam mê của không ít họa sĩ trẻ hiện nay. Thành phố nên quy hoạch những đoạn đường được vẽ bích họa, giao cho sinh viên mỹ thuật các trường phụ trách và thường xuyên thay đổi tranh cho phong phú. Đồng thời, tổ chức nhiều cuộc thi vẽ tranh đường phố. Ngoài ra, đối với các chung cư lớn, đường hẻm, nếu có các họa sĩ đường phố, chính quyền địa phương chỉ cần quản lý nội dung, còn tất cả có thể cho xã hội hóa, thậm chí có hình thức khen thưởng hợp lý để nhà nước không phải tốn kém kinh phí mà vẫn có được các con hẻm, đường phố đẹp”.
 
Bên cạnh các tranh tường được người dân ủng hộ, vẫn có những đoạn tường sau một đêm xuất hiện các hình vẽ nham nhở, thiếu thẩm mỹ, gắn với các dòng chữ không phù hợp với văn hóa người Việt. Luật sư Trần Thị Thanh Nga (Công ty luật Đất Luật, TP.HCM) cho biết: “Vẽ bậy trên tường nhà ở, cơ quan, trụ sở làm việc, nơi sản xuất, kinh doanh của người khác là hành vi vi phạm về giữ gìn vệ sinh chung theo quy định tại điều 7 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP ngày 12.11.2013 của Chính phủ . Theo đó, thực hiện hành vi này, cá nhân sẽ bị xử phạt hành chính với mức phạt tối đa là 2 triệu đồng đối với 1 hành vi, đồng thời cá nhân vi phạm sẽ bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là khôi phục tình trạng ban đầu; UBND phường, xã là cơ quan có thẩm quyền xử phạt”.

Theo Lê Công Sơn - TNO
 
 
Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
  • Nghiêm Thuần (Yanchun), 52 tuổi, người Vũ Hán. Chị bị nhiễm virus Corona chủng mới (2019-nCoV), giống như vài chục ngàn người khác ở Hồ Bắc. Giữa tâm chấn đại dịch vốn dĩ trở thành cơn bão quét qua nhiều tỉnh thành Trung Quốc, Vũ Hán bị phong tỏa, Nghiêm Thuần không thể tìm ra bất kỳ một bệnh viện nào nhận chữa trị chị, tất cả đều quá tải. Nghiêm Thuần quyết định tự cách ly tại nhà để tìm cách kháng bệnh.

  • Thực hiện chủ trương xã hội hóa, nhiều nguồn lực đã được đầu tư cho lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật. Tuy nhiên, do nhận thức của xã hội còn hạn chế, cùng những yếu kém trong cách làm của các đơn vị văn hóa, nghệ thuật, việc thực hiện chủ trương gặp nhiều rào cản.

  • Trong Tết Nguyên đán 2020, nhiều nhà xuất bản, công ty sách đã cho ra mắt, tái bản nhiều tựa sách Tết đặc sắc, đem đến cho bạn đọc những thông tin, kiến thức quý giá về phong tục, văn hóa Việt gắn với Tết cổ truyền của dân tộc, gắn với những hồi ức, kỷ niệm thời ấu thơ của nhiều thế hệ... Với tính hấp dẫn đó đã giúp sách Tết tạo được sức hút trong lòng bạn đọc.

  • NGUYỄN THANH TÂM   

    Báo tết - báo xuân đã trở thành một hoạt động thường niên mỗi dịp tết đến xuân về của những người làm báo Việt Nam. Dịp ấy, người đọc cũng háo hức chờ đón những số báo rực rỡ, tươi tắn, bừng lên như sắc hoa đón chào xuân ấm.

  • “Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ/Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh” thường được nhắc đến như biểu tượng của Tết Việt. Thực tế, Tết ở các vùng miền trên cả nước phong phú, đa dạng hơn, trải qua các thời kỳ lịch sử lại thay đổi nhiều. Tuy nhiên, giá trị căn cốt và thiêng liêng của Tết thì giống nhau, và vẫn đang được lưu giữ, tiếp nối qua thời gian.

  • Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam lần thứ IX, nhiệm kỳ 2019 - 2024 vừa khép lại trong niềm vui vì đã chọn ra được tân Chủ tịch là NSND Thúy Mùi – vị nữ Chủ tịch đầu tiên của hội.

  • Nhiều năm qua, vì thiếu đội ngũ những người sáng tác - tác giả, soạn giả giỏi nghề nên sân khấu TPHCM ở cả lĩnh vực cải lương lẫn kịch nói cứ ngày một khan hiếm kịch bản chất lượng. Đặc biệt, trong năm 2019, hàng loạt tác phẩm cũ (ra đời cách nay hàng chục năm) lần lượt được tái dựng, càng cho thấy sự khủng hoảng trầm trọng của vấn đề kịch bản sân khấu.

  • Trong cuộc sống hiện đại, khi âm nhạc điện tử đang phát triển mạnh mẽ thì việc kế thừa và phát triển âm nhạc dân tộc, đặc biệt là nghệ thuật đàn bầu Việt Nam, đang đặt ra nhiều thách thức.

  • Internet, việc số hóa sách và sự ra đời của những công cụ đọc sách điện tử, chính những cái mới ấy, cùng sự phổ biến chúng trong đời sống một cách rất nhanh chóng, đã buộc người ta phải nêu câu hỏi: Liệu đã sắp đến lúc sách giấy “cáo chung”?

  • Lần đầu xuất bản năm 1942 tại Nhà in Lê Cường, “Giáo dục nhi đồng” của nữ tác giả Đạm Phương Nữ Sử trình bày những quan điểm sâu sắc về tầm quan trọng của giáo dục gia đình đối với sự trưởng thành của trẻ nhỏ, xa hơn là đối với sự cường thịnh của một dân tộc.

  • ĐẶNG NGỌC NGUYÊN  

    Chỉ trong vòng ba mươi năm sau đổi mới đất nước 1986, giao thông Việt Nam đã phát triển vượt bậc. Từ chỗ trên đường cái quan xe đạp nhiều hơn xe máy, giờ chủ yếu lại là ô tô xuôi ngược.

  • Chúng ta đang sống trong một thế giới mà thiết bị điện tử kết nối internet đã trở thành công cụ tìm kiếm, tra cứu, làm việc, học tập, giải trí... trở nên rất phổ biến. Câu hỏi đặt ra là con người đang kết nối với con người, với thế giới như thế nào? Bộ sách “Chúng vận hành như thế nào?” của NXB Kim Đồng có thể là một gợi ý dành cho các bạn đọc nhỏ tuổi.

  • NGUYỄN QUANG PHƯỚC

    Công cuộc chống tham nhũng do Đảng khởi xướng và thực hiện đang ngày càng quyết liệt, công cuộc “đốt lò” hiện nay đã và đang nhận được sự ủng hộ của cả hệ thống chính trị, của toàn thể đồng bào và sự hợp tác chặt chẽ từ quốc tế. Chống tham nhũng quyết liệt, là cách toàn Đảng thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh: không ngừng xây dựng, chỉnh đốn cả về chính trị, tư tưởng, tổ chức và đạo đức. Khi được “Lòng Dân” tin tưởng, khi nhân dân ủng hộ và tham gia thì vạn sự tất thành.

  • Sau 10 năm thực hiện hai tiêu chí văn hóa thuộc Bộ tiêu chí quốc gia xây dựng nông thôn mới, cơ sở vật chất, văn hóa thể thao cũng như đời sống tinh thần của người dân ở nhiều địa phương trong cả nước đã được cải thiện. Tuy nhiên, kết quả hoàn thiện hai tiêu chí này chưa thật sự đồng đều.

  • Liên hoan Sân khấu thử nghiệm quốc tế diễn ra từ ngày 4 đến 13-10 tại Hà Nội được kỳ vọng sẽ có nhiều đột phá trong thể hiện ngôn ngữ hình thể, cấu trúc, làm giàu thêm ngôn ngữ của nghệ thuật sân khấu.

  • Trong thời đại công nghệ phát triển, ít nhiều cũng ảnh hưởng đến nhận thức của các bạn trẻ, nhất là đối với học sinh, sinh viên. Để các em hiểu đâu là tốt, đâu là xấu và biết trân trọng những giá trị mà ông cha ta đã gìn giữ từ bao đời, diễn giả văn hóa Hồ Nhựt Quang (học trò GS.TS Trần Văn Khê) tiếp tục thay thầy thực hiện dự án vinh danh văn hóa trong học đường.

  • Khán giả Bắc Giang hâm mộ chèo đang được sống trong bầu không khí sôi động với tiếng trống, tiếng đàn, tiếng nhị réo rắt bổng trầm cùng những câu hát chèo trong Liên hoan chèo toàn quốc, tổ chức tại Bắc Giang. Những ngày qua, liên hoan thật sự gây chú ý và đọng lại nhiều cảm xúc đối với các nhà quản lý, văn nghệ sĩ cùng đông đảo nhân dân địa phương.

  • Không ít nơi, trong các bản của đồng bào chỉ còn lác đác vài căn nhà sàn và tương lai không xa các ngôi nhà sàn này sẽ biến mất nhường chỗ cho nhà xây.

  • Những ngày qua, dư luận một lần nữa lại bất ngờ bởi kế hoạch thực hiện một vòng đại xòe với 5.000 người tham dự, nhằm lập nên kỷ lục Guinness thế giới về số lượng người tham gia vòng xòe lớn nhất.