Văn hóa và căn cốt con người - Chún­­­­g ta chọn tử tế

14:51 05/10/2018

Kết thúc loạt bài này, chúng tôi mong muốn, những nhận thức về văn hóa ngày càng hoàn thiện tiến gần đến giá trị cốt lõi nhất của văn hóa: Hình thành nhân cách con người và cốt cách của một dân tộc, trở thành nguồn lực nội sinh quan trọng để đất nước phát triển bền vững.

Tranh dân gian Đông Hồ.

Có thể nói những nhận thức và yêu cầu mới về xây dựng một nền văn hóa là cấp thiết trong bối cảnh cần cân bằng lại, định hình lại sự xuống cấp về đạo đức xã hội, sự đảo lộn các giá trị sống. Văn hóa phải được đặt ngang hàng với kinh tế, chính trị, xã hội. Tăng trưởng kinh tế đi đôi với phát triển văn hóa và thực hiện công bằng xã hội. Coi nhân tố con người là trọng tâm của xây dựng và phát triển văn hóa, xây dựng môi trường văn hóa vì sự phát triển toàn diện của con người. Nghĩa là văn hóa phải thấm sâu vào mọi mặt của đời sống, trong từng chính sách, từng bước đi cụ thể của toàn bộ đời sống xã hội chứ không chỉ là mục tiêu, hay động lực của phát triển “kinh tế-xã hội”.

Chúng tôi cũng nhận thức rằng, chủ thể của văn hóa là con người. Nếu con người được sống trong môi trường dân chủ, tự do sáng tạo, thì sẽ tìm được động lực phát triển cho toàn xã hội. Yếu tố đầu tiên, quyết định là từ văn hóa. Trong thời kỳ toàn cầu hóa hiện nay, văn hóa bao gồm cả việc tiếp nhận các yếu tố “ngoại sinh”, rồi bản địa hóa nó, biến nó thành của mình, thành nội sinh để tăng thêm nguồn lực cho phát triển.

Có lẽ không ai trong chúng ta không nhận thấy nền văn hóa của đất nước đang suy thoái nhiều mặt. Cần chấn hưng kịp thời, mạnh mẽ. Và chúng ta đều tin rằng ý chí dân tộc, khát vọng dân tộc là cái gốc của sự phát triển. 

Cũng như chúng ta tin rằng phần lớn trong chúng ta đều chọn tử tế, chọn sống tốt (tức là sống có văn hóa) chứ không phải chỉ sống sướng. Cái cảm giác khát khao những điều tốt đẹp bừng dậy cho thấy khát vọng được sống tốt và sống trong một xã hội toàn điều đẹp đẽ là khát vọng rất lớn. Và như thế, tự mỗi con người sẽ có cách để sống tử tế xứng đáng với những sự tử tế quanh ta. Đạo diễn Trần Văn Thủy của bộ phim “Chuyện tử tế” từng chia sẻ: “Tử tế có trong mỗi con người, mỗi nhà, mỗi dòng họ, mỗi dân tộc. Hãy bền bỉ đánh thức nó, đặt nó lên bàn thờ tổ tiên hay trên lễ đài của quốc gia”. Còn văn hào Mark Twain thì nói: “Sự tử tế là loại ngôn ngữ mà người điếc có thể nghe thấy và người mù có thể đọc được”. 

Sau những chuỗi ngày vật lộn với kinh tế thị trường kể từ khi đổi mới đến nay, hẳn nhiều người trong chúng ta thấm thía cái giá phải trả khi mải mê chạy theo kinh tế mà nơi lỏng đạo đức xã hội. Bởi thế ta tin sau bề mặt lạnh lùng của lợi nhuận, của sự thực dụng, phần tốt đẹp trong mỗi con người vẫn đầy đặn, vẫn sẵn sàng bừng lên. Chỉ là chúng ta không cùng nhau “bền bỉ đánh thức nó”. Thi hào Nguyễn Du trong tác phẩm văn học lớn nhất của dân tộc Việt Nam tính cho đến ngày hôm nay là “Truyện Kiều”, đã nói: “Thiện căn ở tại lòng ta...”  Bởi vậy, việc nói rằng chúng ta chọn tử tế để sống vừa là bản năng vừa là sự trau dồi để đạt tới. Nhìn cuộc sống theo hướng tích cực, tin và tìm thấy những điều tốt đẹp ở cuộc sống, chúng ta đang bắt đầu hành trình đầu tiên để khơi những mầm thiện đang nằm rải rác đâu đó ở khắp nơi, thành sức mạnh đẩy lùi cái ác. 

Xây dựng văn hóa và con người Việt Nam trong thời kỳ mới là tư tưởng xuyên suốt trong các chính cương văn hóa kể từ Đề cương Văn hóa 1943 tới Nghị quyết Trung ương 9 (khóa XI) về văn hóa. Trong đó, nòng cốt của văn hóa, để hướng tới xây dựng con người Việt Nam mới là văn học nghệ thuật phải có ý nghĩa nâng cao con người.

Vẫn phải nhắc lại rằng nhờ Đề cương Văn hóa 1943 mà chúng ta đã có một cương lĩnh soi đường cho đời sống tinh thần của cả dân tộc, tập hợp được đông đảo văn nghệ sĩ trí thức cùng hướng tới mục tiêu giải phóng dân tộc. Để thấy sức mạnh của văn hóa trong việc hình thành nguồn lực con người và có ý nghĩa lớn cho động lực phát triển tùy từng thời kỳ cụ thể.

Theo nhiều nhà nghiên cứu, trong mối quan hệ giữa đổi mới kinh tế, đổi mới chính trị và cải cách văn hóa thì cải cách văn hóa đóng vai trò quan trọng hơn cả. Lý do là vì văn hóa là môi trường tinh thần, là lá phổi của đời sống mà sự lạc hậu của môi trường tinh thần sẽ là vật cản đối với tiến độ cũng như sự thành công của đổi mới kinh tế và chính trị. 

Sự thăng trầm của lịch sử dân tộc phản ánh cụ thể ở nền văn hóa của mỗi một thời kỳ. Trong thời hội nhập hôm nay, văn hóa Việt Nam cũng đa dạng khi đồng nhịp với thế giới bên ngoài. Nhưng cùng với đó, nói như một nhà nghiên cứu, thì cũng phơi bày nhiều bất cập: “Khi thế giới thật gần với người Việt, kể cả với những đứa trẻ, thì cái bi kịch nó cũng có thể bắt đầu từ đó. Bởi chúng ta không còn là ốc đảo biệt lập nữa. Thế giới phẳng rồi. Soi lại, liệu chúng ta đã có một cơ thể khỏe mạnh đủ sức đề kháng trong cái thế giới phẳng đó chưa?”. 

Để tiếp nhận tinh hoa loài người, cần một thể chất lành mạnh. Đó là đòi hỏi sống còn trong việc hình thành con người Việt Nam hôm nay đáp ứng được với yêu cầu của thời đại. Trong đó, không nghi ngờ gì nữa, phẩm chất con người vẫn là yếu tố quan trọng để quyết định đến nguồn lực xã hội. 

Để có một nền văn hóa đủ sức trở thành nguồn lực phát triển, chúng tôi đồng tình với ý kiến PGS.TS Phạm Quang Long trong loạt bài này. Đó là cần những chính sách vì con người, vì sự phát triển toàn diện của xã hội, của con người, làm cho con người được tự do, hạnh phúc. Đó là những chính sách sách phụng sự nhân dân, phụng sự đất nước, điều chỉnh hành vi con người hướng tới chân thiện mỹ, nuôi dưỡng, xây dựng con người Việt Nam của thời kỳ mới.

Làm người, chưa bao giờ là việc dễ, bởi vì chúng ta chọn tử tế để sống và luôn khát khao về một xã hội nhân văn, hướng tới phát triển bền vững.

Theo Thành Vĩnh - ĐĐK

 

 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
  • Thời gian qua, vấn đề dạy chữ Hán (tức mảng từ Việt Hán) trong nhà trường được báo chí đề cập nhiều lần và dư luận quan tâm.

  • Khi nhắc đến tranh chép hay công việc chép tranh, nhiều ý kiến khắt khe cho rằng, chính những bức tranh chép đã làm lũng đoạn thị trường hội họa và ảnh hưởng xấu đến nền mỹ thuật nước nhà.

  • Nhờ facebook, tôi mới biết ngày hôm qua là Ngày Hạnh phúc. Chợt bần thần nhớ lại những kỷ niệm về hạnh phúc, vào cái thời ở ta chưa có ngày nào được gọi là Ngày Hạnh phúc...

  • Chúng ta không im lặng, chúng ta phải lên tiếng trước những điều tồi tệ, vô nhân đạo, nhất là khi chúng liên quan đến những đứa trẻ ngây thơ chưa đủ nhận thức để tự bảo vệ mình. Nhưng...

  • Mạng xã hội đang ngày càng phổ biến trong đời sống và không chỉ là kênh kết nối chia sẻ, giao lưu giữa các cá nhân. Trên thực tế, mạng xã hội đang có những tác động lớn đến hoạt động kinh doanh của các tổ chức, doanh nghiệp nói riêng và nền kinh tế nói chung.

  • Sức hút của “lễ hội hoa hồng” đang diễn ra ở Hà Nội có lẽ không ảnh hưởng đến những người làm văn nghệ. Họ đang quan tâm tới những thông tin xung quanh việc xét giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật. Hình như chưa đợt xét giải thưởng nào lại náo động như lần này.

  • Đó là những trăn trở của Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong tại buổi làm việc với Sở Văn hóa Thể thao, Sở Du lịch cùng giám đốc các bảo tàng trên địa bàn TP hôm 2.3.

  • Nhiều bức tường xám xịt, loang lổ nắng mưa trên các con hẻm, con đường Sài Gòn đang được các “họa sĩ đường phố” khoác lên những sắc màu mới.

  • Trong dịp tết vừa qua, tại TPHCM, sàn diễn cải lương khá heo hút. Ngoại trừ chương trình nghệ thuật Ba thế hệ về lại cội nguồn do NSƯT Kim Tử Long đứng ra thực hiện, có bán vé tại rạp Công Nhân vào ngày 6-2, cùng với vài buổi diễn của các nghệ sĩ Nhà hát Cải lương Trần Hữu Trang ở cơ sở thì không còn nơi nào tổ chức.

  • Nhiều tác giả cám cảnh người đọc đìu hiu ở các khu trưng bày tác phẩm trong Ngày thơ Việt Nam lần thứ 15 tại TP HCM.

  • GS Đỗ Quang Hưng, Chủ nhiệm Hội đồng tư vấn về Tôn giáo - UBTƯMTTQ Việt Nam và TS Trần Hữu Sơn - Phó Chủ tịch Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam đều cho rằng: "Lễ hội không có tội mà một bộ phận con người đã lợi dụng và làm hỏng nó đến mức này như một căn bệnh trầm kha khó chữa đã 15 năm nay".

  • Nhiều người trẻ cả tin, mê tín “cúng” tiền cho thầy bói để rồi lo âu, thấp thỏm...

  • VĨNH AN

    Trong bài viết trên báo Nhân dân số 2082, ngày 28/11/1959, ký tên Trần Lực, Bác Hồ đã phát động “Tết trồng cây”: “Chúng tôi đề nghị tổ chức một ngày “Tết trồng cây”. Việc này ít tốn kém mà lợi ích rất nhiều”.

  • Văn Miếu - Quốc Tử Giám những ngày này gây sốt bởi di tích rêu phong được thay bằng màu xám trắng mới tinh. Mặc lời trấn an của những người có trách nhiệm, công chúng vẫn có quyền đặt câu hỏi.

  • “Tại sao trong lựa chọn giữa bảo tồn và phát triển đô thị thì phần thua thiệt thường rơi về phía bảo tồn?”, TS khảo cổ học Nguyễn Thị Hậu đặt câu hỏi trong Hội thảo quốc tế Việt Nam học ngày 15 - 16.12 tại Hà Nội.

  • Thiết chế văn hóa đang hàng ngày, hàng giờ đồng hành với đời sống nhân dân và là một phần không thể thiếu của xã hội. Có thể kể đến một số thiết chế văn hóa phổ biến ở đô thị nước ta như bảo tàng, thư viện, nhà hát, rạp chiếu phim…

  • Sự biến mất của Hanoi Cinémathèque, một địa chỉ xem phim nghệ thuật đã có lịch sử gần 15 năm giữa lòng thành phố, đặt ra câu hỏi về sự thân thiện và nhạy cảm với văn hóa của các chính sách phát triển đô thị.

  • Xin đổi kiếp này được viết bởi một "nhà văn" còn ngồi trên ghế trường trung học, ở tuổi 14 còn bao mơ mộng, mấy ai vướng bận chuyện nhân tình thế thái.

  • Tôi là người chưa làm thầy ai suốt cuộc đời gần bát tuần của mình, vậy mà mấy năm qua gần đến ngày 20-11 tôi đều được nhận quà!