Về một nền báo chí vì nhân dân phụng sự

14:50 18/06/2025
KỶ NIỆM 100 NĂM NGÀY BÁO CHÍ CÁCH MẠNG VIỆT NAM (21/6/1925 - 21/6/2025)

Trong sự nghiệp cách mạng vì dân tộc, vì nước nhà, Chủ tịch Hồ Chí Minh - người sáng lập báo chí cách mạng Việt Nam, Người luôn coi báo chí và những người làm báo là một bộ phận của sự nghiệp cách mạng, là vũ khí sắc bén trong công cuộc đấu tranh giành độc lập cho dân tộc. Tại Đại hội lần thứ II Hội Nhà báo Việt Nam vào ngày 16/4/1959, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã căn dặn: “Báo chí của ta cần phải phục vụ nhân dân lao động, phục vụ chủ nghĩa xã hội, phục vụ cho cuộc đấu tranh thực hiện thống nhất nước nhà và cho hòa bình thế giới. Chính vì thế, tất cả những người làm báo (người viết, người in, người sửa bài, người phát hành, v.v) đều phải có lập trường chính trị vững chắc. Chính trị phải làm chủ. Đường lối chính trị đúng thì những việc khác mới đúng được. Vì vậy, báo chí của ta đều phải có đường lối chính trị đúng”1. Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, báo chí không tồn tại như một phương tiện chuyển tải thông tin đơn thuần. Báo chí là vũ khí tư tưởng, là cầu nối giữa Đảng với nhân dân, là tiếng nói của cách mạng. Chính trị là kim chỉ nam định hướng cho mọi hoạt động báo chí. Đường lối chính trị đúng đắn là gốc rễ tạo nên sự đúng đắn của tất cả các khâu khác: viết, in, sửa, phát hành, truyền thông… Một tờ báo có thể trình bày chưa hấp dẫn, ngôn ngữ chưa sắc sảo, nhưng không xa rời lợi ích của nhân dân. Yêu cầu “phải có lập trường chính trị vững chắc” không chỉ dành cho người viết bài, còn cả đến người sửa lỗi chính tả, từ nhân viên nhà in đến người giao báo, ai cũng là một mắt xích trong chuỗi phục vụ lý tưởng chung. Lập trường vững vàng là điều kiện để mỗi người làm báo hiểu rõ mình đang phục vụ ai. Trong thực tiễn cách mạng Việt Nam, báo chí đã thể hiện đúng vai trò mà Chủ tịch Hồ Chí Minh kỳ vọng. Những tờ báo như Thanh Niên, Lao động, Cứu Quốc, Nhân Dân, Tiền Phong,... đã dẫn dắt phong trào đấu tranh. Trong những năm kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, báo chí đã cùng bộ đội ra trận, len vào từng làng mạc bị bom đạn cày xới, để ghi lại, để cổ vũ, động viên quần chúng. Báo chí đã phản ánh thực tế, góp phần kiến tạo hiện thực bằng sức mạnh tinh thần cách mạng và định hướng chính trị sâu sắc, luôn bám sát thực tiễn.

Bác Hồ đã khẳng định vai trò và tôn chỉ hoạt động của báo chí nước nhà: “Báo chí ta không phải để cho một số ít người xem, mà là để phục vụ nhân dân, để tuyên truyền, giải thích đường lối, chính sách của Đảng và Chính phủ. Cho nên, báo chí phải có tính chất quần chúng và tinh thần chiến đấu”2. Câu nói của Người hàm chứa một định nghĩa cốt lõi về bản chất và sứ mệnh của nền báo chí cách mạng Việt Nam. Ngay từ đầu, báo chí dưới ánh sáng của Đảng, báo chí sinh ra để phục vụ nhân dân, để làm cầu nối giữa Đảng với quần chúng, giữa chính sách với đời sống. Mỗi bài viết, mỗi trang báo phải gần gũi, dễ hiểu, dễ tiếp nhận, đi vào được tâm trí và trái tim của đông đảo nhân dân lao động. Báo chí cách mạng phản ánh trung thực đời sống nhân dân, phải là tiếng nói của công nhân, nông dân, trí thức, thanh niên, phụ nữ… chứ không đơn thuần là sự phát ngôn của một tầng lớp nào đó. Bên cạnh tính quần chúng, báo chí còn phải mang tinh thần chiến đấu.

Tại Đại hội lần thứ III của Hội Nhà báo Việt Nam vào ngày 08/9/1962, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhấn mạnh vai trò của người làm báo trong sự nghiệp cách mạng, đặt ra yêu cầu cao về tư tưởng, đạo đức và tinh thần dấn thân đối với nghề báo rằng: “Cán bộ báo chí cũng là chiến sĩ cách mạng. Cây bút, trang giấy là vũ khí sắc bén của họ. Để làm tròn nhiệm vụ vẻ vang của mình, cán bộ báo chí cần phải tu dưỡng đạo đức cách mạng. Cố gắng trau dồi tư tưởng, nghiệp vụ và văn hóa; chú trọng học tập chính trị để nắm vững chủ trương, chính sách của Đảng và Chính phủ; đi sâu vào thực tế, đi sâu vào quần chúng lao động”3. Người làm báo không chỉ là “người viết”, mà là người chiến đấu trên mặt trận tư tưởng. Do đó, người làm báo cách mạng phải là người có bản lĩnh, có lý tưởng, có đạo đức và có khả năng cầm bút với trách nhiệm lớn lao. Muốn hoàn thành sứ mệnh ấy, điều kiện đầu tiên là phải tu dưỡng đạo đức cách mạng. 

Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn dành cho báo chí một vị trí đặc biệt - là phương tiện tuyên truyền, giáo dục và cổ vũ quần chúng. Một trong những chỉ dẫn sâu sắc của Người đối với người viết báo là: “Mỗi tư tưởng, mỗi câu nói, mỗi chữ viết, phải tỏ rõ cái tư tưởng và lòng ước ao của quần chúng.”4 Đây là một yêu cầu vừa giản dị vừa thiết tha, nhưng đồng thời là tiêu chuẩn cao nhất cho phẩm chất tư tưởng và phương pháp thể hiện của báo chí cách mạng.

*

Ngày nay, trong bối cảnh thông tin bùng nổ, mạng xã hội phát triển mạnh mẽ, báo chí vẫn phải giữ nguyên tắc “chính trị làm chủ”. Một nền báo chí tiến bộ không thể đánh mất lập trường. Nếu báo chí chạy theo giật gân, câu khách, nếu lấy tiêu chí lợi nhuận làm thước đo thay cho lý tưởng phục vụ nhân dân, thì nguy cơ tha hóa là điều không thể tránh khỏi. Thực tế cũng cho thấy, những phóng viên vững vàng về chính trị luôn biết cách soi sáng sự thật bằng góc nhìn nhân văn, trung thực. 

Làm báo trong thời đại mới đòi hỏi kỹ năng công nghệ, tư duy truyền thông hiện đại, nhưng trước hết và trên hết vẫn là bản lĩnh chính trị. Báo chí phải soi sáng cho xã hội, chứ không bị kéo theo những vùng tối. Báo chí phải là tiếng nói tổ chức, tiếng nói phản biện xây dựng, chứ không trở thành nơi khuếch đại sự lạc hướng. Một khi nền báo chí giữ được ngọn nguồn chính trị đúng đắn, nó sẽ giữ được phẩm chất cách mạng, giữ được niềm tin của nhân dân. Và khi ấy, từng con chữ viết ra mới có thể đi vào đời sống như những ngọn đèn soi rọi đường đi tới tự do, công bằng và hạnh phúc.

Trong thời đại truyền thông số, nghề báo đang đứng giữa nhiều cơ hội và thách thức. Tin giả, thông tin bẩn, lá cải, câu view… đang làm nhiễu loạn hệ giá trị của nghề. Chính trong bối cảnh ấy, những lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh lại càng có ý nghĩa sâu sắc. Người làm báo hôm nay vẫn là chiến sĩ, nhưng vũ khí của họ không chỉ là cây bút truyền thống, mà còn là sự tỉnh táo giữa biển thông tin, là bản lĩnh giữa những cám dỗ, và là tình yêu với đất nước, với nhân dân. Báo chí cách mạng là sự kết hợp giữa lý tưởng và hành động. Người làm báo cách mạng là người sống có lý tưởng, viết bằng trái tim và đứng vững giữa những lằn ranh thử thách. Khi họ giữ được ngòi bút trong sạch, giữ được lòng trung thành với nhân dân, thì mỗi trang giấy họ viết sẽ trở thành một phần của công cuộc đổi thay, kiến tạo tương lai đất nước. Cũng trong kỷ nguyên số, báo chí chịu sự cạnh tranh quyết liệt từ mạng xã hội, truyền thông đa phương tiện. Nhưng dù công cụ có thay đổi đến đâu, thì tinh thần cốt lõi vẫn phải giữ: viết cho dân, nói tiếng nói của dân và đấu tranh vì quyền lợi của dân. Báo chí cách mạng không thể xa rời dân chúng, cũng không thể đứng ngoài cuộc đấu tranh. Một tờ báo tốt phải đồng thời là tấm gương phản chiếu hiện thực và ngọn đuốc dẫn lối. Chỉ khi báo chí mang trong mình cả tính quần chúng và tinh thần chiến đấu, thì mới thật sự góp phần vào công cuộc xây dựng một xã hội dân chủ, tiến bộ và công bằng.

L.V.T.G
(TCSH436/06-2025)

-------------------
1 Bài nói tại Đại hội lần thứ II Hội Nhà báo Việt Nam, ngày 16/4/1959, Hồ Chí Minh toàn tập, Nxb. Chính trị Quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2011, tập 12, tr. 166.
2 Bài nói tại Đại hội lần thứ II Hội Nhà báo Việt Nam, ngày 16/4/1959. Hồ Chí Minh toàn tập, Nxb. Chính trị Quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2011, tập 12, tr. 167.
3 Hồ Chí Minh, Bài nói chuyện tại Đại hội lần thứ III của Hội Nhà báo Việt Nam, ngày 08/9/1962, Hồ Chí Minh toàn tập, Nxb. Chính trị Quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2011, tập 13, tr. 466.
4 Hồ Chí Minh, Sửa đổi lối làm việc, tháng 10/1947, Hồ Chí Minh toàn tập, Nxb. Chính trị Quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2011, tập 5, tr. 345.

 

 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Tin nổi bật
  • Nhân kỷ niệm 100 năm Báo chí cách mạng Việt Nam, phóng viên Minh Hiếu của Đài Phát thanh và Truyền hình Huế hỏi tôi: “Cơ duyên nào đưa ông đến với nghề báo?”, và tôi đã không ngại ngùng khi trả lời nữ phóng viên ấy rằng nó phát xuất từ thú vui thích đọc báo!

  • Trước Cách mạng Tháng Tám năm 1945, tôi đã làm báo ở Huế. Sau Tổng khởi nghĩa thành công, chúng tôi cùng với anh Lê Chưởng ra tờ Quyết Thắng - cơ quan của Việt Minh khu vực Trung Bộ.

  • 100 NĂM BÁO CHÍ CÁCH MẠNG VIỆT NAM (21/6/1925 - 21/6/2025)

  • Trước hết, Tố Hữu là nhà cách mạng, một chính trị gia, nhà thơ lớn, “cánh chim đầu đàn của nền thi ca cách mạng Việt Nam”, nhà lãnh đạo cao cấp của Đảng và Nhà nước ta. Điều này đã được khẳng định trong rất nhiều công trình viết về Tố Hữu suốt mấy chục năm qua.

  • Để tỏ lòng tiếc thương và tưởng nhớ đồng chí Trần Đức Lương, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quyết định tổ chức Lễ tang Đồng chí với nghi thức Lễ Quốc tang.

  • Kỷ niệm 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025)

  • Thực hiện chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh, thực chất là “thay màu da trên xác chết”, sau năm 1970 quân đội Mỹ đã lần lượt chuyển giao các căn cứ hỏa lực ở “tuyến trước” cho quân đội Sài Gòn (QĐSG) để lui về “tuyến sau” nhằm kéo dài cuộc chiến.

  • Trong suốt cuộc kháng chiến chống Mỹ, Thừa Thiên Huế (nay là thành phố Huế) là một chiến trường quan trọng, là mắt xích chiến lược trong cuộc đối đầu giữa ta và địch.

  • Hai tay tôi nắm chặt một nắm tro cốt của người bạn thân thuở thiếu thời tung ra xa, trên những lùm cây xanh tươi tốt nằm sâu hun hút dưới chân đèo, long lanh nhiều giọt mưa từ đêm qua còn đón đợi, rồi quỳ phục xuống với mấy lời khấn vái: - Chi ơi, hôm nay sau 49 ngày mất, bạn được vợ con đưa về quê hương, đúng như di nguyện của mình! Vậy là xong một cuộc đời, với bao buồn vui, lo toan và hy vọng... Mong bạn thanh thản về với đất trời và không còn điều gì phải hối tiếc!

  • Đêm chong đèn ngồi nhớ lại Từng câu chuyện ngày xưa Mẹ về đứng dưới mưa Che từng căn hầm nhỏ Xóa sạch vết con về…             (Huyền thoại Mẹ - Trịnh Công Sơn)

  • Ngày 26/3/1975, tỉnh Thừa Thiên Huế (nay là thành phố Huế trực thuộc Trung ương) hoàn toàn giải phóng. Từ căn cứ kháng chiến, bộ máy của chính quyền cách mạng lâm thời trở về Huế tiếp quản thành phố.

  • Năm tháng đời người trôi dần theo dòng thời gian như một ý niệm chân không vô cùng minh triết, đến rồi đi. Với quy luật tự nhiên của kiếp nhân sinh thì ngoài cái tuổi lục tuần, chúng ta - ai rồi cũng nhẹ chân bước vào ngưỡng cửa tay chậm, mắt mờ, tai lãng, rồi một ngày rất đỗi tự nhiên, trí nhớ từng “uyên bác” của ta bỗng quên đi nhiều thứ, quên đi bao nỗi buồn vui thăng trầm với những kỷ niệm nhạt nhòa.

  • Tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt dưới chân núi Slam Cao, thuộc địa bàn hai xã Tam Kim và Hoa Thám, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng, nơi 80 năm về trước, vào chiều ngày 22 tháng 12 năm 1944, Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân ra đời, tiền thân của Quân đội Nhân dân Việt Nam ngày nay, hiện trưng bày rất nhiều tư liệu hiện vật quý hiếm về cách mạng kháng chiến, trong đó có những số báo của tờ Việt Nam Độc Lập cơ quan của Mặt trận Việt Minh.

  • Sau một thời gian thành lập Mặt trận Việt Minh, ngày 25/1/1942, tại căn nhà lá của một người nông dân cơ sở cách mạng ở làng Xuân Kỳ, Sóc Sơn, Sơn Tây  nay thuộc Hà Nội, báo Cứu Quốc - Cơ quan của Tổng bộ Việt Minh đã ra đời.

  • Sau hành trình dài phấn đấu, cuối cùng Thừa Thiên Huế đã cán đích khi chính thức mang tên Huế - thành phố trực thuộc Trung ương!

  • Ngày 30/11/2024, tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV đã biểu quyết thông qua Nghị quyết thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương với 458/461 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành, với tỷ lệ bằng 95.62% trong tổng số đại biểu Quốc hội.

  • Vào sáng ngày 30/11/2024, tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về việc thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương với tỷ lệ 95,62% đại biểu tán thành. Nghị quyết có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2025.

  • NGUYỄN KHẮC PHÊ
                     Ghi chép

    Hơn 15 năm trước, khi giới thiệu cuốn sách Trường Thanh niên Tiền tuyến Huế - 1945 - “Một hiện tượng lịch sử” (Nxb. Công an nhân dân, 2008), tôi đã viết: “Cuộc đời 43 sinh viên Trường Thanh niên tiền tuyến Huế (TTNTTH) đều có thể viết thành tiểu thuyết…” (Trích “Bài học về hội tụ nhân tài” - Báo Tuổi trẻ ngày 25/8/2008).

  • DƯƠNG PHƯỚC THU

    Dưới sự lãnh đạo của Việt Minh, chưa đầy hai mươi ngày sau phát lệnh Tổng khởi nghĩa, cuộc Cách mạng Tháng Tám năm 1945 giành chính quyền về tay nhân dân đã thành công trên cả nước.

  • Sáng ngày 28/9, tại tòa nhà Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức phiên họp cho ý kiến về Đề án thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương và sắp xếp, thành lập các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trên cơ sở địa giới hành chính tỉnh Thừa Thiên Huế.