Những vần thơ tiên đoán của Bác Hồ về Cách mạng Việt Nam năm 1945 in trên báo ‘Việt Nam Độc Lập’

19:24 26/01/2025
Tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt dưới chân núi Slam Cao, thuộc địa bàn hai xã Tam Kim và Hoa Thám, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng, nơi 80 năm về trước, vào chiều ngày 22 tháng 12 năm 1944, Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân ra đời, tiền thân của Quân đội Nhân dân Việt Nam ngày nay, hiện trưng bày rất nhiều tư liệu hiện vật quý hiếm về cách mạng kháng chiến, trong đó có những số báo của tờ Việt Nam Độc Lập cơ quan của Mặt trận Việt Minh.

Việt Nam Độc Lập (gọi tắt là Việt Lập), là cơ quan ngôn luận đầu tiên của Việt Nam Độc lập Đồng minh Hội (gọi tắt là Việt Minh), do Lãnh tụ Hồ Chí Minh sáng lập và trực tiếp làm Tổng Biên tập từ số đầu tiên ra ngày 1 tháng 8 năm 1941 đến số 135, tháng 8 năm 1942, trước khi Người đi công tác Trung Quốc; từ tháng 8 năm 1942 đến tháng 5 năm 1945, Việt Lập do nhà cách mạng Phạm Văn Đồng phụ trách.

Số đầu tiên Việt Lập ra đời tại lán Khuổi Nặm, Pác Bó, Cao Bằng, đánh số 101. Báo ra mỗi tháng 3 kỳ, mỗi kỳ 400 số, mỗi số có 2 trang, khổ 26,5 x 19cm, thỉnh thoảng có số khổ lớn hơn một chút, in litô, về sau in typo. Lúc mới ra đời, Việt Lập đóng vai trò là cơ quan tuyên truyền của Tỉnh bộ Việt Minh Cao Bằng; về sau Mặt trận Việt Minh phát triển mạnh và lan rộng, từ số 129, ra ngày 21/6/1942, Việt Lập trở thành cơ quan của Liên tỉnh bộ Việt Minh Cao Bằng - Bắc Kạn; từ số 187, ra ngày 1/1/1944 là của Liên tỉnh bộ Việt Minh Cao Bằng - Bắc Kạn - Lạng Sơn, về sau trở lại là cơ quan của Tỉnh bộ Việt Minh Cao Bằng.

Ngay số đầu tiên (số 101), Việt Nam Độc Lập đề ra mục tiêu là “cốt làm cho dân ta biết, biết các việc, biết đoàn kết, đặng đánh Tây, đánh Nhật làm cho Việt Nam độc lập, bình đẳng tự do”.

Kể từ khi Việt Lập ra đời, dưới vai trò Tổng Biên tập, Lãnh tụ Hồ Chí Minh còn là tác giả của nhiều bài viết với nhiều thể loại khác nhau, ký nhiều bút danh, hoặc có khi không ký tên và nhiều lúc Người còn kiêm luôn trình bày, vẽ tranh, in ấn, phát hành. Trừ khoảng thời gian đi công tác ở nước ngoài, bị chính quyền Tưởng bắt giam tại Quảng Tây và những khi đi vắng, Người vẫn thường có bài để lại cho báo đăng dần. Từ tháng 8 năm 1942, Người không trực tiếp phụ trách Việt Lập nữa nhưng vẫn tích cực viết bài cộng tác. Theo nhiều công trình nghiên cứu về báo chí Hồ Chí Minh giai đoạn hoạt động ở Cao Bằng, những bài của Người in trên Việt Lập, có thể thấy đây là thời kỳ in đậm dấu ấn về cách viết, cách tuyên truyền, kêu gọi đoàn kết dân tộc, đoàn kết tôn giáo, cách hướng dẫn làm công tác cách mạng từ thơ chúc tết, lời chúc mừng, mít tinh, hội họp,… đến canh gác, tham gia du kích, giữ bí mật mà Người để lại cho chúng ta.

Trong một chuyến điền dã năm vừa rồi lên Chiến khu Cao Bằng, nhờ sự giúp đỡ của những người quản lý di tích, chúng tôi đã tiếp cận được tờ Việt Lập hiện trưng bày tại đây. Báo có nhiều chuyên mục về xã luận, quân sự, chính trị, xã hội, văn thơ… Có một số báo đặc biệt - số 201, ra ngày 5/1/1945, là số báo Tết đầu tiên của Liên tỉnh bộ Việt Minh Cao - Bắc - Lạng, ở mục Vườn Văn in bài thơ “Chào mừng năm 1945” của tác giả X… (Theo Bảo tàng Hồ Chí Minh thì Bác Hồ có trên 160 bút danh, và X… là một trong những bút danh của Bác) thì đây là bài thơ của Người và đã khiêm tốn gọi là “quê kệch mấy câu”. Nhưng đọc toàn bài “Chào mừng năm 1945” và nhìn lại lịch sử, ta thấy toát lên tấm lòng yêu nước thương nòi của tác giả, nội dung tư tưởng chủ đạo vì dân của nhà chính trị, nhà văn hóa với cái nhìn thực tiễn giàu tư duy chiến lược, dự báo về cục diện chiến tranh thế giới giữa hai phe sẽ kết thúc: “Phát xít nhất định phải thua/ Nhưng phần thắng lợi bây giờ về ai?/ “Về dân!” quyết chẳng đoán sai/ Vì rằng dân đã trổ tài đấu tranh”; một nhận định về thời cơ của cách mạng Việt Nam đang đến gần… Dù bài viết giữa đêm mịt mù trong hoàn cảnh của chiến tranh vệ quốc, nhưng Người đã tiên đoán về một thắng lợi đang đến gần ngay trong năm 1945 của dân tộc Việt Nam và cách mạng thế giới.

Nhân dịp chào xuân 2025, hướng đến kỷ niệm 80 năm Cách mạng Tháng Tám thành công, nước Việt Nam mới ra đời (2/9/1945 - 2/9/2025), chúng tôi xin giới thiệu nguyên văn bài thơ của Người in ở mục Vườn Văn trên tờ Việt Nam Độc Lập số Tết năm 1945:

Chào mừng năm 1945


Một nghìn chín trăm bốn nhăm
Là năm thắng lợi là năm vui mừng,
Của phe dân chủ Đồng Minh,
Của người yêu chuộng hòa bình các nơi.
Phát xít bị đập tơi bời,
Hít Le thất bại phải lùi tứ tung
Tây Âu, Anh, Mỹ tấn công
Giải phóng Pháp, Bỉ một vùng Hòa Lan,
Ti Tô thu phục miền Nam,
Ở Hy Đức cũng chịu hàng quân Anh,
Đông Âu Xô Viết tung hoành,
Phía Nam tiến thẳng kinh thành xứ Hung,
Phía Bắc rồi sẽ tiến công,
Đánh vào Đông Phổ chạy vòng Na Uy
Á Đông chú Nhật cũng nguy,
Bị thua mấy trận ở đây hoảng hồn
Diến Điện cũng khó bảo tồn
Đông Kinh cũng bị ném bom nhiều lần
Thiệt mất phần ba hải quân,
Hết đường nói thánh nói thần như mưa
Phát xít nhất định phải thua.

Nhưng phần thắng lợi bây giờ về ai?
“Về dân!” quyết chẳng đoán sai
Vì rằng dân đã trổ tài đấu tranh,
Rồi đây thắng lợi hoàn thành
Tự do dân chủ ban hành gần xa
Cũng như ở Việt Nam nhà
Mưu lo cứu nước tức là Việt Minh
Hô hào toàn thể người mình
Cùng nhau nỗ lực hy sinh chống thù
Đánh phát xít Nhật, Đờ - Cu

Hoạt động du kích trả thù cho dân.

Một nghìn chín trăm bốn nhăm,
Là năm giải quyết chiến tranh toàn cầu.
Cho nên quê kệch mấy câu,
Đăng báo Việt Lập chung nhau chúc mừng,
Chúc mừng đoàn thể Việt Minh,
Cùng người yêu chuộng hòa bình mọi nơi,
Cùng nhau đoàn kết lâu dài,
Tự do hạnh phúc đời đời hưởng chung.
                                                          X…

Bằng ngôn ngữ giản dị, vần điệu mộc mạc, người đọc dễ hiểu, dễ thấm, bài thơ “Chào mừng năm 1945” là lời khẳng định “chắc chắn” về tình hình cách mạng thế giới và thời cơ của cách mạng Việt Nam diễn ra năm 1945 bằng cuộc Tổng khởi nghĩa Cách mạng Tháng Tám giành chính quyền về tay nhân dân. Với độ lùi của 80 năm ra đời bài thơ “Chào mừng năm 1945” càng thấy rõ tư duy dự báo thiên tài của Danh nhân văn hóa - Chủ tịch Hồ Chí Minh, với tôi đây là một điều thật sự kinh ngạc.

D.H
(TCSH432/02-2024)

 

 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Tin nổi bật
  • Hai tay tôi nắm chặt một nắm tro cốt của người bạn thân thuở thiếu thời tung ra xa, trên những lùm cây xanh tươi tốt nằm sâu hun hút dưới chân đèo, long lanh nhiều giọt mưa từ đêm qua còn đón đợi, rồi quỳ phục xuống với mấy lời khấn vái: - Chi ơi, hôm nay sau 49 ngày mất, bạn được vợ con đưa về quê hương, đúng như di nguyện của mình! Vậy là xong một cuộc đời, với bao buồn vui, lo toan và hy vọng... Mong bạn thanh thản về với đất trời và không còn điều gì phải hối tiếc!

  • Đêm chong đèn ngồi nhớ lại Từng câu chuyện ngày xưa Mẹ về đứng dưới mưa Che từng căn hầm nhỏ Xóa sạch vết con về…             (Huyền thoại Mẹ - Trịnh Công Sơn)

  • Ngày 26/3/1975, tỉnh Thừa Thiên Huế (nay là thành phố Huế trực thuộc Trung ương) hoàn toàn giải phóng. Từ căn cứ kháng chiến, bộ máy của chính quyền cách mạng lâm thời trở về Huế tiếp quản thành phố.

  • Năm tháng đời người trôi dần theo dòng thời gian như một ý niệm chân không vô cùng minh triết, đến rồi đi. Với quy luật tự nhiên của kiếp nhân sinh thì ngoài cái tuổi lục tuần, chúng ta - ai rồi cũng nhẹ chân bước vào ngưỡng cửa tay chậm, mắt mờ, tai lãng, rồi một ngày rất đỗi tự nhiên, trí nhớ từng “uyên bác” của ta bỗng quên đi nhiều thứ, quên đi bao nỗi buồn vui thăng trầm với những kỷ niệm nhạt nhòa.

  • Sau một thời gian thành lập Mặt trận Việt Minh, ngày 25/1/1942, tại căn nhà lá của một người nông dân cơ sở cách mạng ở làng Xuân Kỳ, Sóc Sơn, Sơn Tây  nay thuộc Hà Nội, báo Cứu Quốc - Cơ quan của Tổng bộ Việt Minh đã ra đời.

  • Sau hành trình dài phấn đấu, cuối cùng Thừa Thiên Huế đã cán đích khi chính thức mang tên Huế - thành phố trực thuộc Trung ương!

  • Ngày 30/11/2024, tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV đã biểu quyết thông qua Nghị quyết thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương với 458/461 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành, với tỷ lệ bằng 95.62% trong tổng số đại biểu Quốc hội.

  • Vào sáng ngày 30/11/2024, tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về việc thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương với tỷ lệ 95,62% đại biểu tán thành. Nghị quyết có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2025.

  • NGUYỄN KHẮC PHÊ
                     Ghi chép

    Hơn 15 năm trước, khi giới thiệu cuốn sách Trường Thanh niên Tiền tuyến Huế - 1945 - “Một hiện tượng lịch sử” (Nxb. Công an nhân dân, 2008), tôi đã viết: “Cuộc đời 43 sinh viên Trường Thanh niên tiền tuyến Huế (TTNTTH) đều có thể viết thành tiểu thuyết…” (Trích “Bài học về hội tụ nhân tài” - Báo Tuổi trẻ ngày 25/8/2008).

  • DƯƠNG PHƯỚC THU

    Dưới sự lãnh đạo của Việt Minh, chưa đầy hai mươi ngày sau phát lệnh Tổng khởi nghĩa, cuộc Cách mạng Tháng Tám năm 1945 giành chính quyền về tay nhân dân đã thành công trên cả nước.

  • Sáng ngày 28/9, tại tòa nhà Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức phiên họp cho ý kiến về Đề án thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương và sắp xếp, thành lập các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trên cơ sở địa giới hành chính tỉnh Thừa Thiên Huế.


  • Chiều 20/9/2024, tại Hội nghị lần thứ mười, Ban Chấp hành Trung ương đã đồng ý chủ trương thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương. Theo đó Trung ương giao Ban cán sự đảng Chính phủ phối hợp với Đảng đoàn Quốc hội chỉ đạo các cơ quan có liên quan và địa phương hoàn thiện Đề án trình Kỳ họp thứ 8 (tháng 10/2024), Quốc hội khoá XV xem xét, quyết định.

  • NGUYỄN TẤT THẮNG - CHU TIẾN LỰC

    I. Dẫn nhập

    Quốc hiệu là tên gọi chính thức của một nước, một quốc gia. Đối với các dân tộc, việc đặt quốc hiệu, tên nước gắn liền với một sự kiện có tầm quan trọng, mang ý nghĩa của một phương thức khẳng định sự tồn tại của một nước, một quốc gia có lãnh thổ riêng, có dân cư nhất định và có nền độc lập, chủ quyền riêng biệt.

  • Chủ trì họp báo sau khi được bầu giữ chức Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, đồng chí Tô Lâm khẳng định tận tâm, tận lực, tận hiến vì sự nghiệp của Đảng Cộng sản Việt Nam vinh quang, vì nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam giàu mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, Nhân dân Việt Nam có cuộc sống ấm no, hạnh phúc.

  • Cổng Thông tin điện tử Chính phủ trân trọng giới thiệu toàn văn Phát biểu nhậm chức của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Tô Lâm.

  • Sáng ngày 3/8, tại Thủ đô Hà Nội, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII đã họp để giới thiệu nhân sự và bầu đồng chí Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII. Đồng chí Phạm Minh Chính, Uỷ viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ thay mặt Bộ Chính trị điều hành Hội nghị.

  • Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quyết định tổ chức tang lễ đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với nghi thức Quốc tang.

  • Các đoàn quốc tế viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

    Trong niềm tiếc thương sâu sắc trước sự ra đi mãi mãi của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Đoàn đại biểu nhiều nước anh em, bè bạn đã đến viếng và có những dòng viết chân tình về Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

  • Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quyết định tổ chức tang lễ đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với nghi thức Quốc tang.