NGUYỄN THANH MỪNG
Uống cà phê với Nguyễn Mộng Giác
và Tạ Chí Đại Trường
"Án ma ni bát di hồng/Châu báu nằm trong hoa sen" - Ảnh: internet
Không phải người Do Thái
Trở về bên thành Jerusalem
Tôi biết mang buổi sáng Tháp Đôi và những giọt cà phê này về đâu
Giữa Sông Côn mùa lu, giữa Nỗi băn khoăn của Kim Dung(*)
Giữa Lịch sử nội chiến ở Việt Nam từ 1771 đến 1802, giữa Sex và triều đại(**)
Giữa những người chiêu tuyết cánh đồng với nhúm thóc giống cổ sử hiếm hoi lẫn trong phù sa truyền kỳ thần thoại
Giữa một đô la chợ trời Golden West Community College với hội thảo Lyon Bản sắc thân xác tại Việt Nam
Giữa những con chữ lưu vong trên chính quê nhà với con chữ bồng bềnh nơi hải ngoại
Giữa những ai có chung rễ má dây mơ
Với mắt Đồ Bàn với môi Thi Nại
Giọt cà phê rơi giữa một Quy Nhơn vắng dần thàng hậu những con thuyền
Rẽ bão tố xuôi dầm mát mái
Giọt cà phê rơi giữa một Quy Nhơn tiệc cưới không còn những bó hoa huệ trắng bác Tám Khùng
Một sương khói cô đơn mặc khải
Giọt cà phê rơi giữa khôn dại Quy Nhơn
Giữa những điều đã qua những gì chưa đến
Giữa đồng dao trẻ chăn trâu và câu sấm tiên tri
Giữa nổi chìm Tây Sơn với thịnh suy chín chúa mười ba vua Nguyễn
Giữa cuộc La Tinh hóa ngôn từ với sào huyệt Hán Nôm
Giữa Lâm Ấp với Chân Lạp Phù Nam, giữa Ấn Độ Trung Hoa với thế giới Tây Phương
Giữa bịp bợm với anh hùng, ếch nhái với hùm beo, diều quạ với phượng hoàng
Có nẻo về chân lý qua chiếc lỗ kim, bị canh gác bởi con voi định kiến
Có hồ đập nhân danh, quyết ngăn trở các dòng sông về biển
Đôi khi sự thật như kình ngư bị chỉ dụ che lấp trong bút pháp tép tôm
Có những trang quốc sử thủy triều
Còn đại diện bằng vỏ sò vỏ hến
Án ma ni bát di hồng
Châu báu nằm trong hoa sen
Ta tìm nhau giữa bơ vơ truyền thuyết
Giữa bộ lạc tô tem với câu kinh ghi trên lá buông
Giữa cuộc tha hóa của rồng và tiềm năng rồng còn ngụ trong cá chép
Giữa linh vật linga yoni với phồn thực nõn nường
Giữa gió đời sau và mưa tiền kiếp
Giọt cà phê rơi trước quan ải tâm linh
Thần người và đất Việt(**)
Khi một quyển sách nghiêm túc bỗng dưng vô duyên
Đương đầu với hổ lốn rau củ khóa kéo dép giày từ những chuyến xe ngựa xe lam ra phố lạc xoong
Đương đầu với ngọn lửa phê bình đặc quyền
Với hội chứng buông tuồng ăn theo nói leo
Kẻ bộ hành kiến văn bị đè bẹp dưới những barie yêu quái
Ly(*) ơi Ly ơi chúng tôi tìm em nơi nao khi hạc đáo về đình
An(*) ơi An ơi, anh hùng hào kiệt nào còn cất tiếng gọi em trong vòm trời con chim hóa liễu con cá hóa mai
Những thế kỷ quá thiếu mắt bồ câu quá thừa ngòi điểm hỏa súng thần công
Em ở nơi nao trong mùi khói nhang mật ngữ Man Nương
Trong phiêu linh hạt cát Tiên Dung trong giọt ngọc Mỵ Châu hoang hoải
Guồng máy quay đồ sộ cung đình
Có đủ níu thơ ngây tình ái
Không phải vua Chiêm Thành trở về cài hoa lên ngực Huyền Trân
Thủ thỉ giọng trầm kỳ hương lửa
Không phải Bắc Bình Vương vén sợi tóc mai đùa yêu Ngọc Hân công chúa
Lời đáp nào trong không gian gió đưa mười tám lá xoài
Buổi sáng giọt cà phê rơi
Tôi chỉ còn biết hỏi Tháp Đôi
Kiệt tác của trời xanh muôn thuở
Định cư chốn vô biên hộ khẩu nơi bồi lở
Say là thực tỉnh, tỉnh là thực say
Cá không lượn mướn chim không bay vay
Tựa đầu vào thiên cổ
--------
(*) Tên tác phẩm và tên nhân vật của Nguyễn Mộng Giác
(**) Tên tác phẩm của Tạ Chí Đại Trường
(SH306/08-14)
Mai Văn Phấn - Hoàng Chinh Nhân - Lê Huỳnh Lâm - Ngô Thiên Thu - Bùi Đức Vinh - Nguyễn Hoa - Hoàng Nguyệt Xứ - Lê Hưng Tiến - Phạm Xuân Trường - Ngô Công Tấn - Từ Hoài Tấn - Văn Lợi - Quang Tuyến - Nguyễn Loan - Lê Vĩnh Thái - Vĩnh Nguyên - Hoàng Ngọc Quý
HUỲNH THÚY KIỀUHọ và tên: Huỳnh Thuý Kiều; Cầm tinh con Ngựa - 1978Bút danh: Hoa Đồng Nội. Nơi làm việc: Nhà xuất bản Phương Đông tỉnh Cà MauĐã có tuỳ bút, tản văn, đặc biệt là thơ đăng trên các báo Trung ương và địa phương. http://huynhthuykieu.vnweblogs.com
NGUYỄN THỊ ANH ĐÀOSinh năm: 1979Quê quán: Hà TĩnhTốt nghiệp khoa Ngữ văn Đại học Khoa học HuếHiện là biên tập viên tạp chí Đà Nẵng ngày nayhttp://nguyenthianhdao.vnweblogs.com
Trần Thị Huê, sinh năm 1970 ở Hiền Ninh - Quảng Ninh - Quảng Bình. Năm 1997 xuất hiện lần đầu tiên trên tạp chí Nhật Lệ với chùm thơ 3 bài Chiều, Đợi, Cỏ xanh. 5 năm sau chị xuất bản tập thơ đầu tay Sóng vọng. Nhưng phải đợi đến những năm gần đây gương mặt thơ chị mới hiển lộ với những đường nét vụt hiện, gấp khúc. Cái - tôi - cá - thể đã làm giàu thêm mục đích và ý nghĩa sáng tạo nghệ thuật.
Bạch Diệp - Vi Thuỳ Linh - Phan Huyền Thư - Phùng Hà - Nguyễn Thị Hợi - Hồng Vinh - Đông Hà - Nguyễn Thị Thái - Hoàng Thị Thiều Anh - Đinh Thị Như Thuý - Nguyễn Thị Thuý Ngoan - Thạch Thảo
...Vắt qua bầu trời mờ cánh chim nhỏVắt ngang dòng sông trổ nụ hồngVắt ngực tình em bay hương cỏVắt suốt mùa đợi một ngóng trông...
Nguyễn Trọng Tạo - Tường Phong - Trần Áng Sơn - Nguyễn Thánh Ngã - Ngô Hữu Đoàn - Nguyên Quân - Nguyễn Thành Nhân
HÀ NHẬTLTS: Lớp học sinh niên khóa 1964-1967 ở Trường Cấp 3 Lệ Thủy, Quảng Bình 40 năm trước đã sinh ra hàng chục nhà thơ, trong đó có những người đã thành danh như Lâm Thị Mỹ Dạ, Ngô Minh, Hải Kỳ, Đỗ Hoàng, Lê Đình Ty... Công lao bồi dưỡng, vun đắp nên những nhà thơ đó là hai thầy giáo dạy văn cực giỏi: Lương Duy Cán và Phan Ngọc Thu.
...Lão du - già xát đầy mình tro tử thi vừa nguộiƯớp xác phàm bằng hương liệu sắc - không...
...ai đuổi theo xe tăng, bắn B40 vào xe tăng, rồi bị xe tăng nghiền nát trên con lộ Bốn?ai đạp phải mìn cụt một chân ở chi khu Xuân Lộc, rồi bằng nạng gỗ với một chân...
Nguyễn Thiền Nghi - Trần Hoàng Phố - Tiến Thảo - Xuân Thanh - Võ Văn Luyến - Nguyên Hào - Hoàng Cát - Ngô Hữu Đoàn - Trần Kiêm Đoàn - Mai Thìn - Đặng Như Phồn - Tôn Phong - Kiều Trung Phương - Đinh Thu
Tên thật: NGÔ THỊ KIỀU HẠNHNăm sinh: 24 - 12 - 1983 tại Cam Ranh – Khánh Hòa Hội viên Hội VHNT Khánh HòaĐã có thơ đăng Kiến thức ngày nay, tuần báo Văn Nghệ, và nhiều tạp chí trong nước.
Sinh năm 1965 tại Thái Nguyên – Tốt nghiệp trường Viết văn Nguyễn Du, vừa viết văn làm thơ. Hiện đang là biên tập viên Tạp chí Văn nghệ Quân đội. Tác giả của 4 cuốn tiểu thuyết gây sự chú ý của dư luận văn chương – Nhưng thơ mới là bản ngã sáng tạo chính của Nguyễn Bình Phương với 3 tập thơ đã xuất bản: Lam chướng; Xa thân; Từ chết sang trời biếc...
Là một tác giả thơ quen biết trên tạp chí Sông Hương, gần đây với tập thơ Ngày rất dài (NXB Hội Nhà văn, 2007), Đoàn Mạnh Phương đã và đang được dư luận chú ý bởi những nỗ lực cách tân thơ.
Sinh năm 1960 tại Hà Nội – Đã từng qua quân ngũ và hiện là biên tập viên của Báo Văn nghệ Hội Nhà văn Việt . Đã xuất bản 3 tập thơ: Một, hai, ba; Nhật ký và Bài tập; Gửi một mùa cổ điển... Đã từng đoạt giải cuộc thi thơ Báo Văn nghệ 1990, giải cuộc thi thơ Báo Người Hà Nội 2006.
Trần Đình Thành - Đức Sơn
Phạm Thị Anh Nga - Thanh Tuyền - Trần Kim Hồ - Vũ Thị Khương - Trần Khởi - Lê Hoàng Anh - Đoàn Lam - Trần Hữu Dũng - Đinh Tấn Phước - Nguyễn Loan - Trần Tịnh Yên - Nguyễn Thánh Ngã - Lê Ngã Lễ - Nguyên Tiêu - Võ Ngọc Lan - Nguyễn Văn Quang - Ngô Thái Dương - Trần Hữu Lục - Ngô Cang
Nguyễn Hữu Quý - Trần Hoàng Phố - Nguyễn Khoa Điềm - Lam Hạnh - Hoàng Phủ Ngọc Tường - Huy Tập - Mai Văn Phấn - Nguyễn Trọng Tạo - Đoàn Mạnh Phương - Ngô Công Tấn - Vũ Thanh Hoa - Từ Nguyễn - Nguyễn Xuân Hoa - Mạnh Lê - Hồ Thế Phất - Nguyễn Lâm Cẩn - Tường Phong - Nguyễn Đông Nhật - Vũ Thành Chung
Huỳnh Thúy Kiều - Đức Sơn - Kiều Trung Phương - Thạch Quỳ - Lưu Ly - Trần Hạ Tháp - Nguyễn Thị Anh Đào - Văn Hữu Tứ - Văn Công Hùng - Nguyễn Tiến Chủng - Thái Doãn Long - Hải Trung - Đông Hà - Nguyễn Văn Thanh - Hồng Vinh - Phụng Lam - Nguyễn Thụy Kha
Lê Huy Hạnh - Trịnh Hoài Giang - Triệu Nguyên Phong - Phan Tuấn Anh - Bạch Diệp - Phan Văn Chương - Hồ Đắc Thiếu Anh - Mai Trâm - Đỗ Văn Khoái - Viêm Tịnh - Lưu Thị Bạch Liễu - Lãng Hiển Xuân - Nguyễn Thanh Kim - Vũ Thắng - Võ Quê - Ngàn Thương - Nguyễn Nguyên An - Lê Phương Thảo