Trọn vẹn là Tết

08:27 12/02/2018

Có những thứ sẽ dần trôi tuột theo năm tháng, guồng quay của cuộc sống hiện đại có thể đã làm biến đổi phần nào giá trị của Tết. Nhưng nếu biết lắng lại, nghĩ khác đi thì Tết dường như vẫn luôn vẹn nguyên trong tâm thức mỗi người.

Tết trở nên hoàn hảo khi gắn kết mọi người - Nguồn: ITN

Những thanh âm đọng lại

Bao nhiêu năm trôi qua, nhà báo Trương Anh Ngọc vẫn lưu giữ trong mình dấu hiệu riêng về Tết. Đó là những hộp mứt Tết bọc bằng bóng bì đen, bên trong chứa các túi trứng chim trắng nhỏ xinh; rồi bánh pháo, chân giò... treo lủng lẳng trên xe của bố. “Bố đi xe đạp gióng ngang, đặt túi đồ trên ghi đông mang Tết về cho cả nhà. Chỉ nghe tiếng bục… bục… bục… là biết bố đã về đến đầu ngõ rồi. Với tôi, đấy chính là âm thanh của Tết”.

Ấy là những năm 1980, thời kỳ bao cấp khó khăn, một năm 365 ngày nhưng chỉ có Tết mới được ăn ngon. Trong nhà người lớn tất bật sắm sửa, trẻ con háo hức được mua quần áo mới, được xem đốt pháo, được lì xì... “Tôi nhớ hình ảnh bố mẹ dọn dẹp nhà cửa, tắm rửa bằng nước mùi… Mẹ bận rộn tới 6 giờ tối mới xong, lúc ấy là đi làm phi dê và thường về rất muộn, mẹ bảo vì mọi người xếp hàng đông quá”, nhà báo Trương Anh Ngọc nhớ lại.

Tết đọng lại trong mỗi người mang hương vị, thanh âm riêng. Với chị Chu Kim Cúc, Hà Nội, Tết đọng cả trong dáng mẹ. Mẹ là một người đàn bà truyền thống, bao giờ cũng giữ nếp cho Tết thật trọn vẹn, từ cách cuốn nem, cắt khoanh giò cúng, cách luộc gà cho đêm giao thừa, chăm chút đến cả lời ăn tiếng nói cho các con… “Ngày đó trong con mắt trẻ thơ của tôi, Tết cực kỳ tuyệt vời. Sự tất bật của mẹ làm cho tôi cảm thấy có cái gì đó rất háo hức đến khi chính mình trở thành một người mẹ, lại chuẩn bị Tết theo cách của mẹ”.

Mấy đời ăn Tết giữa lòng phố cổ, ông Nguyễn Huy Hùng, 80 tuổi, ở phố Hàng Bạc vẫn nhớ không khí Tết gia đình Hà Nội xưa. Ngày xưa mùa nào thức nấy, chỉ Tết mới có bánh chưng xanh, đầy đủ thịt mỡ dưa hành, đào, quất… cho nên ai cũng chỉ mong đến Tết, ước ao, háo hức, sung sướng, cái gì cũng để dành cho Tết. “Từ rằm tháng Chạp, bố mẹ đã rục rịch chuẩn bị từng tí nước mắm ngon, hạt tiêu, gạo nếp, gạo tẻ, nấm hương, mộc nhĩ… Bữa cơm chiều 30 Tết bởi vậy mà gói bao nhiêu tâm sức một năm. Nhà nào khá giả mới có đủ cả cá kho, thịt đông, giò xào… không thì cũng gắng lo tươm tất nhất có thể”. 

Không cần hoàn hảo

Năm tháng qua đi, chuyện ăn uống không còn là niềm ước mơ như trước. Người ta không cần chờ đến Tết để được ăn bánh chưng, giò chả… và các thứ khác. Tuy nhiên, trong luồng biến đổi của đời sống mới, sự giằng níu phong tục tập quán khiến nhiều người cảm thấy Tết có phần nặng nề. Áp lực để tạo nên một cái Tết “hoàn hảo”, đúng theo truyền thống khiến cho niềm vui ngày Tết ít nhiều bị ảnh hưởng. Nhà báo Trương Anh Ngọc nêu câu chuyện thăm hỏi trong dịp Tết: Những câu hỏi bao giờ lập gia đình, năm mới có sinh con không, làm ăn lương bổng thế nào… thực sự trở thành nỗi “sợ hãi”. “Cứ nói trả lời cho xong đi nhưng nhiều khi trả lời cũng không xong, còn rất nhiều vấn đề khác nữa. Đây là một trong những điều cần thay đổi sao cho văn hóa giao tiếp và câu chuyện liên quan đến ngày Tết không còn nặng nề”.

Trong một cuộc bàn luận, nhiều người không ngần ngại “kể tội” Tết kèm theo vất vả, vướng bận, thậm chí nhàm chán. “Phụ nữ trong gia đình luôn phải lo lắng cho mâm cơm Tết, sao cho mâm cơm cúng phải đầy đủ, khách đến chơi nhà luôn sẵn cỗ bàn… Năm nào cũng vậy, cứ hùng hục làm đến nỗi thấy mấy ngày Tết cơ thể như không thuộc về mình nữa”. Nói vậy nhưng với chị Chu Kim Cúc, Tết vẫn mang một ý nghĩa đặc biệt. “Tuy phải tất bật, lo toan như thế nhưng nhìn thấy con cái cũng háo hức như tôi ngày xưa, đặc biệt bữa cơm chiều 30 Tết mọi người ăn uống vui vẻ, tự dưng tôi thấy công sức bỏ ra mang lại được niềm vui ấm áp”.

Rõ ràng Tết cũng nên được nhìn ở một góc độ khác, nhưng theo anh Đỗ Cường, thành viên Hội quán Di sản, nếu chỉ nhìn không khí chuẩn bị Tết một cách đơn thuần thì đã vô tình bỏ qua rất nhiều giá trị. Qua nghiên cứu về bàn thờ Việt và phong tục xoay quanh văn hóa thờ cúng tổ tiên - nét văn hóa thể hiện khá đậm đặc trong dịp Tết, anh Cường cho rằng, việc chuẩn bị cho ngày Tết không chỉ là phân công lao động mà còn gắn kết mọi người. Ngày Tết nghĩ đến tổ tiên ông bà, đi lại, giao lưu, tay bắt mặt mừng mà thắt chặt tình cảm. “Chỉ khi hiểu về ý nghĩa cội nguồn dân tộc muốn thể hiện trong ngày Tết, giữ cái ấy thì dù có đổi thay hiện đại mấy thì vẫn trọn vẹn là Tết Việt”.

Theo Thái Minh - ĐBND

 

 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
  • Tại nhiều trường học trên địa bàn TP Hồ Chí Minh, sự nghèo nàn về đầu sách, không gian đọc khiến nhiều học sinh (HS) không có hứng thú đến thư viện. Cộng với sự phát triển các thiết bị công nghệ số, càng khiến các em hờ hững với tài nguyên sách.

  • Chiều ngày 24/7, một người bạn gửi tin nhắn qua zalo thông báo việc thành phố Đà Nẵng mới phát hiện một người nhiễm Covid trong cộng đồng. Tôi bán tín bán nghi và cũng thầm hy vọng đó là tin giả. Mặc dù những tin nhắn giả đã được hạn chế rất nhiều từ khi bùng phát dịch lần 1 nhưng việc tin lan truyền trên mạng cũng chưa chắc đã là đúng.

  • Những khó khăn từ đợt dịch Covid-19 hồi đầu năm còn chưa kịp khắc phục, ngành xuất bản trong nước đang phải đối diện với đợt dịch tái bùng phát. Giải pháp nào cho ngành xuất bản trong giai đoạn hiện nay?

  • Thị trường tổ chức biểu diễn cải lương tại TPHCM những năm gần đây sôi động hẳn vì sự xuất hiện của nhiều đơn vị xã hội hóa cùng Nhà hát Cải lương Trần Hữu Trang dàn dựng nhiều chương trình, vở diễn, thu hút được sự quan tâm của khán giả mộ điệu. 

  • Covid-19 là gì? Nếu có người hỏi tôi câu ấy, tôi sẽ trả lời là chấp nhận và thích nghi. 

  • Nhan Hồi là đệ tử giỏi của Khổng Tử. Một lần đang khi Nhan Hồi nấu cơm trong bếp, Khổng Tử đi ngang qua, ông nhìn thấy Nhan Hồi múc cơm ăn vụng.

  • Đại dịch Corona đang tác hại một cách khủng khiếp. Từ mức tử vong 3.331 tại Trung Quốc vào đầu tháng 4-2020, theo thống kê chính thức, chỉ sau một thời gian ngắn - tính đến ngày 29-4-2020 - con số này đã vọt lên 217.596 người tử vong; tổng số ca nhiễm tăng đến 3.134.199 người (1).

  • Tương truyền, trong văn hóa Việt Nam xưa, khi gặp nhau, chào nhau các cụ ta thường úp hai bàn tay vào nhau nắm chặt và xá người đối diện. Còn cái “vụ bắt tay” mà chúng ta thường thấy lâu nay là chỉ có từ khi thực dân Pháp đô hộ nước ta(!)

  • VŨ NHIÊN    

    Những ngày giáp Tết, giữa rộn ràng bánh mứt, chợ hoa, giữa những cơn mưa phùn nhè nhẹ và chút gió xuân hây hẩy gợn mình, đây đó trên mặt báo đã có những tin tức về loại dịch mới khi ấy gọi là Corona bùng phát ở thành phố Vũ Hán, Trung Quốc.

  • Người Bhutan không làm việc kiếm tiền suốt cả ngày. Đủ sống là được rồi. Họ dành nhiều thời gian rảnh để tận hưởng các niềm vui khác trong cuộc sống…

  • Lại một mùa Phật đản trở về trên quê hương chúng ta trong bối cảnh tín đồ sẽ có thể không đến chùa dự các lễ kính mừng ngày Đản sinh của Đức Thế Tôn, ngày Vesak Liên Hiệp Quốc - sự kiện văn hóa tâm linh của nhân loại, vì ảnh hưởng của đại dịch Covid-19…

  • Trong một lần xem bộ phim Cuộc đời Đức Phật, tôi còn nhớ loáng thoáng lời Ngài dạy rằng “nhìn vào trong một chiếc lá bồ-đề mà thấy được mặt trăng, mặt trời…”. 

  • Ngày thứ 4 của hai tuần triệt để ở nhà “stay home” thế giới bên ngoài hầu như sa mạc...

  • Cảm ơn bạn đã hỏi thêm câu mình nói hôm trước: Thời buổi “Cô-vi 19” hoành hành khắp thế giới này, thì với những người đã có “tuổi hơi cứng” như tụi mình nên thực hành các hạnh Độc cư, Thiền định, Kham nhẫn, Tri túc mà Phật đã dạy từ hơn hai ngàn sáu trăm năm trước để có một nếp sống An Lạc và Hạnh Phúc.

  • Khi tác giả viết những dòng này, đại dịch Corona đang tiếp diễn khốc liệt trên thế giới. Châu Âu đang ở cao điểm của dịch bệnh, số tử vong tại Ý đã cao hơn so với Trung Quốc.

  • Đọc “Hồn Trương Ba, da hàng thịt”, nhiều người thích đi tìm xung đột, đi tìm bài học thời sự, đi tìm bài học có tính dự báo và vô số những bài học giá trị khác.

  • Việt Nam có một khối lượng đồ sộ các di sản đa dạng và phong phú. Tuy nhiên, công tác quản lý di sản ở Việt Nam hiện nay còn nhiều bất cập. 

  • Khắp mọi nơi trên thế giới, các sự kiện văn hóa đang bị hủy bỏ vì dịch coronavirus. Một số phòng hòa nhạc đang cố gắng chống chọi lại xu hướng này bằng cách vẫn tiếp tục biểu diễn trong khán phòng trống khán giả và chia sẻ buổi hòa nhạc trực tuyến.

  • Nhiều phụ huynh lo lắng giá sách giáo khoa sẽ tăng khi thực hiện chủ trương xã hội hóa. Mới đây, Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu giá sách giáo khoa trong chương trình giáo dục phổ thông mới không vượt giá sách hiện hành. Điều này mang lại niềm vui cho phụ huynh nhưng lại khiến các nhà xuất bản “đứng ngồi không yên”. Trước tình hình này, có ý kiến đề xuất Bộ Giáo dục và Đào tạo thành lập hội đồng thẩm định giá sách.

  • Giữa những dòng tin với gam màu xám trên các kênh thông tin hàng ngày, tôi dừng lại ở những dòng chữ ấm áp tình người: một cụ ông ở Kon Tum, năm nay đã 90 tuổi, bán lạc làm từ thiện. Ông là Lưu Bình, ở P.Quyết Thắng, TP.Kon Tum.