XUÂN HOÀNG
Ảnh: internet
Hóa thân
Cây bàng ấy bị nhiều lần hun đốt,
Đã cho ra loại lá đỏ cuối cùng.
Đỏ đến ngợp những buổi chiều nắng rớt,
Rồi rụng dần như những trái tim câm.
Rồi lặng chết, như một người kiệt sức,
Đứng bơ vơ, trơ lại những cành khô.
Không còn biết đớn đau bằng cảm xúc,
Còn nói chi oán trách với mong chờ!
Và rút cục, người ta đem chặt hạ,
Biến cây thành củi đốt với rào che.
Chỉ để lại gốc cằn trên chỗ cũ
Như nấm mồ im lặng khó dời đi!
Nhưng thật lạ: có những chiều nắng vỡ,
Tôi vẫn nghe lá đỏ rụng dầm đề...
12-88
Phủ định
Không phải đùa đâu, thật đấy rồi:
Quá nhiều co bóp ở tim tôi.
Từ trong tiềm thức, tôi ghi nhận:
Chính quả tim mình đã kiệt hơi!
Tôi chết nay mai, chuyện quá thường:
Một lời cáo phó, ít tuần hương,
Người ta đọc điếu văn bên huyệt,
Rồi một người đi một ngã đường.
Thôi hết trời hoang cùng gió lạ
Với hoa khoe sắc, nhạc đầm hương.
Những ban mai biếc, hoàng hôn tím,
Những mộng cùng mơ, giận với hờn.
Có nghĩa gì đâu, quán trọ đời:
Đến rồi đi đấy, thiệt mà chơi!
Không còn viễn ảnh gì lưu niệm.
Ngoài sắc thời gian tím tuyệt vời.
Thôi được, rồi đây tôi chết đi.
Hãy xem như đó, một chu kỳ:
Bởi tôi là đất, tôi về đất,
Tôi chẳng đòi xin một chút gì!
11-88
Chuyển mùa
Lạc vào giấc ngủ ban trưa,
Đến khi tỉnh dậy, tưởng vừa hoàng hôn
Nhưng không, bốn mặt, lá vườn,
Nắng vàng rực rỡ, gió nồm xôn xao.
Đổi mùa chăng? Có lẽ nào?
Ô hay, bước hạ lạc vào đường xuân!
(Bởi thừa đông, quá dãi dầm,
Gặp chiều nắng lạ tưởng chừng còn mơ)
Rét đi ư? Ấm về ư?
Xin vâng, cứ việc theo mùa mà sang
Để bao tâm trạng ngỡ ngàng
Bỗng dưng xao xuyến trước ngàn chung riêng.
Cơn nồm chẳng hẹn mà lên,
Tôi đi ra giữa thanh thiên ngó trời:
Mùa xuân đã đến thật rồi,
Hình như có một nụ cười đang gieo.
Ai về cõi tục thì theo,
Cánh chim huyền thoại đã vèo thinh không.
2-89
(SH37/05&06-89)
LÊ TẤN QUỲNH
PHẠM TẤN HẦU
NGÔ MINH
LÊ HUỲNH LÂM
TRẦN VÀNG SAO
LÊ THỊ MÂY
Nguyễn Thanh Văn sinh tại Huế, hiện sống ở Tp HCM. Anh đã xuất bản: Bài ca buồn gửi cố hương (2001), Lỡ hội trăng rằm (2004), Dự cảm (2011).
BẠCH DIỆP
NGUYỄN QUANG HÀ
HẢI BẰNG Tặng Nguyễn Khoa Điềm
LÊ THỊ MÂY
VÕ QUÊ
LGT: Ưng Bình Thúc Dạ Thị sinh ngày 9 tháng 3 năm 1877 tại Vĩ Dạ, Huế. Là chắt nội của vua Minh Mạng, hoạn lộ hanh thông, nhưng có lẽ vốn cũng là cháu nội nhà thơ Tuy Lý Vương nên ông đắm đuối trải lòng với thi ca.
LGT: Thơ, có thể không phải là câu chữ, có thể chỉ dành cho một số rất ít, đặc biệt điều đó càng được khẳng định trong thời đại ngày nay. Điều đáng nói đã được tác giả diễn ngôn và thi ca là những gì còn lại phía bên trong mỗi tâm hồn, như một sự khải huyền của thế giới khác trao gửi chúng ta. Trong chừng mực nào đó, Bạch Diệp đã tiếp nhận âm hưởng của thi ca từ bên ngoài rào cản duy lý. Đó là phần tinh túy của thơ chỉ dành riêng cho những thi sĩ không bị chi phối ở bất kỳ hoàn cảnh nào. Sông Hương giới thiệu ba bài thơ mới nhất của Bạch Diệp.
XUÂN HOÀNG
Năm 1813, Nguyễn Du trở lại Thăng Long, chuẩn bị cho chuyến đi sứ sang Trung Quốc, dưới triều Nguyễn. Bấy giờ Nguyễn Du đã ngoài 40 tuổi, đã chứng kiến sự thay đổi của ba triều đại phong kiến, sự đổ vỡ, tàn lụi của chính gia đình ông, một gia đình quan lại lớn, gắn bó với các triều đại ấy.
L.T.S: Trần Vàng Sao tên thật là Nguyễn Đính, sinh năm 1942 ở Vỹ Dạ, Huế. Anh là một trong những sinh viên đầu tiên tham gia cách mạng ở Huế trong kháng chiến chống Mỹ.
HỒNG NHU
VIÊM TỊNH