Trang thơ Xuân Hoàng

10:30 25/09/2015


XUÂN HOÀNG

Ảnh: internet

Hóa thân

Cây bàng ấy bị nhiều lần hun đốt,
Đã cho ra loại lá đỏ cuối cùng.
Đỏ đến ngợp những buổi chiều nắng rớt,
Rồi rụng dần như những trái tim câm.

Rồi lặng chết, như một người kiệt sức,
Đứng bơ vơ, trơ lại những cành khô.
Không còn biết đớn đau bằng cảm xúc,
Còn nói chi oán trách với mong chờ!

Và rút cục, người ta đem chặt hạ,
Biến cây thành củi đốt với rào che.
Chỉ để lại gốc cằn trên chỗ cũ
Như nấm mồ im lặng khó dời đi!

Nhưng thật lạ: có những chiều nắng vỡ,
Tôi vẫn nghe lá đỏ rụng dầm đề...

                                                12-88


Phủ định

Không phải đùa đâu, thật đấy rồi:
Quá nhiều co bóp ở tim tôi.
Từ trong tiềm thức, tôi ghi nhận:
Chính quả tim mình đã kiệt hơi!

Tôi chết nay mai, chuyện quá thường:
Một lời cáo phó, ít tuần hương,
Người ta đọc điếu văn bên huyệt,
Rồi một người đi một ngã đường.

Thôi hết trời hoang cùng gió lạ
Với hoa khoe sắc, nhạc đầm hương.
Những ban mai biếc, hoàng hôn tím,
Những mộng cùng mơ, giận với hờn.

Có nghĩa gì đâu, quán trọ đời:
Đến rồi đi đấy, thiệt mà chơi!
Không còn viễn ảnh gì lưu niệm.
Ngoài sắc thời gian tím tuyệt vời.

Thôi được, rồi đây tôi chết đi.
Hãy xem như đó, một chu kỳ:
Bởi tôi là đất, tôi về đất,
Tôi chẳng đòi xin một chút gì!

                                                11-88


Chuyển mùa

Lạc vào giấc ngủ ban trưa,
Đến khi tỉnh dậy, tưởng vừa hoàng hôn
Nhưng không, bốn mặt, lá vườn,
Nắng vàng rực rỡ, gió nồm xôn xao.
Đổi mùa chăng? Có lẽ nào?
Ô hay, bước hạ lạc vào đường xuân!
(Bởi thừa đông, quá dãi dầm,
Gặp chiều nắng lạ tưởng chừng còn mơ)

Rét đi ư? Ấm về ư?
Xin vâng, cứ việc theo mùa mà sang
Để bao tâm trạng ngỡ ngàng
Bỗng dưng xao xuyến trước ngàn chung riêng.
Cơn nồm chẳng hẹn mà lên,
Tôi đi ra giữa thanh thiên ngó trời:
Mùa xuân đã đến thật rồi,
Hình như có một nụ cười đang gieo.

Ai về cõi tục thì theo,
Cánh chim huyền thoại đã vèo thinh không
.
                                                            2-89

(SH37/05&06-89)




 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
  • HẢI BẰNG

  • PHẠM TẤN HẦUKhúc hát nhỏ gởi thành phố của tôi

  • Võ Quê sinh năm 1948 tại An Truyền, Hương Phú, Bình Trị Thiên. Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam. Võ Quê làm thơ từ năm 16 tuổi và có thơ in trên các sách báo văn nghệ tiến bộ ở miền Nam từ năm 1968. Nguyên là trưởng ban báo chí Tổng hội sinh viên Huế, anh đã bị ngụy quyền bắt giam ở Côn Đảo năm 72 và năm 73 được thả, thoát ly lên chiến khu. Anh là một nhà thơ được quần chúng yêu mến trong phong trào đấu tranh của sinh viên học sinh miền Nam.

  • TRẦN HOÀNG PHỐ         Để tưởng nhớ nhà thơ Ngô Kha và Trần Quang Long đã hy sinh

  • VĨNH NGUYÊNDòng sông cảm nhận

  • PHẠM NGUYÊN TƯỜNGCà phê với bạn thơ ở Sài gòn

  • FAN TUẤN ANHĐoản khúc số 56

  • LÂM THỊ MỸ DẠThiên thạch

  • HOÀNG PHỦ NGỌC TƯỜNG       Kính tặng Hà Nội - Trái tim

  • THÁI NGỌC SANHà Nội của tôi

  • HỒNG NHUNhặt được ở sổ tay 1

  • PHẠM TẤN HẦU            Để nhớ TNS“tiếng thét trong bóng đêm mới mẻ, chỉ cần hát và chỉ cần khóc”                                                J.BRODSKY

  • NGUYỄN KHẮC THẠCHNgón trăng1

  • LTS: Tại nhà thờ họ Lê của làng Mỹ Lợi, huyện Phú Lộc, vào tháng 10 năm 1950 đã diễn ra Hội nghị Họp ban thành lập Hội Văn nghệ Thừa Thiên, đánh dấu sự ra đời sớm nhất của một hội văn nghệ địa phương trong cả nước. Kỷ niệm 60 năm sự kiện đầy thiêng liêng và ý nghĩa ấy, những ngày tháng Tám, Trại sáng tác Về Nguồn đã được Hội LH VHNT tổ chức ngay tại mảnh đất Mỹ Lợi.

  • LTS: Đào Tấn (1845-1907) nhà thơ, nghệ sĩ tuồng xuất sắc. Ông đã ở Huế nhiều năm, viết nhiều vở tuồng có giá trị trong văn học sử Việt Nam. Cảnh sắc thiên nhiên và con người Huế cũng là nguồn cảm hứng của thơ, từ của ông. Chúng tôi xin giới thiệu một số thơ, từ của Đào Tấn viết về miền đất sông Hương qua bản dịch của nhà nghiên cứu tuồng Vũ Ngọc Liễn.

  • LÊ VĨNH THÁIKhi chúng ta không là của nhau

  • LTS: Ngô Minh sinh ngày 10-9-1949 tại An Thủy, Quảng Bình. Bắt đầu in thơ từ năm 1975. Được giải thưởng thơ hay báo Nhân dân 1978…Ngô Minh đã từng là bộ đội chiến đấu ở chiến trường miền Nam nhiều năm, vì thế thơ anh viết về nhiều đề tài cuộc sống, nhưng vẫn mang đầy hơi thở của một người lính: sâu đằm, bỏng cháy…