XUÂN HOÀNG
Ảnh: internet
Hóa thân
Cây bàng ấy bị nhiều lần hun đốt,
Đã cho ra loại lá đỏ cuối cùng.
Đỏ đến ngợp những buổi chiều nắng rớt,
Rồi rụng dần như những trái tim câm.
Rồi lặng chết, như một người kiệt sức,
Đứng bơ vơ, trơ lại những cành khô.
Không còn biết đớn đau bằng cảm xúc,
Còn nói chi oán trách với mong chờ!
Và rút cục, người ta đem chặt hạ,
Biến cây thành củi đốt với rào che.
Chỉ để lại gốc cằn trên chỗ cũ
Như nấm mồ im lặng khó dời đi!
Nhưng thật lạ: có những chiều nắng vỡ,
Tôi vẫn nghe lá đỏ rụng dầm đề...
12-88
Phủ định
Không phải đùa đâu, thật đấy rồi:
Quá nhiều co bóp ở tim tôi.
Từ trong tiềm thức, tôi ghi nhận:
Chính quả tim mình đã kiệt hơi!
Tôi chết nay mai, chuyện quá thường:
Một lời cáo phó, ít tuần hương,
Người ta đọc điếu văn bên huyệt,
Rồi một người đi một ngã đường.
Thôi hết trời hoang cùng gió lạ
Với hoa khoe sắc, nhạc đầm hương.
Những ban mai biếc, hoàng hôn tím,
Những mộng cùng mơ, giận với hờn.
Có nghĩa gì đâu, quán trọ đời:
Đến rồi đi đấy, thiệt mà chơi!
Không còn viễn ảnh gì lưu niệm.
Ngoài sắc thời gian tím tuyệt vời.
Thôi được, rồi đây tôi chết đi.
Hãy xem như đó, một chu kỳ:
Bởi tôi là đất, tôi về đất,
Tôi chẳng đòi xin một chút gì!
11-88
Chuyển mùa
Lạc vào giấc ngủ ban trưa,
Đến khi tỉnh dậy, tưởng vừa hoàng hôn
Nhưng không, bốn mặt, lá vườn,
Nắng vàng rực rỡ, gió nồm xôn xao.
Đổi mùa chăng? Có lẽ nào?
Ô hay, bước hạ lạc vào đường xuân!
(Bởi thừa đông, quá dãi dầm,
Gặp chiều nắng lạ tưởng chừng còn mơ)
Rét đi ư? Ấm về ư?
Xin vâng, cứ việc theo mùa mà sang
Để bao tâm trạng ngỡ ngàng
Bỗng dưng xao xuyến trước ngàn chung riêng.
Cơn nồm chẳng hẹn mà lên,
Tôi đi ra giữa thanh thiên ngó trời:
Mùa xuân đã đến thật rồi,
Hình như có một nụ cười đang gieo.
Ai về cõi tục thì theo,
Cánh chim huyền thoại đã vèo thinh không.
2-89
(SH37/05&06-89)
LÊ HUỲNH LÂM
NGÔ MINH
NGUYỄN KHẮC THẠCH
PHẠM BÁ NHƠN
Nếu như “Nỗi buồn chiến tranh” của Bảo Ninh xoáy sâu và bi kịch tình yêu và bi kịch con người thời hậu chiến với những ám ảnh chiến tranh thì Trần Vàng Sao đã tái hiện sắc nét một tiếng khóc lớn của những người đã hy sinh trong chiến tranh nhưng vẫn mang trọn nỗi bi kịch - bi kịch của liệt sĩ thời hậu chiến.
LÊ VĨNH THÁI
NGUYỄN TRỌNG TẠO
LÊ VĨNH THÁI
NGÔ CÔNG TẤN
ĐỨC SƠN
HẢI BẰNG
NGUYÊN QUÂN
NGÔ MINH
(Trích)
55 năm qua, từ những giảng đường Đại học Huế, biết bao thế hệ cầm bút đã đem tâm tình của mình viết thành lịch sử. Trong khuôn khổ kỷ niệm 55 năm thành lập Đại học Huế, TCSH xin giới thiệu chùm thơ của một số tác giả quen thuộc. Sự chọn lựa này không mang tính đại diện cho những thế hệ ở Đại học Huế, nhưng đây là những tên tuổi đã ít nhiều góp phần quan trọng cho sự phong phú đa dạng của một xứ sở được tôn vinh là của thi ca.
"đòi hỏi một chủ nghĩa anh hùng lâu dài nhất, kiên trì nhất, khó khăn nhất của công tác quần chúng và hằng ngày"
LÊNIN
BẠCH DIỆP
LTS: Nhà thơ Ngô Kha sinh năm 1935 tại Huế, dạy văn ở trường Quốc Học Huế khoảng từ 1960-1973. Bạn đọc ở các đô thị miền Nam trước đây đã từng biết Ngô Kha qua hai tập thơ buồn của anh: Hoa cô độc (1962) và Ngụ ngôn của người đãng trí (1969).
QUỐC MINH
LÊ VĨNH THÁI