Trần Hoàng Phố - Tuệ Lam
TRẦN HOÀNG PHỐ
Giã biệt
(Viết trong ngày đưa tiễn họa sĩ Vĩnh Phối về nơi chốn vĩnh hằng)
Giã biệt thế gian
lúc mới
tờ mờ sáng
ngắm lại cả thế giới thương yêu
mình sẽ chẳng
bao giờ ngắm lại được nữa
cây cầu dòng sông con đường
những bóng cây khuya liêu xiêu
tách cà phê còn bốc khói
thơm rơm rớm mắt tình bạn
giã biệt đất trời cây cỏ Đại Nội
những buổi chiều sương khói rưng rưng
căn phòng ẩm nửa tối sáng
hơi nước bay mù mù ngày hạ
và những con rùa trông ngóng thức ăn
giã biệt bạn bè một thuở
chút tình cho ấm trái tim nhau
giã biệt cây cọ
và toan thơm mùi bao ý tưởng
màu gọi màu
rủ nhau
trong hợp tấu truy hoan vô tận
bao cơn lốc cảm xúc
trôi giạt phiêu lưu bay bổng
trong nét cọ đẩy đưa trạng thái xuất thần
và những đứa con
bức tranh đẹp tợ thiên thần
hay u ám như quỷ ma
hiện ra sao lạ lẫm
như ai đó hay đất trời mới sáng tạo ra
giã biệt đứa cháu bi bô
gọi ông làm nũng
giã biệt góc phố thân quen
uống ly bia khưa khứa
nói chuyện tầm phào
cho đời quên
chút nỗi phiền ảo nảo
mắt linh hồn
giờ đã nhẹ nhàng khép lại
lòng bình an
kinh kệ đã phôi pha
nơi huyệt lạnh
cây trần gian thôi nỗi sầu đau đáu
lá rụng dày
bóng năm tháng sẽ trôi qua
TUỆ LAM
Màu thời gian
Kính tặng thầy Vĩnh Phối
Người vẫn thường đi bộ
Mỗi sáng
Sông Hương
Thong thả
Xanh
Huế pha màu sương khói
Vạt lụa Sông Hoa bốn mùa thơm nắng
Hai cây mai nở muộn
Những chú mèo trên ghế ngẩn ngơ
Thời gian
Đặt dấu vết trên những tấm toan
Vệt màu chưa khô
Những vòng tròn không ngừng lại
Không hề có sự bắt đầu hay kết thúc
Đăm đăm ký ức
Không gian tiết điệu kiếm tìm
Bão xoáy trăm ngàn ánh mắt
Vũ trụ màu đồng lam
Thời gian
Trong tiếng chuông Nhà thờ Đức Bà
Trắng xám nhịp cầu sông Seine
Những con thuyền trên phố Venise
Yên ắng tập Album cũ
Màu nắng chưa tan
Nụ cười chưa tắt
Bức tượng bán thân
Người ngồi đó
Tóc rẽ ngôi
Đăm đăm ký ức
Nói
Và không nói gì
Thời gian rơi trong tách cà phê đen
Như... đã từng xa
Như... đã từng quên
Chiều nay người qua sông
Về nơi đường chân trời như ánh sao cao vút
Nhát cọ không điểm tô ký ức
Khổ đau và hy vọng
hóa thân...
(TCSH342/08-2017)
LÊ TẤN QUỲNH
PHẠM TẤN HẦU
NGÔ MINH
LÊ HUỲNH LÂM
TRẦN VÀNG SAO
LÊ THỊ MÂY
Nguyễn Thanh Văn sinh tại Huế, hiện sống ở Tp HCM. Anh đã xuất bản: Bài ca buồn gửi cố hương (2001), Lỡ hội trăng rằm (2004), Dự cảm (2011).
BẠCH DIỆP
NGUYỄN QUANG HÀ
HẢI BẰNG Tặng Nguyễn Khoa Điềm
LÊ THỊ MÂY
VÕ QUÊ
LGT: Ưng Bình Thúc Dạ Thị sinh ngày 9 tháng 3 năm 1877 tại Vĩ Dạ, Huế. Là chắt nội của vua Minh Mạng, hoạn lộ hanh thông, nhưng có lẽ vốn cũng là cháu nội nhà thơ Tuy Lý Vương nên ông đắm đuối trải lòng với thi ca.
LGT: Thơ, có thể không phải là câu chữ, có thể chỉ dành cho một số rất ít, đặc biệt điều đó càng được khẳng định trong thời đại ngày nay. Điều đáng nói đã được tác giả diễn ngôn và thi ca là những gì còn lại phía bên trong mỗi tâm hồn, như một sự khải huyền của thế giới khác trao gửi chúng ta. Trong chừng mực nào đó, Bạch Diệp đã tiếp nhận âm hưởng của thi ca từ bên ngoài rào cản duy lý. Đó là phần tinh túy của thơ chỉ dành riêng cho những thi sĩ không bị chi phối ở bất kỳ hoàn cảnh nào. Sông Hương giới thiệu ba bài thơ mới nhất của Bạch Diệp.
XUÂN HOÀNG
Năm 1813, Nguyễn Du trở lại Thăng Long, chuẩn bị cho chuyến đi sứ sang Trung Quốc, dưới triều Nguyễn. Bấy giờ Nguyễn Du đã ngoài 40 tuổi, đã chứng kiến sự thay đổi của ba triều đại phong kiến, sự đổ vỡ, tàn lụi của chính gia đình ông, một gia đình quan lại lớn, gắn bó với các triều đại ấy.
L.T.S: Trần Vàng Sao tên thật là Nguyễn Đính, sinh năm 1942 ở Vỹ Dạ, Huế. Anh là một trong những sinh viên đầu tiên tham gia cách mạng ở Huế trong kháng chiến chống Mỹ.
HỒNG NHU
VIÊM TỊNH