Trần Hoàng Phố - Tuệ Lam
TRẦN HOÀNG PHỐ
Giã biệt
(Viết trong ngày đưa tiễn họa sĩ Vĩnh Phối về nơi chốn vĩnh hằng)
Giã biệt thế gian
lúc mới
tờ mờ sáng
ngắm lại cả thế giới thương yêu
mình sẽ chẳng
bao giờ ngắm lại được nữa
cây cầu dòng sông con đường
những bóng cây khuya liêu xiêu
tách cà phê còn bốc khói
thơm rơm rớm mắt tình bạn
giã biệt đất trời cây cỏ Đại Nội
những buổi chiều sương khói rưng rưng
căn phòng ẩm nửa tối sáng
hơi nước bay mù mù ngày hạ
và những con rùa trông ngóng thức ăn
giã biệt bạn bè một thuở
chút tình cho ấm trái tim nhau
giã biệt cây cọ
và toan thơm mùi bao ý tưởng
màu gọi màu
rủ nhau
trong hợp tấu truy hoan vô tận
bao cơn lốc cảm xúc
trôi giạt phiêu lưu bay bổng
trong nét cọ đẩy đưa trạng thái xuất thần
và những đứa con
bức tranh đẹp tợ thiên thần
hay u ám như quỷ ma
hiện ra sao lạ lẫm
như ai đó hay đất trời mới sáng tạo ra
giã biệt đứa cháu bi bô
gọi ông làm nũng
giã biệt góc phố thân quen
uống ly bia khưa khứa
nói chuyện tầm phào
cho đời quên
chút nỗi phiền ảo nảo
mắt linh hồn
giờ đã nhẹ nhàng khép lại
lòng bình an
kinh kệ đã phôi pha
nơi huyệt lạnh
cây trần gian thôi nỗi sầu đau đáu
lá rụng dày
bóng năm tháng sẽ trôi qua
TUỆ LAM
Màu thời gian
Kính tặng thầy Vĩnh Phối
Người vẫn thường đi bộ
Mỗi sáng
Sông Hương
Thong thả
Xanh
Huế pha màu sương khói
Vạt lụa Sông Hoa bốn mùa thơm nắng
Hai cây mai nở muộn
Những chú mèo trên ghế ngẩn ngơ
Thời gian
Đặt dấu vết trên những tấm toan
Vệt màu chưa khô
Những vòng tròn không ngừng lại
Không hề có sự bắt đầu hay kết thúc
Đăm đăm ký ức
Không gian tiết điệu kiếm tìm
Bão xoáy trăm ngàn ánh mắt
Vũ trụ màu đồng lam
Thời gian
Trong tiếng chuông Nhà thờ Đức Bà
Trắng xám nhịp cầu sông Seine
Những con thuyền trên phố Venise
Yên ắng tập Album cũ
Màu nắng chưa tan
Nụ cười chưa tắt
Bức tượng bán thân
Người ngồi đó
Tóc rẽ ngôi
Đăm đăm ký ức
Nói
Và không nói gì
Thời gian rơi trong tách cà phê đen
Như... đã từng xa
Như... đã từng quên
Chiều nay người qua sông
Về nơi đường chân trời như ánh sao cao vút
Nhát cọ không điểm tô ký ức
Khổ đau và hy vọng
hóa thân...
(TCSH342/08-2017)
LÊ HUỲNH LÂM
NGÔ MINH
NGUYỄN KHẮC THẠCH
PHẠM BÁ NHƠN
Nếu như “Nỗi buồn chiến tranh” của Bảo Ninh xoáy sâu và bi kịch tình yêu và bi kịch con người thời hậu chiến với những ám ảnh chiến tranh thì Trần Vàng Sao đã tái hiện sắc nét một tiếng khóc lớn của những người đã hy sinh trong chiến tranh nhưng vẫn mang trọn nỗi bi kịch - bi kịch của liệt sĩ thời hậu chiến.
LÊ VĨNH THÁI
NGUYỄN TRỌNG TẠO
LÊ VĨNH THÁI
NGÔ CÔNG TẤN
ĐỨC SƠN
HẢI BẰNG
NGUYÊN QUÂN
NGÔ MINH
(Trích)
55 năm qua, từ những giảng đường Đại học Huế, biết bao thế hệ cầm bút đã đem tâm tình của mình viết thành lịch sử. Trong khuôn khổ kỷ niệm 55 năm thành lập Đại học Huế, TCSH xin giới thiệu chùm thơ của một số tác giả quen thuộc. Sự chọn lựa này không mang tính đại diện cho những thế hệ ở Đại học Huế, nhưng đây là những tên tuổi đã ít nhiều góp phần quan trọng cho sự phong phú đa dạng của một xứ sở được tôn vinh là của thi ca.
"đòi hỏi một chủ nghĩa anh hùng lâu dài nhất, kiên trì nhất, khó khăn nhất của công tác quần chúng và hằng ngày"
LÊNIN
BẠCH DIỆP
LTS: Nhà thơ Ngô Kha sinh năm 1935 tại Huế, dạy văn ở trường Quốc Học Huế khoảng từ 1960-1973. Bạn đọc ở các đô thị miền Nam trước đây đã từng biết Ngô Kha qua hai tập thơ buồn của anh: Hoa cô độc (1962) và Ngụ ngôn của người đãng trí (1969).
QUỐC MINH
LÊ VĨNH THÁI