Là người nặng lòng với Huế, mặc dù quê ở Hải Phòng, lang thang kiếm sống tận Đồng Nai nhưng Trần Bảo Thư có những cách nhìn về Huế khá sâu và không kém phần tinh tế, thơ chị luôn ẩn chứa những suy nghĩ hướng về nguồn cội, khá nhuyễn trong thể thơ Lục bát, nhẹ nhàng, đằm thắm mà không kém phần quyết liệt. Có lẽ sự trải nghiệm trong chị đã vừa đủ để kiếm tìm và dâng lên bạn đọc những câu thơ mà người thưởng thức nào khi đọc thơ chị cũng phải để tâm yêu mến…
"Bắt cá dưới mưa" - Ảnh: Ngô Thanh Bình
TRẦN THỊ BẢO THƯ
Gió không qua mùa
Mái chèo khua nước mặt sông
Điệu Nam bình trải, gió không qua mùa
Kinh thành vẳng tiếng thoi đưa.
Mới hay gió lạnh cũng vừa tiến cung
Thảm rêu trải cõi hư không
Quân vương tuốt kiếm chớp đông rọi về
Lãnh cung tóc rối tứ bề,
Lạc vào dã sử xem hề trêu vua...
Huế buồn nằm đợi ngày mưa
Nhớ thơ Nguyễn Bính như vừa qua đây.
Thăm Huế
Lang thang Huế một chiều sương
Trường Tiền ngả bóng, sông Hương lững lờ
Thuyền ai trôi ngược câu thơ
Đông Ba - chợ thắp đèn chờ trăng lên
Chợt nghe cơn gió gọi tên
Phím gầy bóng Trịnh về bên tuổi buồn
Tóc thơm mê hoặc thiên đường
Bỏ quên khúc nhạc vô thường trên sông
Về thăm Huế một ngày đông,
Cuối đường ai gánh hàng rong bán chiều?...
Gọi bà
Cắm sào trên bến Chợ Dinh,
Chiều Nam Phổ vọng lời kinh tiễn ngày
Lá vàng héo ở trên cây
Bà không còn nữa chiều nay têm trầu
Ngày dài ấy đã qua lâu
Cháu quen nỗi nhớ chìm sâu cho mình
Chiều Nam Phổ vọng câu kinh
Con đò rời bến Chợ Dinh ngược dòng
Xa quê mấy chục mùa đông
Mưa phùn đan cỏ ngập trông cõi buồn
Gió chao mỏi cánh chuồn chuồn
Hư không chẳng thấy cội nguồn ở đâu
Xa bà ngày ấy đã lâu
Mà sao nỗi nhớ chưa khâu được lòng
Chợ Dinh, Nam Phổ bến sông…
Quê người mà cháu tưởng trong quê mình...
(SDB15/12-14)
LÊ TẤN QUỲNH
PHẠM TẤN HẦU
NGÔ MINH
LÊ HUỲNH LÂM
TRẦN VÀNG SAO
LÊ THỊ MÂY
Nguyễn Thanh Văn sinh tại Huế, hiện sống ở Tp HCM. Anh đã xuất bản: Bài ca buồn gửi cố hương (2001), Lỡ hội trăng rằm (2004), Dự cảm (2011).
BẠCH DIỆP
NGUYỄN QUANG HÀ
HẢI BẰNG Tặng Nguyễn Khoa Điềm
LÊ THỊ MÂY
VÕ QUÊ
LGT: Ưng Bình Thúc Dạ Thị sinh ngày 9 tháng 3 năm 1877 tại Vĩ Dạ, Huế. Là chắt nội của vua Minh Mạng, hoạn lộ hanh thông, nhưng có lẽ vốn cũng là cháu nội nhà thơ Tuy Lý Vương nên ông đắm đuối trải lòng với thi ca.
LGT: Thơ, có thể không phải là câu chữ, có thể chỉ dành cho một số rất ít, đặc biệt điều đó càng được khẳng định trong thời đại ngày nay. Điều đáng nói đã được tác giả diễn ngôn và thi ca là những gì còn lại phía bên trong mỗi tâm hồn, như một sự khải huyền của thế giới khác trao gửi chúng ta. Trong chừng mực nào đó, Bạch Diệp đã tiếp nhận âm hưởng của thi ca từ bên ngoài rào cản duy lý. Đó là phần tinh túy của thơ chỉ dành riêng cho những thi sĩ không bị chi phối ở bất kỳ hoàn cảnh nào. Sông Hương giới thiệu ba bài thơ mới nhất của Bạch Diệp.
XUÂN HOÀNG
Năm 1813, Nguyễn Du trở lại Thăng Long, chuẩn bị cho chuyến đi sứ sang Trung Quốc, dưới triều Nguyễn. Bấy giờ Nguyễn Du đã ngoài 40 tuổi, đã chứng kiến sự thay đổi của ba triều đại phong kiến, sự đổ vỡ, tàn lụi của chính gia đình ông, một gia đình quan lại lớn, gắn bó với các triều đại ấy.
L.T.S: Trần Vàng Sao tên thật là Nguyễn Đính, sinh năm 1942 ở Vỹ Dạ, Huế. Anh là một trong những sinh viên đầu tiên tham gia cách mạng ở Huế trong kháng chiến chống Mỹ.
HỒNG NHU
VIÊM TỊNH