Là người nặng lòng với Huế, mặc dù quê ở Hải Phòng, lang thang kiếm sống tận Đồng Nai nhưng Trần Bảo Thư có những cách nhìn về Huế khá sâu và không kém phần tinh tế, thơ chị luôn ẩn chứa những suy nghĩ hướng về nguồn cội, khá nhuyễn trong thể thơ Lục bát, nhẹ nhàng, đằm thắm mà không kém phần quyết liệt. Có lẽ sự trải nghiệm trong chị đã vừa đủ để kiếm tìm và dâng lên bạn đọc những câu thơ mà người thưởng thức nào khi đọc thơ chị cũng phải để tâm yêu mến…
"Bắt cá dưới mưa" - Ảnh: Ngô Thanh Bình
TRẦN THỊ BẢO THƯ
Gió không qua mùa
Mái chèo khua nước mặt sông
Điệu Nam bình trải, gió không qua mùa
Kinh thành vẳng tiếng thoi đưa.
Mới hay gió lạnh cũng vừa tiến cung
Thảm rêu trải cõi hư không
Quân vương tuốt kiếm chớp đông rọi về
Lãnh cung tóc rối tứ bề,
Lạc vào dã sử xem hề trêu vua...
Huế buồn nằm đợi ngày mưa
Nhớ thơ Nguyễn Bính như vừa qua đây.
Thăm Huế
Lang thang Huế một chiều sương
Trường Tiền ngả bóng, sông Hương lững lờ
Thuyền ai trôi ngược câu thơ
Đông Ba - chợ thắp đèn chờ trăng lên
Chợt nghe cơn gió gọi tên
Phím gầy bóng Trịnh về bên tuổi buồn
Tóc thơm mê hoặc thiên đường
Bỏ quên khúc nhạc vô thường trên sông
Về thăm Huế một ngày đông,
Cuối đường ai gánh hàng rong bán chiều?...
Gọi bà
Cắm sào trên bến Chợ Dinh,
Chiều Nam Phổ vọng lời kinh tiễn ngày
Lá vàng héo ở trên cây
Bà không còn nữa chiều nay têm trầu
Ngày dài ấy đã qua lâu
Cháu quen nỗi nhớ chìm sâu cho mình
Chiều Nam Phổ vọng câu kinh
Con đò rời bến Chợ Dinh ngược dòng
Xa quê mấy chục mùa đông
Mưa phùn đan cỏ ngập trông cõi buồn
Gió chao mỏi cánh chuồn chuồn
Hư không chẳng thấy cội nguồn ở đâu
Xa bà ngày ấy đã lâu
Mà sao nỗi nhớ chưa khâu được lòng
Chợ Dinh, Nam Phổ bến sông…
Quê người mà cháu tưởng trong quê mình...
(SDB15/12-14)
LTS: Thái Ngọc San sinh năm 1947 tại An Thủy, Lệ Ninh. Thơ in trên các báo Sài Gòn cũ từ năm 1963. Trưởng thành qua phong trào đô thị, là nhà thơ tranh đấu của thành phố Huế và các đô thị miền Nam, những bài thơ xuống đường của Thái Ngọc San lưu hành trước năm 1975 đã khẳng định phong cách thơ riêng của anh.
HẢI BẰNGChuông Thiên Mụ
PHẠM TẤN HẦUXứ sở dịu dàng
TRẦN HOÀNG PHỐMùa xuân trong mưa
LÊ THỊ MÂY
NGUYỄN KHOA ĐIỀMmẹ và quả
LÊ HUỲNH LÂMNghĩ về những ngày mưa gió
(Hưởng ứng cuộc thi thơ lục bát)
LTS: Sinh năm 1972, hội viên Hội Nhà văn TT.Huế. Thơ Tường có ấn tượng từ khi còn sinh viên và đã được nhiều giải thưởng như Tác phẩm tuổi xanh, giải VHNT Cố đô Huế, thơ hay Tạp chí Sông Hương, Tạp chí Cửa Việt…Sau 2 tập thơ Hoa cúc mùa thu và Lá tháng chạp, Tường “nín” một thời gian khá dài rồi lại “Quang gánh” với trường ca. Đã vậy, Sông Hương cũng “Quang gánh” lại trường ca này với đề tựa của nhà thơ trẻ Lương Ngọc An.
NGÔ MINHViếng anh Thanh Hải
ĐỖ VĂN KHOÁIMưa trên sông tôi về
NGUYÊN QUÂNĐêm trên Bạch Mã
HẢI TRUNGBờ kè hạnh phúc
THANH TÚĐồng điệu xanh
Ngày 1 - 4 - 2010, Đại tá, nhà thơ Nguyễn Trọng Bính vĩnh viễn không còn làm thơ nữa! Quê gốc Hà Tĩnh, Nguyễn Trọng Bính nguyên là Hội viên Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế, một con người nặng tình với Huế và Tổ quốc ông từng cầm súng bảo vệ này. Viết bài thơ dưới đây, ông như đã đoán định được ngã rẽ phía trước dẫu còn nhiều trăn trở đúng với nỗi lòng của một nhà thơ mang theo mình 40 năm tuổi Đảng.
LÊ VIẾT XUÂNĐi tìm
NGÔ MINHCơm niêu
HẢI BẰNG Rút từ trong di cảo Ký ức thơ
NGUYỄN LÃM THẮNGNgợp tình
NGUYỄN KHOA NHƯ ÝĐắm đuối