Là người nặng lòng với Huế, mặc dù quê ở Hải Phòng, lang thang kiếm sống tận Đồng Nai nhưng Trần Bảo Thư có những cách nhìn về Huế khá sâu và không kém phần tinh tế, thơ chị luôn ẩn chứa những suy nghĩ hướng về nguồn cội, khá nhuyễn trong thể thơ Lục bát, nhẹ nhàng, đằm thắm mà không kém phần quyết liệt. Có lẽ sự trải nghiệm trong chị đã vừa đủ để kiếm tìm và dâng lên bạn đọc những câu thơ mà người thưởng thức nào khi đọc thơ chị cũng phải để tâm yêu mến…
"Bắt cá dưới mưa" - Ảnh: Ngô Thanh Bình
TRẦN THỊ BẢO THƯ
Gió không qua mùa
Mái chèo khua nước mặt sông
Điệu Nam bình trải, gió không qua mùa
Kinh thành vẳng tiếng thoi đưa.
Mới hay gió lạnh cũng vừa tiến cung
Thảm rêu trải cõi hư không
Quân vương tuốt kiếm chớp đông rọi về
Lãnh cung tóc rối tứ bề,
Lạc vào dã sử xem hề trêu vua...
Huế buồn nằm đợi ngày mưa
Nhớ thơ Nguyễn Bính như vừa qua đây.
Thăm Huế
Lang thang Huế một chiều sương
Trường Tiền ngả bóng, sông Hương lững lờ
Thuyền ai trôi ngược câu thơ
Đông Ba - chợ thắp đèn chờ trăng lên
Chợt nghe cơn gió gọi tên
Phím gầy bóng Trịnh về bên tuổi buồn
Tóc thơm mê hoặc thiên đường
Bỏ quên khúc nhạc vô thường trên sông
Về thăm Huế một ngày đông,
Cuối đường ai gánh hàng rong bán chiều?...
Gọi bà
Cắm sào trên bến Chợ Dinh,
Chiều Nam Phổ vọng lời kinh tiễn ngày
Lá vàng héo ở trên cây
Bà không còn nữa chiều nay têm trầu
Ngày dài ấy đã qua lâu
Cháu quen nỗi nhớ chìm sâu cho mình
Chiều Nam Phổ vọng câu kinh
Con đò rời bến Chợ Dinh ngược dòng
Xa quê mấy chục mùa đông
Mưa phùn đan cỏ ngập trông cõi buồn
Gió chao mỏi cánh chuồn chuồn
Hư không chẳng thấy cội nguồn ở đâu
Xa bà ngày ấy đã lâu
Mà sao nỗi nhớ chưa khâu được lòng
Chợ Dinh, Nam Phổ bến sông…
Quê người mà cháu tưởng trong quê mình...
(SDB15/12-14)
LÊ HUỲNH LÂM
NGÔ MINH
NGUYỄN KHẮC THẠCH
PHẠM BÁ NHƠN
Nếu như “Nỗi buồn chiến tranh” của Bảo Ninh xoáy sâu và bi kịch tình yêu và bi kịch con người thời hậu chiến với những ám ảnh chiến tranh thì Trần Vàng Sao đã tái hiện sắc nét một tiếng khóc lớn của những người đã hy sinh trong chiến tranh nhưng vẫn mang trọn nỗi bi kịch - bi kịch của liệt sĩ thời hậu chiến.
LÊ VĨNH THÁI
NGUYỄN TRỌNG TẠO
LÊ VĨNH THÁI
NGÔ CÔNG TẤN
ĐỨC SƠN
HẢI BẰNG
NGUYÊN QUÂN
NGÔ MINH
(Trích)
55 năm qua, từ những giảng đường Đại học Huế, biết bao thế hệ cầm bút đã đem tâm tình của mình viết thành lịch sử. Trong khuôn khổ kỷ niệm 55 năm thành lập Đại học Huế, TCSH xin giới thiệu chùm thơ của một số tác giả quen thuộc. Sự chọn lựa này không mang tính đại diện cho những thế hệ ở Đại học Huế, nhưng đây là những tên tuổi đã ít nhiều góp phần quan trọng cho sự phong phú đa dạng của một xứ sở được tôn vinh là của thi ca.
"đòi hỏi một chủ nghĩa anh hùng lâu dài nhất, kiên trì nhất, khó khăn nhất của công tác quần chúng và hằng ngày"
LÊNIN
BẠCH DIỆP
LTS: Nhà thơ Ngô Kha sinh năm 1935 tại Huế, dạy văn ở trường Quốc Học Huế khoảng từ 1960-1973. Bạn đọc ở các đô thị miền Nam trước đây đã từng biết Ngô Kha qua hai tập thơ buồn của anh: Hoa cô độc (1962) và Ngụ ngôn của người đãng trí (1969).
QUỐC MINH
LÊ VĨNH THÁI