Trang thơ Tân Hình Thức

09:10 19/06/2012

Nguyễn Thị Khánh Minh - Trầm Phục Khắc - Đặng Xuân Hường - Hồ Đăng Thanh Ngọc - Nguyên Quân - Trần Phương Kỳ - Biển Bắc - Gyảng Anh Iên - Bỉm - Nguyễn Tuệ - Inrasara

Minh họa: NHÍM

NGUYỄN THỊ KHÁNH MINH

Đêm uống thuốc để ngủ

Trong cái nóng kinh khủng
của tháng Tư tôi vẫn
theo thói quen kéo chăn
lên ngang miệng, xoay trở


mãi với sức nặng của
một ngày đầy những rác
rưởi, những lời nói, những
khuôn mặt. Đúng rồi một


khuôn mặt, khuôn mặt sợi
dây, khuôn mặt cây gậy,
khuôn mặt cái dằm, khuôn
mặt hạt sạn, khuôn mặt


con gián. Thôi chắc phải
uống một viên thuốc ngủ
thôi! Làm đổ một ly
nước, rớt cái kính cận


rồi cũng mò được để
uống, thở phào, mong sẽ
được yên trong giấc ngủ
mượn từ viên thuốc nhỏ.


Vậy mà vẫn có chút
rắc rối, ông chồng đang
ngủ say bỗng thức dậy
lầm bầm khoan hẵng ngủ




TRẦM PHỤC KHẮC

Một người

Không ai thấy người đàn ông đưa
người đàn bà từ chỗ đậu xe
đi vào quán ăn chỉ có người
đàn bà biết rằng người đàn ông
đã ngồi xuống bên cạnh nàng như
đã ngồi với nhau từ hai mươi
chín năm cùng ăn chung một món
Cũng không ai nhận ra mỗi buổi
chiều người đàn ông đưa người đàn
bà tạt ngang qua nghĩa trang rồi
trở lại quán ăn ngồi một mình
cho đến khi màn đêm phủ xuống
Khi người đàn bà trở lại căn
phòng riêng nàng rót đầy ly rượu
đỏ rồi mơ màng một ly rồi
hai ly trong khi ngoài hành lang
có tiếng bước chân của một người
đàn ông khác.




ĐẶNG XUÂN HƯỜNG

Ý tưởng

chợt nghĩ đến một ý
rất thơ rồi cũng chợt
quên mất tan mất trong
tâm trí như là chợt
đến chợt đi không còn
dấu vết gì cứ thế
lần mò mãi cũng chẳng
tìm ra rồi bỗng như
thấy đó nằm đó mà
không cách gì diễn tả
được sau đó lại biến
mất trong phút giây trong
tầm tay!




HỒ ĐĂNG THANH NGỌC

Thức dậy giờ đó

Buổi sáng tôi thức dậy cùng
với ánh sáng của sa mạc
và với cái đuôi của cơn
ngái ngủ lì lợm đu theo


cái bướu lạc đà thơ em,
rồi tôi thấy em thức dậy
cùng với niềm hân hoan bình
minh đang lên tươi mươi ngày


Bấy giờ sa mạc không còn
cả vết chân lạc đà, bão cát
đã chôn lấp những giấc mơ
cả những giấc mơ chạy trốn


Em thức dậy cùng tôi trên
thân phận đóa hoa tàn úa
dưới bỏng cháy của sa mạc
tỉnh thức này thật khủng khiếp


tôi không muốn thức dậy, em
không muốn thức dậy nữa, bấu
víu vào giấc mơ sót lại
nhưng...
đã thức dậy mất rồi!




NGUYÊN QUÂN

6

trong danh bạ của em không
còn tên thằng bờm nên những gì anh
gởi đi không một lời hồi
đáp anh chừ thua thằng bờm có quạt


mo để đổi bây giờ anh
chỉ còn một trái tim rách rưới nắm
xôi xưa bờm ơi là những
lời hò hẹn nụ cười xưa bờm ơi


bao giờ tìm lại được vì
đã thành lọn khói trong trí nhớ mỏng
manh cũng đã thành giọt sương
dần bốc hơi vào dĩ vãng anh bây


giờ thành chiếc gai dằm trong
mắt cũng đã là bóng đêm trên con
đường em vui bước trong cổ
tích bờm ơi tình bao giờ cũng đẹp.




TRẦN PHƯƠNG KỲ

Đường đi

đường đi vòng giữa một khúc
hoa mưa ngày cũ nở trong
màu tháng khác. đi theo những
bóng xe chạy khuất giữa những


bụi tre chạy mãi theo ngọn
gió tuổi xưa. đầm nước mù
cây dưới mưa phùn lạnh chạy
về phương bắc đường theo khe


nước cửa sông mông khói theo
chân mở trầu cau đám hội




BIỂN BẮC

Thứ nguyên 4/534, 046o

Em đến với anh mỗi đêm để
kể anh nghe chuyện một ngàn lẻ
một đêm mà anh chẳng buồn nghe
lại đi đọc mấy trang sách nhàm
nhạp khác đến nỗi anh phải ngáp


Dài mấy hơi liền sau đó em
đè lên anh nhõng nhẽo bíu ríu
bờ vai đu nặng mí mắt kéo
anh vào vòng tay em để đưa
mình đến im lặng với những tiếng


Thở lò bò càng lúc càng lơi
lạc trong tiềm thức giấc mơ đan
chéo nhau bao thứ chẳng có nghĩa
lý do đó anh hoang mang đến
nỗi anh sợ hãi hùng hổ thẹn


Thùng thình lình anh vùng vẫy tay
xua đuổi em đi mặc dù (em
biết) anh thích em thậm chí nhiều
khi rất cần em lắm lúc ban
ngày em cũng đến với anh bất
Cứ lúc nào chỗ nào anh muốn
em bởi vì (em biết) anh vẫn
thích em thậm chí rất cần có
em và sẽ một lần nào đó
đón em đến với anh mãi mãi …




GYẢNG ANH IÊN

Quả xoài âm mưu
rơi vỡ một (năm) ly trà đá


Khi tôi ngồi ở hẻm
47 và gọi một
ly trà đá tôi nghe
tiếng nước sôi đang nguội
và tiếng chiếc xe hơi
to vừa đủ bắt chúng
tôi đứng lên nhường lối
để phải ngừng uống ly
trà đá giờ đây nghe
được tiếng đá tan trong
cái sắc vàng vọt của
bóng nước phản chiếu quả
xoài chín mục đang âm
mưu rơi vào đầu tôi
hay chúng tôi khi định
tiếp tục gọi thêm nhiều
hơn năm ly trà đá
giờ đây đã nghe tiếng
rạn vỡ từ sâu bên
trong lòng con hẻm 4
7 giữa tiếng bùng nổ
của những ùn tắc vởn
quanh trong lòng phố sài
gòn.




BỈM

Cạn đầy vòng quanh

năm hoặc hơn năm ly
trà đá hẻm bốn bảy
cạn rồi đầy rồi cạn
tới khi những cái miệng
ngậm chặt sự im lặng
bao quanh tiếng xe cộ
tiếng rì rầm người lố
nhố năm hoặc hơn năm
ly trà đá không thể
bốc hơi mà chỉ thể
cạn rồi đầy rồi cạn
tới khi những cái miệng
ngậm chặt sự im lặng.




NGUYỄN TUỆ

Tình yêu, mũi tên và bia bắn

tình yêu em như mũi tên
bắn xuyên qua trái tim ta
rồi vụt mất chỉ còn lại
trong ta một trái tim đơn
lẻ đang rỉ máu từng giọt
từng giọt rớt rơi trong đêm
buồn tênh va chạm với từng
giọt buồn tạo một âm vang
bên hư không thinh lặng…
hay không em hỡi người tình
tàn nhẫn em hãy cứ quay
lại ghim vào trái tim ta
từng phát một hay cả trăm
triệu phát dù em có xé
nát trái tim ta dù ta
có đau đớn ta vẫn nguyện
là kẻ khờ khạo làm bia
bắn cho em đấy chỉ vì
ta đã yêu em…




INRASARA

Chờ tàu

Có lẽ đã một trăm, hai trăm
năm, và hơn thế nữa, ông đã
chờ. Chờ những con tàu. Đến vào
buổi chiều, như guru đã hứa.


Như bảy mươi năm trước, con ông
đã chờ. Những con tàu. Chắc chắn
sẽ đến, người cha nói. Người cha
thì không thể nào dối con được.


Như bốn mươi năm qua, cháu ông
chờ. Con tàu. Buổi chiều, sau giấc
đóng chuồng. Họ chờ như thế, vẫn
dáng đứng ấy trên mô đất ấy -


về phía biển. Những con tàu chắc
chắn sẽ đến. Tổ tiên họ đã
hứa thế, sách chép như thế. Họ
không thể không chờ. Những con tàu


đến từ phía biển. Nỗi cha truyền
con nối. Mãi khi có ấp chiến
lược, họ mới hết chờ, hết còn
cơ hội chờ. Những con tàu đã


đến và bỏ đi, từ lâu rồi,
có lẽ.




(SH280/6-12)










 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
  • Hường Thanh - Thiền Đăng - Nguyễn Thói Đời - Biển Bắc - Nguyễn Lãm Thắng - Đinh Thị Như Thúy - Nguyễn Văn Vũ - Xuân Thủy - Cao Quảng Văn - Đỗ Thư - Phan Như - Hồ Đăng Thanh Ngọc

  • HẠ NGUYÊN

    Thơ Tân hình thức (THT) Việt xuất hiện từ năm 2000 ở Mỹ, sau đó được một số nhà thơ ở Việt Nam tiếp tục phát triển.

  • (Đọc như Tân hình thức Việt)

    Thơ không thể dịch vì không thể dịch âm thanh và nhạc tính ngôn ngữ, trừ khi thay đổi cách làm thơ như thơ Tân hình thức (THT) Việt.

  • KHẾ IÊM

    Nhà thơ Khế Iêm vừa gửi đến một tiểu luận liên quan đến phương pháp nghiên cứu mới: áp dụng kết quả phân tích cơ chế hoạt động của não bộ vào tiến trình sáng tạo văn học. Bắt đầu từ số báo này, Sông Hương sẽ đăng nhiều kỳ tiểu luận quan trọng này để bạn đọc tham khảo. Xin trân trọng giới thiệu.

  • Lịch sử Thơ Tân hình thức (THT) Việt bắt đầu từ khoảng năm 2000, nhà thơ Khế Iêm làm bài thơ “Tân hình thức và câu chuyện kể” đồng thời viết một tiểu luận giải thích cách đọc thể loại thơ mới này.

  • Nguyễn Đại Giang
    Tựa đề: "Thơ Tân Hình Thức"

  • Thơ Tân Hình Thức: Biển Bắc
    Nhạc: Hà Nguyên Du

  • LTS: Đến nay, thơ Tân Hình Thức đã xuất hiện trong dòng chảy văn học Việt Nam trên mười năm. Thơ Tân Hình Thức đã thật sự trở thành một trào lưu mới mẻ như là một cách tân thơ Việt đương đại (Tạp chí sông Hương đã giới thiệu một chuyên đề về thơ Tân Hình Thức vào tháng 6/2012, tiếp đó, báo Nghệ Thuật Mới cũng đã dành chuyên trang để giới thiệu rộng rãi thơ Tân Hình Thức vào tháng 9/2012). Không chỉ dừng lại ở đó, các họa sỹ và các nhạc sỹ cũng đã vào cuộc.

  • Nhà bình luận thơ Angela Saunders cho rằng, “... Nhng âm thanh trôi chảy trong một ngôn ngữ bản địa đều có nét đặc thù về mặt ngôn ngữ và không dễ dàng để dịch sang một ngôn ngữ khác. Một bài thơ được sắp đặt theo những giai điệu và âm điệu trong một ngôn ngữ bản địa, khi được dịch sang ngôn ngữ khác, sẽ mất đi sức quyến rũ của nó về mặt thẩm mỹ.”

  • VĂN GIÁ

    (Đọc Vũ điệu không vần - Tứ khúc và những tiểu luận khác của Khế Iêm, NXB Văn học, 2011)

  • MARK JARMAN & DAVID MASON

    Cách mạng, như nhà phê bình Monroe Spears nhận xét, vốn được nuôi dưỡng từ trong cốt tủy của cá tính Hoa Kỳ. Cá tính đó đã hiển hiện đặc thù trong thi ca Hoa Kỳ hiện đại.

  • Nguyễn Hoạt - Huỳnh Lê Nhật Tấn - Thiền Đăng - Nguyễn Hoài Phương - Nguyễn Tất Độ - Trần Vũ Liên Tâm - Đoàn Minh Hải - Lý Đợi - Hà Duy Phương - Huy Hùng - Lê Hưng Tiến - Đài Sử

  • NHÃ THUYÊN  

    Hẳn nhiên, những nhà thơ thấu thị, những thi sĩ kiêu ngạo, những kẻ khổ hạnh mang khối u thơ ca trong mình; những con sói cô độc, những kẻ nhất quyết không chịu tin vào đám đông... có lí do riêng cho lựa chọn của mình, những lí do như là tiếng gọi của số phận để từ chối mọi phong trào, mọi trường phái, mọi cuộc cách mạng.

  • ALEXANDER KOTOWSKE  

    Trong khoảng vô số giờ phút thú vị tôi chúi mũi vào một tập thơ hoặc văn, có những lúc tôi ngẩng đầu khỏi cuốn sách hoặc ngước mắt khỏi dòng chảy nhịp nhàng của bài thơ, và tự đặt một câu hỏi mà nó đòi được giải đáp: điều gì đã buộc tôi tiếp tục; điều gì hiện hữu bên trong bài thơ khiến đôi mắt khát khao của tôi dán chặt vào những dòng dưỡng chất, năm này qua năm khác?

  • LTS: Thơ Tân Hình Thức định hình hơn mười năm qua, được ghi nhận “xứng đáng là một trường phái” ... Với kỳ vọng của Tân Hình Thức sẽ đưa thơ Việt đến thật gần với đời sống, gia nhập những hoạt động chung của thế giới thi ca các ngôn ngữ khác, bởi thể thơ này có những đặc tính thuận lợi cho việc chuyển ngữ.