ĐÀI SỬ
"Ngày mới" của tác giả Nguyễn Hữu Hài - HCB cuộc thi ảnh quốc tế SMETHWICK Anh Quốc 2012
những người đàn bà cuối cùng của
một dòng họ họ xếp hàng theo
chiều ngang thời gian và nói bằng
ngôn ngữ lặng những đàn bà của
một dòng họ những người đàn bà
có là cuối cùng những người đàn
bà đi về theo cách riêng của
mỗi người đôi mắt mờ đục
người đàn bà thứ nhất
bà người đàn bà thứ nhất người
đàn bà lớn tuổi nhất tìm những
dấu vết rất cũ trên những người
đàn bà còn lại mang cùng một
họ những ý nghĩ đi từ người
này sang người khác và dừng lại
nơi ngôi mộ cổ hoang vắng lũ
Soeur
chim về đậu nóc giáo đường tiếng
cù rúc trong chiều lặng lời nguyện
cầu âm vang người đàn bà thứ
nhì đôi mắt lòa vô hồn khoác
chiếc áo dòng tự hồi con gái
những giọt nước mắt những tiếng khóc
vô tình được chôn sâu và người
đàn bà thứ nhì thờ phụng chúa
cùng người bà thương yêu vô cùng
ông là cha của một dòng giáo
xứ người cúi đầu trước một mối
tình chân nguyên đã ra đi mãi
tự năm trước khi những bông tuyết
đầu mùa vừa nở chuông giáo đường
nghe nhẹ lênh thênh những cây nến
được thắp vào đêm sáp chảy dọc
thân nến và bám lại những hình
thù kỳ quái chập chờn trong ánh
đèn nhà thờ mờ vời vợi người
người đàn bà thứ ba
đàn bà đẫy cười vỡ tiếng cười
mang máng mùi lá úa điệu mozart
sâu rền khóc bằng tiếng cello lạc
thổ ngữ xứ người người đàn bà
thứ ba với hạnh phúc đếm bằng
đơn vị đêm đèn vàng rượu đàn
ông tiền và một cái họ mờ
trong tâm tưởng nhưng lúc nào cũng
như những ngọn roi quá khứ quất
vào hiện tại những tiếng thở than
quay về với người đàn bà thứ
ba khi đèn sân khấu tạm đóng
lại những chuyến bay đưa người đàn
bà thứ ba trở về ngôi mộ
cổ hoang vắng luôn có một ghế
trống không người đàn ông nào ngồi
vào để lấp cái trống vắng đó
người đã mất
vẫn còn con gái chưa một lần
lấy chồng người đàn bà nhoẻn miệng
cười âm thầm và đẹp mãi trong
khung hình trắng đen người đàn bà
với vóc dáng nhỏ chông chênh như
chiếc thuyền nhỏ ngày nào trên biển
chông chênh một lần rồi thôi người
đàn bà trẻ mãi với tháng với
năm những u ám của biển những
sự độc ác của con người không
hiện hữu trên khung hình trinh trắng
của người đàn bà mùa đông không
người đi về và người đi xa
như mọi năm đông năm nay cóng
lạnh hơn tuyết tan tác trắng đến
tận những vùng ký ức xa mù
những cọng nắng lập lòe vương vất
những người đàn bà họ lại gặp
nhau bên kia bờ đại dương những
người đàn bà cuối của một dòng
họ họ tiễn đưa người đàn bà
thứ nhất đi về nơi sau cùng
cái nơi mà mọi người sẽ lại
gặp nhau cái nơi mà những xấu
xa không tồn tại hai khung hình
một già một trẻ hai người đàn
bà hai thế hệ chiếm một góc
khiêm tốn trên chiếc bàn thờ của
người đàn bà thứ nhì có tượng
chúa bị đóng đanh trên cây thập
tự thời gian làm rỉ máu họ
cầu nguyện
cầu nguyện họ đọc kinh của chính
họ những lời kinh lời đi về
của những người con lên núi và
xuống biển ngày nào họ mang chung
một dòng họ một dòng họ của
những chia cách một dòng họ của
những mất mát một dòng họ của
những hận thù cắng đắng và chính
họ những người đã viết ra những
lời nguyện ước những lời bội ước
vào thánh kinh của một dòng họ
người đàn bà cuối cùng
những dòng nước đổ dồn xuống mặt
đất trời mưa sùi sụt chồi xanh
bục ra từ những cành khô bật
thức dậy những sự sống nhỏ nhoi
người đàn bà nhìn xuyên qua khung
kính cửa sổ trong suốt bóng người
đàn bà vượt ra khỏi thân xác
băng qua khung cửa và tận hưởng
cái tinh khiết cái vô cùng của
đất trời của tạo hóa
(SĐB 7/12-12)
Hường Thanh - Thiền Đăng - Nguyễn Thói Đời - Biển Bắc - Nguyễn Lãm Thắng - Đinh Thị Như Thúy - Nguyễn Văn Vũ - Xuân Thủy - Cao Quảng Văn - Đỗ Thư - Phan Như - Hồ Đăng Thanh Ngọc
HẠ NGUYÊN
Thơ Tân hình thức (THT) Việt xuất hiện từ năm 2000 ở Mỹ, sau đó được một số nhà thơ ở Việt Nam tiếp tục phát triển.
(Đọc như Tân hình thức Việt)
Thơ không thể dịch vì không thể dịch âm thanh và nhạc tính ngôn ngữ, trừ khi thay đổi cách làm thơ như thơ Tân hình thức (THT) Việt.
KHẾ IÊM
Nhà thơ Khế Iêm vừa gửi đến một tiểu luận liên quan đến phương pháp nghiên cứu mới: áp dụng kết quả phân tích cơ chế hoạt động của não bộ vào tiến trình sáng tạo văn học. Bắt đầu từ số báo này, Sông Hương sẽ đăng nhiều kỳ tiểu luận quan trọng này để bạn đọc tham khảo. Xin trân trọng giới thiệu.
Lịch sử Thơ Tân hình thức (THT) Việt bắt đầu từ khoảng năm 2000, nhà thơ Khế Iêm làm bài thơ “Tân hình thức và câu chuyện kể” đồng thời viết một tiểu luận giải thích cách đọc thể loại thơ mới này.
Nguyễn Đại Giang
Tựa đề: "Thơ Tân Hình Thức"
Thơ Tân Hình Thức: Biển Bắc
Nhạc: Hà Nguyên Du
LTS: Đến nay, thơ Tân Hình Thức đã xuất hiện trong dòng chảy văn học Việt Nam trên mười năm. Thơ Tân Hình Thức đã thật sự trở thành một trào lưu mới mẻ như là một cách tân thơ Việt đương đại (Tạp chí sông Hương đã giới thiệu một chuyên đề về thơ Tân Hình Thức vào tháng 6/2012, tiếp đó, báo Nghệ Thuật Mới cũng đã dành chuyên trang để giới thiệu rộng rãi thơ Tân Hình Thức vào tháng 9/2012). Không chỉ dừng lại ở đó, các họa sỹ và các nhạc sỹ cũng đã vào cuộc.
Nhà bình luận thơ Angela Saunders cho rằng, “... Những âm thanh trôi chảy trong một ngôn ngữ bản địa đều có nét đặc thù về mặt ngôn ngữ và không dễ dàng để dịch sang một ngôn ngữ khác. Một bài thơ được sắp đặt theo những giai điệu và âm điệu trong một ngôn ngữ bản địa, khi được dịch sang ngôn ngữ khác, sẽ mất đi sức quyến rũ của nó về mặt thẩm mỹ.”
VĂN GIÁ
(Đọc Vũ điệu không vần - Tứ khúc và những tiểu luận khác của Khế Iêm, NXB Văn học, 2011)
MARK JARMAN & DAVID MASON
Cách mạng, như nhà phê bình Monroe Spears nhận xét, vốn được nuôi dưỡng từ trong cốt tủy của cá tính Hoa Kỳ. Cá tính đó đã hiển hiện đặc thù trong thi ca Hoa Kỳ hiện đại.
Nguyễn Hoạt - Huỳnh Lê Nhật Tấn - Thiền Đăng - Nguyễn Hoài Phương - Nguyễn Tất Độ - Trần Vũ Liên Tâm - Đoàn Minh Hải - Lý Đợi - Hà Duy Phương - Huy Hùng - Lê Hưng Tiến - Đài Sử
NHÃ THUYÊN
Hẳn nhiên, những nhà thơ thấu thị, những thi sĩ kiêu ngạo, những kẻ khổ hạnh mang khối u thơ ca trong mình; những con sói cô độc, những kẻ nhất quyết không chịu tin vào đám đông... có lí do riêng cho lựa chọn của mình, những lí do như là tiếng gọi của số phận để từ chối mọi phong trào, mọi trường phái, mọi cuộc cách mạng.
Nguyễn Thị Khánh Minh - Trầm Phục Khắc - Đặng Xuân Hường - Hồ Đăng Thanh Ngọc - Nguyên Quân - Trần Phương Kỳ - Biển Bắc - Gyảng Anh Iên - Bỉm - Nguyễn Tuệ - Inrasara
ALEXANDER KOTOWSKE
Trong khoảng vô số giờ phút thú vị tôi chúi mũi vào một tập thơ hoặc văn, có những lúc tôi ngẩng đầu khỏi cuốn sách hoặc ngước mắt khỏi dòng chảy nhịp nhàng của bài thơ, và tự đặt một câu hỏi mà nó đòi được giải đáp: điều gì đã buộc tôi tiếp tục; điều gì hiện hữu bên trong bài thơ khiến đôi mắt khát khao của tôi dán chặt vào những dòng dưỡng chất, năm này qua năm khác?
LTS: Thơ Tân Hình Thức định hình hơn mười năm qua, được ghi nhận “xứng đáng là một trường phái” ... Với kỳ vọng của Tân Hình Thức sẽ đưa thơ Việt đến thật gần với đời sống, gia nhập những hoạt động chung của thế giới thi ca các ngôn ngữ khác, bởi thể thơ này có những đặc tính thuận lợi cho việc chuyển ngữ.