LTS: Ca khúc “Thời gian đang chuyển mình” được phát hành trong album cùng tên vào năm 1964. Dylan viết ca khúc này nhằm phản ánh những sự biến đổi của thời cuộc.
Minh họa: Nhím
Kể từ khi ca khúc được trình diễn, nó đã tác động lớn đến cách nhìn nhận của con người về xã hội; các nhà phê bình xem ca từ của ca khúc này như một sự đóng góp cho thông điệp về sự thay đổi đang không ngừng diễn ra trong đời sống hàng ngày. Ca khúc này đã xếp thứ 59/500 ca khúc vĩ đại nhất mọi thời đại được tạp chí Rolling Stone bình chọn vào năm 2004. Còn với “Mọi chuyện đã đổi thay” xuất hiện trong bộ phim Wonder Boys được Dylan phát hành vào năm 2000, ngay lập tức đã chiến thắng giải Quả cầu vàng cho ca khúc độc đáo nhất. Có thể nói rằng ca từ của Dylan hội tụ đầy đủ những chiều kích chính trị, xã hội, triết học lẫn văn chương; và qua sự “biến ảo” của Dylan, lời ca khúc dưới đây nghiễm nhiên là những bài thơ được thuyên chuyển trên một dải tần âm thanh độc đáo, đượm màu minh triết.
BOB DYLAN
Thời gian đang chuyển mình
Lẫn vào đám đông
Khi rong ruổi
Và đến lúc nhận ra rằng
Dòng nước quanh mình không ngừng chảy
Nhìn ra điều ấy sớm
Bạn sẽ thấy lạnh thấu xương
Nếu cuộc đời của bạn đáng giá
Tốt hơn
Bạn nên bắt đầu bơi
Hoặc sẽ chìm nghỉm như hòn đá
Bởi thời gian đang chuyển mình
Này nhà văn và nhà phê bình
Các anh hãy tiên tri bằng ngòi bút
Giữ đôi mắt rộng mở
Bởi trò may rủi sẽ chẳng có lần hai
Và đừng bảo sao nó chóng vánh
Vì vòng xe cứ mãi giữ nhịp khoan thai
Rồi chẳng ai
Được xướng tên cả
Nay thất bại
Mai chiến thắng
Bởi thời gian đang chuyển mình
Này thượng nghị sĩ, hạ nghị sĩ
Hãy để ý lời kêu gọi
Đừng đứng nơi ô cửa
Đừng che chắn văn phòng
Chính vì khi thấy đau
Là tất cả đã úa màu
Cuộc chiến ác liệt ở ngoài kia
Sẽ nhanh chóng làm lung lay khung cửa sổ
Nổ bên tường nhà bạn
Bởi thời gian đang chuyển mình
Này những ông bố và bà mẹ
Khắp nơi đây
Đừng trách cứ
Những gì mà bạn không hiểu
Khi những đứa con bạn
Không còn nghe lời
Lối xưa nhanh chóng già đi
Thì hãy lìa xa thứ gì đó mới mẻ
Nếu bạn không thể với tới
Bởi thời gian đang chuyển mình
Phòng tuyến được thành hình
Thì chính là khi mà sự nguyền rủa vương vãi
Nay chậm
Mai nhanh
Như hiện tại
Sẽ thành quá khứ
Và ranh giới
Sẽ nhanh chóng phai màu
Nay dẫn đầu
Mai về sau
Bởi thời gian đang chuyển mình
Mọi chuyện đã đổi thay
Gã đàn ông bần thần mang tâm trạng phiền muộn
Trước và sau tôi chẳng có ai cả
Trong lòng tôi có một người con gái và nàng đang uống rượu sâm
banh
Với làn da trắng cùng cặp mắt sắc lịm
Tôi ngước nhìn lên bầu trời đượm màu xa-phia
Tôi ăn mặc chỉn chu, ngồi đợi chuyến tàu cuối
Đứng trên giá treo cổ với vòng dây thòng qua đầu
Ngay đây thôi tôi mong chờ địa ngục hơn lúc nào hết
Người ta điên và thời gian thì lạ hoắc
Tôi nhốt kín mình để rồi dạt ra một khoảng rộng
Tôi từng bận tâm nhưng mọi chuyện đã đổi thay
Nơi chốn này với tôi là hụt hẫng
Tôi đang đứng ở nơi đô thành tồi tệ
Đáng ra tôi nên ở Hollywood
Chỉ vài giây thôi và tôi nghĩ tôi đã thấy điều gì đó xa rời
Những tiết mục nhảy sẽ khiến cho kẻ bị kích thích la ó
Chả cần đường tắt và ta sẽ ăn diện ở trên xe
Ở đây, chỉ kẻ ngốc mới nghĩ hắn có bất kỳ điều gì đó để minh thị
Dòng nước dưới cầu cứ leo lét chảy
Đừng đánh thức gã, tôi chỉ đang cố vượt qua
Người ta điên và thời gian thì lạ hoắc
Tôi nhốt kín mình để rồi dạt ra một khoảng rộng
Tôi từng bận tâm nhưng mọi chuyện đã đổi thay
Tôi tản bộ dọc con đường sầu muộn
Nếu Kinh thánh đúng, thế giới này sẽ nổ tung
Tôi cố vượt bỏ chính mình như tôi có thể
Một vài thứ gì đó rất nóng chạm đến
Tâm trí con người chỉ có thể đứng khững lại
Bạn không thể thắng nó bằng một cánh tay hoang hoải
Thấy thích cảm giác yêu người con gái lúc đầu mà tôi gặp
Đặt nàng lên chiếc xe rồi mình cùng đi dạo phố
Người ta điên và thời gian thì lạ hoắc
Tôi nhốt kín mình để rồi dạt ra một khoảng rộng
Tôi từng bận tâm nhưng mọi chuyện đã đổi thay
Tôi nhạy cảm, và tôi chỉ không muốn phô nó ra
Bạn có thể làm tổn thương ai đó ngay cả khi không biết điều ấy
Sáu mươi giây tiếp theo có thể giống như thứ gì đó miên viễn
Sẽ chìm xuống chậm hơn, sẽ bay lên cao hơn
Tất cả chân lý trên thế giới này thêm vào đó một sự dối trá đủ lớn
Bởi khi yêu chắc gì đã được yêu
Ông Jinx và bà Lucy, nhảy nơi bờ hồ
Tôi không quá hăm hở để làm điều gì đó nên tội
Người ta điên và thời gian thì lạ hoắc
Tôi nhốt kín mình để rồi dạt ra một khoảng rộng
Tôi từng bận tâm nhưng mọi chuyện đã đổi thay
Tuệ Đan dịch
Nguồn: http://bobdylan.com
(TCSH333/11-2016)
Yevgeny Yevtushenko - Odysseas Elytis
Maiakôpxki là nhà thơ lớn của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới và là nhà thơ lớn của nhân loại thế kỷ XX.Thơ của ông biểu hiện nhiệt tình công dân mãnh liệt, là tiếng hát của tương lai, của chủ nghĩa Cộng sản, và tiếng thét căm giận đả phá những mặt tiêu cực trong cuộc sống Xô Viết lúc bấy giờ. Nhà thơ của quãng trường, nhà thơ hùng biện, đó là những từ để mệnh danh người nghệ sĩ kiểu mới này. Ông rất ít viết về thơ tình. Trong dịp kỷ niệm 30 năm sinh của nhà thơ. Tạp chí Văn học Xô Viết ngoài việc giới thiệu những bài thơ chủ đề công dân và xã hội nổi tiếng, còn giới thiệu 2 bài thơ tình của ông. Tâm hồn nồng nhiệt, đẩy đến tận cùng mọi sự, ngay cả lý tưởng hay tình yêu đó là bản chất của thơ Maia.
Hải Kỳ - Đỗ Hoàng - Nguyễn Khắc Thạch
Pimen Pan-tren-cô _ Xéc-gây Da-côn-ni-cốp _ Anatôn Grêtanikốp
Mắc-xim Tăng-kơ (tên thật là Ép-ghê-ni Skuốc-kô) là nhà thơ của đồng ruộng, đất đai, đường sá, khắp các vùng của lãnh thổ Liên bang Xô-viết và rất nhiều nước khác.
XERGÂY ÊXÊNHIN(Trích từ “Những khúc bi ca” và tuyển tập thơ Xergây Êxênhin)
Ngày 22 tháng 10 năm 1987 Viện Hàn lâm Thụy Điển công bố tên người được tặng giải thưởng Nôben văn học - nhà thơ Nga sống ở Mỹ Iosif Brodsky. I.Brodsky là nhà văn Nga thứ năm được nhận giải thưởng cao quý này. Sau I.Bunhin (1933), B.Pastemnac (1958), M. Solokhov (1965), A.Xongienhixun (1970).
Ludmila TatianitchevaTuổi tôi
OCTAVIO PAZ Tặng các nhà thơ André Breton và Benjamin Perêt
J.W.GOETHECa khúc thiêng liêng
LTS: Nhân dịp kỷ niệm Cách mạng Tháng Mười (7 - 11) Sông Hương trân trọng giới thiệu chùm thơ của I.Bunhin, tác giả được giải Nobel 1933.
LTS: TOMMY OLOFSSON (1950) là một trong những nhà thơ "sung mãn" nhất Thụy-Điển hiện nay, tác giả bảy tập thơ (tính đến 1991). Ông còn là một chuyên gia về James Joyce, có bằng tiến sĩ văn chương của đại học Lund, tác giả hoặc người biên tập nhiều công trình biên khảo, và nhà phê bình văn nghệ nổi tiếng của nhật báo Thụy Điển Svenska Dagbladet. Bản dịch Thơ nguyên sơ dưới đây dựa theo bản Anh văn của Jean Pearson: Elemental Poems (White Pine Press, N.Y. 1991)
WISLAWA SZYMBORSKA (Nữ nhà thơ Ba Lan. Giải Nobel văn học 1996)
FRED MARCHANT (Mỹ) Tặng Diệu LinhTựa đề của bài thơ là viết sau ba mươi năm Mậu Thân. Ba mươi cái cúi đầu bắt buộc về những mất mát, những nỗi đau do chiến tranh gây ra.
Thi sĩ viết về những điều vi tế của cuộc sống, từ chối nói về mình và cả những người nổi tiếng. Cả cuộc đời, thi sĩ chỉ nhắc đến Thomas Mann một lần trong thơ như sự thiếu vắng con người - sự lưu lạc trên chính quê hương, tâm hồn mình. Và Brodsky, một tâm hồn bị lệch kênh, bị trục xuất… trong diễn văn Nobel. Và cả dòng sông tư nghị: Heraclite.Szymborska, nữ sĩ Ba Lan, là một bậc thầy về thơ nghị luận, viết thơ cũng như cả tiểu luận là để trả lời cảm xúc và câu hỏi: tôi không biết. Sinh 1923 tại Kornik, hiện sống tại Krakow. Viết khoảng 210 bài thơ và một ít tiểu luận từ 1952 đến nay. Nobel văn chương 1996 và nhiều giải thưởng danh dự khác.
PAVIL BUKHARAEP - IVAN SIÔLÔCỐP - IURI SMELIÔP
LTS: Là nhà thơ, tác giả của ba cuốn sách về thi ca. Cùng với Nguyễn Bá Chung ông đã cùng dịch tập thơ “Từ góc sân nhà em” của Trần Đăng Khoa. Ông là giáo sư Anh ngữ, Giám đốc chương trình sáng tạo viết văn của Đại học Suffolk. Ông còn là người thẩm định tác phẩm bậc thầy của Trung tâm William Joiner nghiên cứu về chiến tranh và hệ quả xã hội tại Umass Boston.Ông cũng là người giới thiệu hai cuốn sách Núi Bà Đen của Larry Heinemann và Cốm non (Green Rece) của Lâm Thị Mỹ Dạ đã được dịch ở Mỹ.
Baolin Cheng (Trương Bảo Lâm) là một nhà thơ thành công của “thế hệ thứ ba” các nhà thơ hiện đại Trung Quốc (thế hệ thứ nhất thuộc thời “ngũ tứ” 1919, thế hệ thứ hai được gọi là thế hệ “thơ mông lung” sau cải cách mở cửa). Hiện định cư tại San Françisco (Hoa Kỳ) với tư cách một nhà thơ song ngữ Hoa - Mỹ. Theo Paul Hoover, chủ biên cuốn “Thơ Hậu hiện đại Mỹ”, thơ Baolin Cheng sử dụng những cách thức của thơ siêu hình học- những chuyện kể nén chặt và những cấu trúc ý niệm - phục vụ cho các mục tiêu hiện thực chủ nghĩa. Những bài thơ sau đây của Baolin Cheng đã xuất bản ở Mỹ và Trung Quốc dưới hình thức song ngữ.
RUDYARD KIPLINGRUDYARD KIPLING (1865 Bombay - 1936 Londres) sống trong môi trường Anh-Ấn văn hóa rất cao, là một nhà văn nổi tiếng với những cuốn tiểu thuyết Le Livre de la Jungle (Cuốn sách của rừng xanh), Kim và là một nhà thơ . Thơ ông tập trung vào chủ đề giáo dục nhân cách và đạo đức. Bài thơ NẾU (IF) dưới đây là một bài thơ nổi tiếng của ông.
ALLEN GINSBERG(Tôn vinh Kenneth Koch) (1)LGT: Allen Ginsberg (1926 - 1997): là một nhà thơ hậu hiện đại Mỹ nổi tiếng trong trào lưu Beat cùng với Jack Kerowack và Williams S. Burroughs. Tốt nghiệp đại học năm 1948, làm đủ thứ nghề: thủy thủ, thợ nhà in, rửa bát, điểm sách, nhân viên tiếp thị.