Chùm thơ Wisława Szymborska

15:56 25/05/2009
Thi sĩ viết về những điều vi tế của cuộc sống, từ chối nói về mình và cả những người nổi tiếng. Cả cuộc đời, thi sĩ chỉ nhắc đến Thomas Mann một lần trong thơ như sự thiếu vắng con người - sự lưu lạc trên chính quê hương, tâm hồn mình. Và Brodsky, một tâm hồn bị lệch kênh, bị trục xuất… trong diễn văn Nobel. Và cả dòng sông tư nghị: Heraclite.Szymborska, nữ sĩ Ba Lan, là một bậc thầy về thơ nghị luận, viết thơ cũng như cả tiểu luận là để trả lời cảm xúc và câu hỏi: tôi không biết. Sinh 1923 tại Kornik, hiện sống tại Krakow. Viết khoảng 210 bài thơ và một ít tiểu luận từ 1952 đến nay. Nobel văn chương 1996 và nhiều giải thưởng danh dự khác.

 

WISLAWA SZYMBORSKA

Cánh chim trở lại

Lại một mùa xuân mang cánh chim trở về lúc sớm mai.
Khởi đầu niềm vui, bản năng thiên di.
Nó có một quãng, để bỏ đi - và chúng rơi vào trong tuyết,
và chết ngập, một kiểu chết
không phù hợp với thanh quản rất hay và móng vuốt,
sụn cứng, và màng da,
động mạch, đường ruột,
lồng ngực và cột sống ngân lên khoái trá,
lông chúng thích hợp việc dựng lều chính mình trong bảo tàng nhà nghề,
và cái mỏ nhẫn nại kiểu nhà thờ.

Đó không là khúc sầu ca, mà là sự phẫn nộ,
đó là cách xuyên tạc hình dáng của sinh thể,
một cái diều vượt khỏi giai điệu lời ca,
một ít khoảng không, vô số bàn tay,
bao điều phi lý bị giới hạn trong tính đồng nhất
của thời gian và nơi chốn trong kịch cổ điển,
đến âm thanh đôi cánh,
tuyết và tiếng hót đến nghỉ ngơi cùng đá,
cái riêng tư từ ngàn xưa và lối đi thô tháp
nhìn cuộc sống như chuỗi thử thách chưa thành.

Bầu trời

Bầu trời là nơi chúng ta bắt đầu.
Cửa sổ không bệ, không khung, không kính.
Một khe hở rộng, và chẳng có gì
ở phía bên kia.

Tôi không chờ một đêm đầy sao,
cũng không ngẩng đầu lên,
để ngắm bầu trời.
Tôi có bầu trời ở lưng, giấu trong tay và mi mắt.
Bầu trời vây kín tôi
và nâng tôi từ dưới.

Những ngọn núi cao nhất
cũng không gần hơn biển cả
thung lũng tới bầu trời.
Chẳng có nơi nào nhiều hơn một bầu trời
ở nơi khác.
Một đám mây vô tâm
bị ép vào bầu trời như mộ dưới đất.
Con chuột chũi cũng lên cao, cao trên bầu trời
như con cú vỗ cánh.
Bất cứ cái gì rơi xuống vực thẳm,
cũng là rơi từ trời vào trong trời.
Dễ vỡ, loãng toẹt, không vững,
dễ cháy, dễ bay hơi
là bầu trời, bầu trời lốm đốm,
bầu trời gió tốc, bầu trời chất đống.
Bầu trời mọi nơi,
ngay trong bóng tối ngay dưới làn da.

Tôi ăn bầu trời, tôi thải bầu trời.
Tôi là bẫy của bẫy,
một cư dân định cư,
một cái ôm được ôm,
một câu hỏi trả lời trong câu hỏi.
Sự chia rẽ mặt đất bầu trời
không phải là cách đúng
của tư duy toàn mãn.
Nó chỉ thừa nhận một cách sống
với địa chỉ chính xác -
tôi sẽ dễ tìm hơn
Nếu thực sự muốn tìm.
Dấu hiệu riêng tôi
đắm say và thất vọng.


Phía dưới vì sao

Tôi xin lỗi sự tình cờ mà tôi gọi là sự bắt buộc.
Tôi xin lỗi sự ràng buộc trong trường hợp tôi sai lầm.
Đừng cáu giận, hạnh phúc, bởi tôi xem là của riêng tôi.
Có thể những người chết sẽ tha thứ bởi trong tâm trí tôi họ vẫn còn lung linh.
Tôi xin lỗi quãng thời gian dài của nhân thế bị bỏ lỡ trong mỗi giây lát.
Tôi xin lỗi mối tình đã qua bởi tôi xem tình yêu mới là tình đầu đời.
Hãy thứ lỗi cho tôi, chiến tranh dai dẳng, tôi chỉ mang về những đóa hoa.
Hãy thứ lỗi cho tôi, vết thương hở miệng, sự nhức nhối trên ngón tay.
Tôi xin lỗi vũ điệu minuet, bởi đám đông gào thét từ vực sâu.
Tôi xin lỗi những người ở sân ga bởi giấc ngủ mê tận năm giờ sáng.
Hãy ân xá cho tôi, hy vọng bị quá khích, bởi những lúc tôi cười.
Hãy ân xá cho tôi, các sa mạc, bởi tôi không xông tới với những thìa nước mát.
Còn ngươi, hỡi chim ưng, vẫn mỏi cánh bao năm trong chiếc lồng,
nhìn im, bất động, luôn luôn vào một điểm,
hãy tha thứ cho ta ngay khi ngươi còn bị nhốt.
Tôi xin lỗi thân cây bị chặt bởi bốn chiếc chân bàn.
Tôi xin lỗi những câu hỏi lớn bởi những câu trả lời tầm thường.
Hỡi chân lý, xin đừng quan sát tôi kỹ quá.
Sự uy nghiêm, hãy hào hiệp với tôi.
Giữa chòm sao với tôi, hiện diện sự bí ẩn, bởi sợi tơ kéo từ tấm màn che mặt.
Còn linh hồn, xin đừng kết tội bởi ta chỉ có ngươi thi thoảng.
Tôi xin lỗi vạn vật bởi tôi không ở muôn nơi.
Tôi xin lỗi tất cả bởi tôi không biết hóa thành đàn ông và đàn bà.
Tôi biết đến khi nào còn sống sẽ không gì biện hộ thay tôi,
bởi tôi là chướng ngại chính tôi.
Đừng cố hiểu tôi thêm nữa, hỡi ngữ ngôn, bởi tôi vay mượn những từ trọng lượng,
và cố làm cho nó nhẹ tênh.


Hà Văn Bảy dịch & giới thiệu
(172/06-03)

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • Muin Bseiso - Rasul Gamzatov

  • Vladimir Vladimirovich Nabokov (1899 -1977) là nhà văn Nga - Mỹ nổi tiếng. Ông sáng tác ở nhiều thể loại văn học khác nhau. Ông được giải thưởng Nôben văn học năm 1955. Những tiểu thuyết đặc sắc của ông là: - Quà tặng (1937), Đến nơi xử tử (1935 - 1936), Lolita (1955)…

  • L.T.S. "BÍ ẨN TÌNH YÊU" là tập thơ chọn lọc những bài thơ tình nổi tiếng thế giới do dịch giả Đắc Lê và nhà thơ Lữ Huy Nguyên tuyển chọn, NXB Văn Học ấn hành 1993. TCSH trân trọng giới thiệu dưới đây một số bài trích trong tập thơ đó.


  • Ogiwara Seisensui - Murakami Kijo - Saito Sanki - Ozaki Hosai


  • Tác giả Jon Fosse, người Na Uy, 64 tuổi, đạt Giải Nobel Văn học 2023 nhờ “những vở kịch và văn xuôi tân tiến, lên tiếng cho những điều không thể nói”.


  • Takít Vácvisiôtít - Côxtát Haridít - Côxtót Xteriôpulốt - Ghê-oóc-ghi Xê-phê-rít

  • BIỆN CHI LÂM

    Biện Chi Lâm sinh năm 1910, quê tỉnh Giang Tô, Trung Quốc. Từ thuở nhỏ, ông đã có thiên hướng yêu thích thơ ca kim cổ.


  • LOUISE GLUCK
    (Nobel Văn học năm 2020)

  • Là tác giả bốn cuốn sách viết về Việt Nam: Vây giữa tình yêu, Ngày phán xử cuối cùng, Thơ nảy từ tro, Bầu trời trong lòng đất. Blaga Dimitrova là người bạn lớn của chúng ta.

  • Mihai Eminescu (1850 - 1889) là một trong những nhà thơ lớn nhất của nước Rumani. Sống nhiều ở miền núi, nhất là thuộc hai vùng Ardeal và Moldova, ông am hiểu sâu sắc về đời sống cực khổ của người dân trong vùng cũng như toàn xã hội. Thơ Eminescu trĩu nặng tình yêu thiên nhiên, con người, thấm đượm chất văn hóa dân gian của dân tộc mình.


  • Louise Glück - Jaroslav Seifert - Wislawa Szymborska - Pablo Neruda - Boris Pasternak

  • Thi sĩ Hy Lạp, 1911 - 1996, giải Nobel Văn chương năm 1979. Nỗ lực chính của thơ ông là gạt khỏi tâm thức con người những bất công phi lý và bồi đắp các yếu tố thiên nhiên thông qua sức mạnh đạo đức, để đạt được sự minh triết cao nhất có thể có trong sự biểu đạt; và cuối cùng, là để đạt đến sự tiếp cận cõi huyền nhiệm của ánh sáng, những siêu hình của mặt trời mà ông là một “người sùng bái” - một kiểu thần tượng theo định nghĩa của riêng ông. Nghệ thuật của ông mang tính đồng hiện hướng đến kỹ thuật thi ca nhằm giới thiệu cấu trúc nội tâm, điều này thể hiện rất rõ trong nhiều bài thơ của ông.
                                    Trần Phương Kỳ giới thiệu và dịch

  • LTS. Thơ ca vốn có truyền thống lâu đời. Thơ ca của các dân tộc da đen cũng mang những đặc thù ấy. Từ những nhà thơ ở xứ Akhenaton bên Ai Cập (Thế kỷ thứ 14 trước Công nguyên) cho đến Gwendolyn Brooks, Leroi Jones và những giọng thơ mạnh mẽ của các nhà thơ Mỹ đương thời, chặng đường ấy tính ra đã mấy ngàn năm. 

  • LTS: Tên tuổi của Ôma Khayam, nhà thơ, nhà khoa học Ba Tư thế kỷ XI đã được bạn đọc Việt Nam biết đến và yêu  thích qua tập Thơ cổ Ba Tư, NXB Văn Học ấn hành năm 1984. Thơ của ông ngang tàng, độc đáo, mãnh liệt và đầy tính triết lý sâu sắc chủ yếu tập trung vào đề tài tình yêu và rượu.

  • BIỆN CHI LÂM

    Biện Chi Lâm卞之琳 (1910 - 2000), nhà thơ, dịch giả, nhà nghiên cứu tiêu biểu của văn học Trung Quốc hiện đại. Quê gốc Giang Tô. Bút danh thường dùng: Quý Lăng.

  • Nghe như cổ tích chuyện cậu bé Ali Ahmad Said Esber, con nhà nông dân vùng Al Qassabina, miền tây nước Syria: từ chỗ nhà nghèo, không được tới trường, sau có cơ hội đi học và đạt trình độ tiến sĩ; từ chỗ thuở nhỏ làm thơ gởi các báo nhưng không bài nào được đăng, sau lại là người sáng lập một tạp chí chuyên về thơ và trở thành “nhà thơ vĩ đại nhất còn sống của thế giới Ả Rập” với bút danh Adonis.

  • JAN WAGNER (Schriftsteller)

    J. Wagner sinh ngày 18/10/1971 tại Hamburg CHLB Đức, nhà thơ, nhà văn và thông dịch viên.